Việc Trung Quốc thay thế Hoa Kỳ như là cường quốc số một thế giới chỉ là vấn đề thời gian. Sau cuộc rượt đuổi về kinh tế , mối quan tâm chính của Bắc Kinh nằm ở sức mạnh chính trị . Những ai sẽ run sợ trước một Trung Quốc mới?
Trên mạng Internet ở Trung Quốc , tương lai của nhân loại đã bắt đầu: chân trời bừng sáng , bầu trời rực rỡ , những đám mây tím đen chồng chất trên một cổng đá . Lửa , cuộn trống - Trung Quốc đã sẵn sàng để chiến đấu trở lại. Một chiếc tàu vũ trụ nhịp nhàng chuyển động trong không gian nhẹ nhàng , nhạc cất lên , một dàn hợp xướng , và một giọng nam trầm gợi lên những gì mà thế giới mong đợi.
Đó là năm 2060 , khi Trung Quốc đứng đầu "các quốc gia tiên tiến nhất" . Nhưng 14 thanh niên "nhiệt huyết", tràn đầy tức giận sục sôi , không thể quên rằng những thế lực thù địch , 200 năm trước đây, đã phá hủy cung điện Mùa hè ở Bắc Kinh, một biểu tượng cho sự đầu hàng của Trung Quốc với phương Tây và cho "thế kỷ của sự sỉ nhục" mà chỉ có thể kết thúc vào năm 1949 nhờ Mao và cuộc cách mạng của ông ta . Vì vậy , những nhà “báo thù” muốn trở về quá khứ , đến năm 1855 , với triều đại nhà Thanh " yếu kém và bất lực".
14 “Anh hùng” sẽ dạy người dân các kiến thức khoa học mới nhất và chiến đấu chống quân xâm lược nước ngoài với các vũ khí hiện đại nhất như xe tăng , trực thăng , tàu sân bay. Sau đó, giọng nam nói những lời thật sảng khoái : "Một câu chuyện tuyệt vời , trong đó , dân tộc Trung Hoa sẽ tiêu diệt hết các cường quốc phương Tây, đã bắt đầu" . Và như vậy Trung Quốc hoàn thành giấc mơ của mình , ít nhất là trên máy tính : lịch sử đang được viết lại . Nền văn minh rực rỡ , mạnh mẽ và đáng tự hào đã dần thoát khỏi những sự sỉ nhục .
"Giant Online" là một trò chơi được nhiều người Trung Quốc chơi với tình yêu tổ quốc của mình . Nhưng giấc mơ tập thể của một người khổng lồ trên thế giới , đủ mạnh mẽ để có thể hoàn toàn đặt những nỗi sỉ nhục trong quá khứ lại sau lưng , không còn chỉ sống trong thế giới ảo Internet.
Quyền lực lớn châu Á , với dân số gấp 4 lần Mỹ và 2,5 lần Liên minh châu Âu đang chuẩn bị thách thức trong thực tại những quyền bá chủ cũ của phương Tây , cũng như Hoa Kỳ, và có thể thay thế nó. Sau 30 năm hiện đại hóa theo kiểu “cách mạng” , một nửa chặng đường đã ở lại sau lưng . Hiện chỉ còn khoảng một nửa trong số 1,3 tỉ dân Trung Quốc sống ở nông thôn.
Hiện tại , phương Tây phải thừa nhận rằng , sự kháng cự của họ trước một sự tiếp cận mang tính hệ thống đang dần biến thành ảo tưởng. Chỉ trong một tầng nghĩa rất “nông” của toàn cầu hóa mà người chiến thắng lớn nhất là Trung Quốc , cũng có thể dễ dàng nhận ra đất nước này đang dần “Tây hóa” - Những Manager tại Thượng Hải không khác gì như đang ở New York, lịch lãm trong những bộ vest đen , đọc " Financial Times " và lái những chiếc Mercedes limousine lớn.
