• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Giải đáp thắc mắc về số ngày đi vòng quanh Trái Đất của Magienlan

Tongthieugia

New member
Xu
0
MAGIENLAN - VONG QUANH TRÁI ĐẤT - NGÀY VÀ GIỜ

Có bạn hỏi rằng:

"Cuộc hành trình vòng quanh trái đất của Magienlan vào ngày 20 tháng 9 năm 1519 đã xuất phát từ Tây Ban Nha và luôn luôn đi về hướng tây. Sau gần 3 năm, đoàn thám hiểm đã trở về nơi xuất phát vào ngày 7 tháng 9 năm 152. Nhưng nhật kí của đoàn tàu lại ghi ngày đó là 6 tháng 9 năm 1522, nghĩa là chậm so với lịch ở Tây Ban Nha một ngày. Tại sao như vậy và do đâu có sự nhầm lẫn này?"

Trả lời như sau:

Ở đây không có sự nhầm lẫn nào cả. Lịch ở Tây Ban Nha cũng đúng, mà nhật kí của đoàn thám hiểm Magienlan cũng đúng. Sở dĩ có sự chênh lệch một ngày là vì lúc đó đoàn thám hiểm Magienlan đã không nắm được qui tắc phải chuyển ngày khi thực hiện những cuộc đi vòng quanh Trái Đất.

Hiện nay, theo quy ước, người ta đã lấy kinh tuyến 180[SUP]0[/SUP] ở giữa Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Bất cứ tàu nào khi đi qua kinh tuyến này đều phải chuyển nhanh hoặc chậm lại một ngày tùy theo tàu đi về hướng Đông hay hướng Tây.

Giả sử vào ngày mồng 7 tháng 9, khi đồng hồ ở múi giờ gốc (múi giờ có kinh tuyến 0[SUP]0[/SUP] đi qua chính giữa) chỉ đúng 12 giờ, thì ở múi giờ đối diện (có kinh tuyến 180[SUP]0[/SUP] đi qua chính giữa), đồng hồ đã chỉ 24 giờ (tức 12 giờ đêm), ngày 7 tháng 9 (nếu tính giờ tăng dần theo các múi giờ phía Đông) nhưng nếu tính giờ lùi dần theo các múi giờ phía Tây thì ở đây lại là 24 giờ ngày 6 tháng 9.

Vì vậy, nếu một chiếc tàu vượt qua kinh tuyến 180[SUP]0 [/SUP]từ hướng Đông sang hướng Tây thì lịch phải lùi lại một ngày. Đây chính là trường hợp đoàn tàu của Magienlan khi vượt qua Thái Bình Dương từ châu Mĩ sang châu Á.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Vì vậy, nếu một chiếc tàu vượt qua kinh tuyến 180[SUP]0 [/SUP]từ hướng Đông sang hướng Tây thì lịch phải lùi lại một ngày. Đây chính là trường hợp đoàn tàu của Magienlan khi vượt qua Thái Bình Dương từ châu Mĩ sang châu Á.

Thực ra cũng không khó. Cứ từ Đông sang tây khi tình ta sẽ trừ đi 1 ngày kết quả tính vẫn đúng còn lý giải vì sao thì chúng ta lý giải như trên là được
 
Phecnan đơ Magienlan (Fernand de Magellan) - nhà hàng hải nổi tiếng, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh trái đất (1519 - 1522)
Magienlan, thủy thủ người Bồ Đào Nha, đã tham gia nhiều chuyến đi biển men theo bờ biển Tây Phi và Đông Phi. Ông luôn có hoài bảo vượt trùng dương, đến những chân trời xa lạ.

Năm 1517, Magienlan đến thành phố Sêvila (Tây Ban Nha) được hoàng đế Tây Ban Nha ưu ái giúp đỡ. Năm 1518, ông cưới con gái nhà quý tộc quyền thế Tây Ban Nha. Hoàng đế Tây Ban Nha trích công quỹ chi phí cho chuyến thám hiểm của? Magienlan như mua sắm tàu bè, vũ khí, chiêu mộ thủy thủ ...

Ngày 20/9/1519, ông chỉ huy đoàn tàu gồm 5 chiếc và 265 thủy thủ thực hiện cuộc hành trình vòng quanh thế giới. Sau khi đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ, men theo bờ biển phía Đông, ông đã tìm ra một eo biển, ở giữa mũi cực Nam của đại lục này với đảo Đất Lửa, về sau eo biển này mang tên ông, eo Magienlan.

Tiếp theo, đoàn thám hiểm đi vào một đại dương trong cảnh bể lặng sóng yên. Magienlan đặt tên là Thái Bình Dương. Thái Bình Dương rộng lớn hơn Đại Tây Dương nhiều. Đoàn thám hiểm lênh đênh giữa biển khơi hơn một năm trời, đói khát, bệnh tật đã làm họ kiệt quệ. Tháng 2.1521, đoàn thám hiểm đến Philipin. Magienlan tìm thấy ở đây có nhiều hồ tiêu, hương liệu, mặt hàng rất quý đối với châu Âu. Trong những cuộc đụng độ, cướp đoạt những sản phẩm này của dân bản xứ nhiều thủy thủ bị giết, bản thân Magienlan cũng bị chết ngày 6/3/1521. Đoàn thám hiểm chỉ còn một tàu vượt qua mũi Nam Phi trở về nước.

Ngày 15/4/1522, đoàn thám hiểm về đến Tây Ban Nha chỉ còn lại 13 thủy thủ, nhưng trên tàu đầy ắp hương liệu.

Magienlan cùng các thủy thủ đã thực hiện một cuộc hành trình - một chuyến đi vòng quanh thế giới lần đầu tiên. Cuộc thám hiểm đã khẳng định là Trái Đất hình tròn.




Thái Bình Dương (theo tiếng Latinh: Mare Pacificum, được đặt tên bởi nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan), là đại dương lớn nhất thế giới, bao phủ một phần ba bề mặt Trái Đất, với diện tích 179,7 triệu km².
Sở dĩ Ferdinand Magellan đã đặt tên cho biển này là Thái Bình Dương là vì trong suốt cuộc hành trình xuyên và khám phá Thái Binh Dương của ông từ eo biển Magellan đến Philippines, Magellan đã không gặp trở ngại gì.
Ferdinand Magellan (1480 – 1521) là một nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha. Ông là người đầu tiên lái tàu từ châu Âu đến châu Á, và được xem là người châu Âu đầu tiên đến Thái Bình Dương và là người đầu tiên dẫn đầu một cuộc thám hiểm với mục tiêu đi vòng quanh Trái Đất. Các cuộc hành trình xuyên đại dương của ông diễn ra trong các năm từ 1505-1519.
 
Đây là qui luật của tự nhiên được phát hiện. Nắm được quy luật chúng ta sẽ làm được nhiều vấn đề đó là bài học thực sự.
Một chiếc tàu vượt qua kinh tuyến 180
0 từ hướng Đông sang hướng Tây thì lịch phải lùi lại một ngày. Đây chính là trường hợp đoàn tàu của Magienlan khi vượt qua Thái Bình Dương từ châu Mĩ sang châu Á.


 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top