Trung Quốc là một sức mạnh lục địa với một lịch sử hơn 5000-năm , không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thực hiện những hy vọng của phương Tây . Nhà cầm quyền Cộng sản đảm bảo tính hợp pháp của mình không bằng những cuộc bầu cử dân chủ , mà bằng khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế . Và họ đã làm được .
Bây giờ , đất nước này đang chuẩn bị cho một bước nhảy quyết định . Khi nào Trung Quốc thay thế vị trí số một của Mỹ , đã trở thành một trò chơi phòng khách phổ biến trong kinh tế: năm 2027, theo dự đoán của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs , ngân hàng quốc tế Standard Chartered dự đoán năm 2020, tạp chí “The Economist” còn dự đoán sớm hơn : 2019 , bắt đầu ngay trong thập kỷ này . Đã đến thời đại của hành tinh đỏ?
Một trong những sứ giả đầu tiên của phương Tây , lãnh chúa Anh George Macartney, vào năm 1793 , muốn tỏ lòng tôn kính của mình với hoàng đế Trung Quốc , đã đàm phán sáu tuần về các nghi lễ thích hợp để tiếp cận người cai trị . Phía Trung Quốc buộc họ phải tuân theo đầy đủ các nghi lễ khấu đầu : những người phương Tây phải quỳ xuống trước Thiên tử ba lần , và chín lần trán chạm đất . Tuy vậy , nhiệm vụ của họ vẫn thất bại.
Và ngày hôm nay?
Ngày nay , đám đông du khách đổ xô về Bắc Kinh để trải nghiệm sức mạnh mới của một đế chế thời Trung cổ . Chính phủ Trung Quốc đang "biểu diễn cơ bắp của mình", ông Jon Huntsman , đại sứ của Washington ở Bắc Kinh , đã báo cáo về Mỹ như vậy , họ biểu diễn trong "niềm kiêu ngạo và hân hoan chiến thắng" . Khi những nước láng giềng của Trung Quốc phàn nàn tại cuộc họp của ASEAN mùa hè năm ngoái về thế giới quan trung tâm của Bắc Kinh , bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì đã gay gắt: "Hãy nhớ rằng tất cả sự thịnh vượng về kinh tế của các người phụ thuộc vào chúng tôi".
Để bước lên sân khấu lớn của cộng đồng quốc tế , Trung Quốc đang biến sức mạnh kinh tế thành lợi ích chính trị . “Ngoại giao nụ cười đã biến mất", theo chuyên gia về Trung Quốc người Mỹ Richard Armitage . Mỹ có thể sẽ không còn là siêu quyền lực được ưa thích duy nhất trên thế giới , Henry Kissinger , “bố già” ngoại giao Mỹ , kết luận.
Bây giờ , phương Tây cũng đã tắt ngấm nụ cười , khi họ đột nhiên nhận ra gã tay chơi toàn cầu mới nổi này đang đe dọa tự do trên thế giới như thế nào . Không bao giờ có thể quên được cảnh bất lực của Tổng thống Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh Copenhagen năm 2009 khi bị một thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chỉ tay vào mặt và lên lớp bằng một giọng điệu chói tai . Các cường quốc châu Âu Pháp và Anh đã cử đại sứ của chính thức phản đối hành động này sau hội nghị.
Kể từ đó, những hành động láo xược đã lặp đi lặp lại. Tại Hội nghị LHQ về Thay đổi khí hậu tại Cancun, Trung Quốc đã một lần nữa ngăn chặn thành công nỗ lực để đạt được một thỏa thuận kế thừa Nghị định thư Kyoto. Nhưng trong khi Trung Quốc ngăn chặn một bước đột phá ở cấp độ quốc tế trong đấu tranh chống sự nóng lên toàn cầu, các nhà khoa học và các kỹ sư của họ đang nỗ lực để đi đến sản xuất công nghệ năng lượng tái tạo . Không chịu sự ràng buộc quốc tế nào , thành công là cái đích duy nhất – đó là công thức thăng thiên của Trung Quốc .
Bắc Kinh ngày càng to mồm hơn cho những lợi ích toàn cầu của mình : Biển Đông , với tất cả các hòn đảo của mình và trữ lượng dầu ước tính , mà các nước như Việt Nam và Philipines cùng tuyên bố chủ quyền , từ lâu đã được Bắc Kinh coi như của mình . Từ Sri Lanka đến Myanmar , từ Pakistan đến Hy Lạp, quốc gia mắc nợ nặng nề của EU, Trung Quốc đang xây dựng cảng các cảng biển của mình . Với Thổ Nhĩ Kỳ-thành viên NATO họ cũng đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự đầu tiên.
Những lời đe dọa của Bắc Kinh không còn dễ dàng bị bỏ qua . Khi Trung Quốc cảnh báo về việc tham dự buổi lễ trao giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba , 15 quốc gia đã “mất tích” ở Oslo , bao gồm Nga , Ả Rập Saudi và thậm chí cả Afghanistan, khách hàng của Mỹ.
Nước Cộng hòa Nhân dân đang tự giới thiệu mình vào đầu năm 2011 một cách tự tin hơn bao giờ hết : ba phần tư đầu máy DVD và TV , hai phần ba máy photocopy, giày dép, đồ chơi và lò vi sóng , một nửa số điện thoại di động và hàng dệt may của thế giới đang được sản xuất tại đây.
400 tỷ Euro , một trong những gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử , được chính phủ thông qua cho những dự án cầu , đường và sân bay mới. Trong năm 2011 , chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào , 68 tuổi, sẽ chỉ đạo nền kinh tế dự kiến tăng trưởng chín phần trăm - một con số mà những nhà lãnh đạo phương Tây chỉ có thể mơ ước. Ngược lại, khi một thành phố lớn như Bắc Kinh công bố việc hạn chế nhập khẩu đối với xe ô tô cá nhân , kế hoạch sản xuất của nền công nghiệp ô tô Đức coi như phá sản .
“Công xưởng của thế giới” đã tích lũy được dự trữ ngoại tệ lớn nhất , hơn 2,6 nghìn tỷ USD và qua đó trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Họ đã vượt qua Nhật Bản trong năm 2010 để trở thành quốc gia với công nghiệp lớn thứ hai thế giới và sắp sửa đoạt danh hiệu nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên thế giới từ tay Hoa Kỳ.
Hơn nữa , Bắc Kinh hiện đang được coi là người chiến thắng trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra vào năm 2008 ở Mỹ , khiến cho siêu cường này cùng các đồng minh châu Âu của mình đến giờ vẫn chưa hết choáng váng . 30 năm trước , nhờ Đặng Tiểu Bình , chủ nghĩa tư bản đã cứu Trung Quốc , nay , như một trò đùa mỉa mai cay đắng với Phố Wall trong cuộc khủng hoảng tài chính , Trung Quốc đã cứu chủ nghĩa tư bản.
Bên lề của sự sụp đổ tài chính , không ai có thể lãng quên vai trò của Bắc Kinh , kể cả Hoa Kỳ . Washington đã phải cứu các hãng cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac cũng bởi vì Trung Quốc là một cổ đông quan trọng trong các hãng này . Kể từ đó Trung Quốc giàu có trở thành vị cứu tinh được ưa thích , bán “một chút” cho quỹ đầu tư Blackstone , chiếm một phần tốt đẹp bằng một mức giá phải chăng ở Ngân hàng Barclays . "Làm thế nào để chúng tôi có thể nói chuyện bằng văn bản với các chủ ngân hàng của mình ? " - Những lời này của Hillary Clinton , theo những tiết lộ mới nhất WikiLeaks , đã bộc lộ tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ trước siêu cường đang lên.
Như những “phú ông” , Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đang tìm mọi cách gia tăng ảnh hưởng chính trị trên toàn thế giới : Để lôi kéo châu Âu về phía mình , trước khi hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra , Hồ Cẩm Đào đã bay sang Pháp . Với Tổng thống Nicolas Sarkozy , người hai năm trước đã bị Bắc Kinh “dằn mặt” vì cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma dưới lốt một chuyến du lịch , các doanh nghiệp của Hồ đã thông qua một gói làm ăn trị giá hơn 20 tỷ USD . Với Bồ Đào Nha , quốc gia đang ngập trong nợ nần , ông ta hứa sẽ tăng gấp đôi thương mại song phương.
Tại Athens , Thủ tướng Ôn Gia Bảo trấn an những người Hy Lạp nghèo khổ bằng cam kết mua vào trái phiếu chính phủ ngay sau khi họ tung chúng ra thị trường tài chính lần nữa . Ở Italia , người Trung Quốc đã công bố thêm các lợi ích . Bằng sự hào phóng của mình , Trung Quốc đang muốn “gia ơn” cho các quốc gia châu Âu , một kế hoạch Marshall kiểu Tàu - tương tự như cách mà Mỹ đã giúp cựu lục địa đứng dậy từ đống đổ nát sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhưng Trung Quốc sẽ không còn là Trung Quốc nếu nước này làm việc tốt mà không mong “lại quả” . Điểm yếu hiện tại của đồng Euro được nhóm người cai trị ở Bắc Kinh sử dụng để thúc giục Liên minh châu Âu nới lỏng các quy định về xuất khẩu những công nghệ cao “nhạy cảm” sang Trung Quốc . Trong chuyến thăm gần đây của ông đến Brussels , Thủ tướng Ôn đã đề cập đến vấn đề tăng giá đồng nhân dân tệ - mặc dù với đồng tiền được định giá thấp , xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu sẽ rẻ hơn.
Tạp chí Mỹ "Forbes" đã bình chọn Hồ Cẩm Đào trở thành người đàn ông quyền lực nhất hành tinh : nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước này hiện đang cai trị trên 1,3 tỷ người , một phần năm nhân loại.
Và “Forbes” có vẻ ngạc nhiên khi Hồ có thể dễ dàng chuyển hướng sông , xây dựng thành phố , giam giữ những nhà bất đồng chính kiến và kiểm duyệt mạng Internet - mà không cần phải “vật lộn” với đám quan chức và tòa án như những đồng nghiệp phương Tây của ông ta.
Bắc Kinh mua đứt một châu lục
Không nơi nào thể hiện rõ sự bành trướng của Bắc Kinh hơn ở châu Phi . Xuất khẩu sang Châu Phi đã tăng lên mười hai lần trong mười năm qua , xuất khẩu của châu lục này sang Trung Quốc còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn . Kể từ năm 2010 , Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của châu Phi.
Mỹ hiện nay là số hai, và họ có vẻ không hài lòng lắm về điều đó . Johnnie Carson , thư ký Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm về các vấn đề châu Phi , đã nói những lời rõ ràng về đối thủ Trung Quốc . "Trung Quốc là một đối thủ rất hung hăng và gây tổn hại mà không có đạo đức", ông nói trong cuộc đàm phán với những nhà quản lý dầu khí tại Lagos , Nigeria .
56,5 tỷ đô la đã được các công ty Trung Quốc đầu tư vào châu Phi năm 2009 , khoảng một triệu người Trung Quốc hiện đang sống trên lục địa này . Nếu không có họ và không có tiền từ nước Cộng hòa nhân dân , nền kinh tế châu lục sẽ không bao giờ tăng trưởng năm phần trăm trong năm 2010.
Điều mà người Mỹ lo ngại nhất : người Trung Quốc đang tiến về châu Phi với tham vọng giống họ . Không còn những cuộc chiến về lợi thế địa chiến lược , như trong Chiến tranh Lạnh mà đã chuyển thành cuộc chiến tranh giành nguồn nguyên , nhiên liệu giàu có của châu lục này . Kinh tế Trung Quốc đang thèm khát dầu và khí đốt từ Nigeria , than đá và đồng từ Zambia , gỗ và coltan từ Congo – những nguyên , nhiên liệu mà người Mỹ cũng muốn có.
Tuy nhiên , những nhà đàm phán Trung Quốc mang một lợi thế mặc cả quyết định : Họ không quan tâm đến những câu hỏi về dân chủ hay nhân quyền . Mười phần trăm nhập khẩu dầu của Trung Quốc hiện nay đến từ Sudan , đất nước của tổng thống Omar al-Bashir , người đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague là tìm cách bắt giữ về tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người ở Darfur . Hơn năm năm trước đây cả thế giới phương Tây tẩy chay nhà độc tài Zimbabwe , Robert Mugabe trong khi Trung Quốc coi ông ta là “người bạn số một" – tất nhiên là để đổi lại quyền khảo sát và khai thác các mỏ khoáng sản.
Tham nhũng tràn lan , quản trị yếu kém , phe đối lập bị đàn áp , báo chí bị “nhét giẻ vào mồm” ? Tất cả những điều đó không thuộc mối quan tâm của Bắc Kinh.
Đặc biệt với những nhà lãnh đạo châu Phi , người Trung Quốc đang rất được ưa thích . Mô hình kinh doanh luôn luôn giống nhau : Bắc Kinh xây dựng đường xá , hiện đại hóa các cảng , xây dựng những tuyến đường sắt hoặc những cung điện sang trọng như ở Namibia và Gabon . Nhờ đó , những công ty từ Viễn Đông nhận được giấy phép khảo sát , được đảm bảo về dầu và khí đốt với giá giảm từ Angola , đồng và coban từ Congo.
Quan trọng nhất , những khoản cho vay hàng tỷ đô la từ Trung Quốc không kèm theo những điều kiện “phiền nhiễu” như quản trị tốt hoặc minh bạch . Điều kiện của Bắc Kinh rất đơn giản : trả nợ đúng hạn , mọi thứ khác chúng tôi không quan tâm.
Sự độc quyền của những ngân hàng thế giới tại Washington đã bị phá vỡ. Trung Quốc , với một nền kinh tế thịnh vượng và lãnh đạo chuyên quyền đã trở thành mô hình cho nhiều nước đang phát triển.
Mặt khác , các nhà kinh tế cảnh báo, những cam kết của Cộng hòa Nhân dân vào lục địa Đen chỉ đưa những người châu Phi trở lại sự phụ thuộc và cuộc khủng hoảng nợ tiếp theo , giống như 40 năm trước , sau một thời gian dài “quan tâm” đến nguồn khoáng sản trên lục địa này của những quyền lực thuộc địa cũ phương Tây.
Đối với Trung Quốc , châu Phi không hơn một thuộc địa mới , nơi mà họ không sản xuất ra bất kì cái gì . Châu Phi là một thị trường tiêu thụ tinh khiết cho Bắc Kinh , mà bây giờ nửa lục địa mang dép lê và T-shirt sản xuất tại Trung Quốc.
Với người dân châu Phi , Trung Quốc đang bị ghét bỏ . Họ bị coi như những chủ nô với những khoản tiền lương chết đói . Tại Niger , những người thợ mỏ khai thác uranium mà không có quần áo bảo hộ . Ở Zambia , hai quản lý Trung Quốc chỉ phải ra tòa bồi thường sau khi bắn vào những công nhân biểu tình . Và đừng nói chuyện về bảo vệ môi trường với những nhà đầu tư từ phương đông.
Những người hùng Thượng Hải
Ở ngay trên đất nước mình , người Trung Quốc đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo cho tương lai và họ đã thành công phần nào . Chính phủ đã lần đầu tiên được OECD công nhận bằng văn bản : Cộng hòa Nhân dân có thể tự hào với thế giới vì những học sinh của mình . Theo bài khảo sát PISA gần đây nhất, những học sinh Thượng Hải đã đứng ở vị trí đầu tiên . Điều gì đã làm cho họ trở nên đặc biệt ?
Thạch cao rụng lả tả từ các bức tường , trong lớp học lạnh đến mức thầy giáo phải mặc áo khoác dày . 40 học sinh trong bộ đồng phục thể dục màu xanh , khăn quàng đỏ , ngồi ngay ngắn trong những bộ bàn ghế nhỏ , nhìn chằm chằm vào màn hình . Giờ lịch sử , Hoa Kỳ , bức ảnh một người châu Phi trên màn ảnh . Giáo viên , logo Nike trên ngực , nói với học sinh , logo Nike trên giày : "Vào thời điểm đó , Mỹ là một vùng đất của hệ thống nô lệ".
Click , chuyển sang "Trường THCS số hai" ở Thượng Hải , có liên kết với đại học Phục Đán . Công nghiệp hóa , những ống khói nhà máy đang “hút thuốc” . "Các em nghĩ gì về bức tranh này ?" , "Không quá thân thiện với môi trường" . Click , vụ ám sát Lincoln , giáo viên trích dẫn Marx trong bản tiếng Trung : " Abraham Lincoln , một người đàn ông đã đạt được những thành quả tuyệt vời . Tuy nhiên , ông vẫn khiêm tốn" . Click , tiểu sử Lincoln tiếp tục , từ doanh nghiệp nhỏ mắc nợ đến chức tổng thống . "Điều đó gợi lên những cảm nghĩ nào cho em ?" . Một học sinh nữ cột tóc đuôi ngựa đứng lên và trả lời: "Thậm chí khi bạn vấp ngã , bạn luôn phải nỗ lực để thành công , không được phép bỏ cuộc ..."
Giờ nghỉ . Tiếng nhạc cổ điển phát ra từ những chiếc loa , những học sinh chạy nhảy trên sân trường . Sau giờ chào cờ , họ sẽ lặp lại câu thực hành dịch tiếng Anh như trong ca đoàn : "Anh ấy chơi bóng rổ" , "Cô ấy đã là đảng viên từ một năm nay".
Cuộc sống của họ là một cuộc cạnh tranh , nỗi sợ hãi của họ là làm cho cha mẹ thất vọng . Trên tường là những giải thưởng của họ : giải thưởng thể thao , giải ca hát trong thời gian huấn luyện quân sự , ngay cả đối với kỷ luật tuyệt vời vào bữa trưa, họ cũng nhận được một giấy chứng nhận . Trong tủ kính là những bằng khen của trường từ một cuộc thi Robot , tiếng Anh khoa học đến diễn kịch.
Chỉ có các bài kiểm tra PISA , đã khiến dư luận thế giới ồn ào suốt thời gian qua , là không được đề cập đến . Không bằng khen , không những bài báo được cắt ra , không gì hết . Những học sinh này phải vượt qua 4 kỳ thi lớn mỗi năm, cộng với 30 bài kiểm tra nhỏ . Những ai giỏi hơn còn giành thời gian cho luyện tập piano và chuẩn bị cho Olympic Toán , và tất cả họ chỉ nghĩ đến một điều: kỳ thi tuyển sinh vào các trường học phổ thông . PISA , với họ , không quan trọng lắm.
Chiến thắng của Khổng Tử
Trung Quốc hiện được tôn trọng như một kẻ cạnh tranh , được đánh giá nghiêm túc như một đối thủ , được coi như một đối tác kinh doanh , nhưng đất nước này chưa bao giờ được ưa thích . Và như vậy Trung Quốc cần một cuộc chinh phục trên toàn thế giới , với mục tiêu đảm bảo quyền khai thác tài nguyên , bắt đầu bằng việc xây dựng một hình ảnh cụ thể.
Một kiệt tác về quyền lực mềm là chiến thắng toàn cầu của Khổng Tử , người đưa ra những học thuyết về sự siêng năng , nghĩa vụ và lòng trung thành , trước đây bị chính những người Cộng sản chối bỏ , nay là một trong những nền tảng của xã hội Trung Quốc . Năm 2004 , Trung Quốc mở Viện Khổng Tử đầu tiên ở Seoul . Chỉ sáu năm sau , đã có hơn 300 Học viện Khổng Tử ở hơn 90 quốc gia được thành lập , để thế giới học ngôn ngữ của một cường quốc tương lai , thứ ngôn ngữ được nói nhiều nhất - và học cách nhìn thế giới bằng cặp mắt Trung Quốc.
Những đứa trẻ Thái Lan diễn kịch "Hoa Mộc Lan" , những đứa trẻ Mexico tập luyện các điệu múa dân gian Trung Quốc . Những đứa trẻ Zimbabwe dịch các bài hát sang tiếng Trung . Ở Madagascar , các sinh viên đã kỉ niệm 2561 năm ngày sinh Khổng Tử . Rwanda cũng đã kỉ niệm sinh nhật lần thứ 60 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong năm 2009.
Mặt khác , các học giả và nhà báo ở Úc , Mỹ , Thụy Điển hoặc Đức bắt đầu lo ngại về tính độc lập của nghiên cứu , cũng như tự do ngôn luận , nếu các trường đại học trên thế giới nhận quá nhiều tiền từ những Viện Khổng Tử . Khi Trung Quốc lên án giải thưởng Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba , các Viện Khổng Tử đã tương đối “yên tĩnh”.
Trong khi đó , Trung Quốc cũng công nhận rằng thông điệp của họ , được sản xuất bởi phương tiện truyền thông riêng của họ , là một cách hiệu quả để ảnh hưởng dư luận thế giới . Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV phát sóng không chỉ bằng tiếng Anh , Pháp và Tây Ban Nha mà còn bằng tiếng Ả Rập và Nga. Năm 2009 , phiên bản tiếng Anh "Global Times" ra đời dưới sự bảo trợ của "Nhân dân nhật báo" , cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khi Lỗ Kính Huyền , 35 tuổi , nói về Đảng Cộng sản , cô nhìn về đường chân trời của Manhattan . Những tòa nhà chọc trời chìm trong một quả cầu tuyết của New York đã được cô đưa về Bắc Kinh , về với ban biên tập của "Global Times". Chúng nhắc cô nhớ về thành phố nơi cô đã làm việc trong ba năm , thành phố khiến cô yêu thích bởi năng lượng cùng sự đa dạng của nó . Bằng một thứ tiếng Anh bóng bẩy , cô nói rằng New York là "một nơi tự do."
Thế giới có thể học hỏi những gì từ Trung Quốc ? "Làm việc chăm chỉ và sự thanh bình" . Tại sao thế giới lại sợ Trung Quốc ? "Bởi vì họ không biết cách cư xử của Trung Quốc trong tương lai và bởi Trung Quốc là đối thủ lớn nhất vào Hoa Kỳ".
Lỗ nói rằng , cô tự hào về Trung Quốc . Thế vận hội Olympic , sân bay Bắc Kinh , các tòa nhà chọc trời nổi tiếng thế giới , tất cả đều rất ấn tượng . Lợi thế của hệ thống Trung Quốc là gì ? Lu trả lời: "Tính hiệu quả".
Cô có thể ở lại nước Mỹ giống như chị gái của mình , người đang sống ở New Jersey. Nhưng cô đã trở thành một trong những người trở về , những người được gọi là "Hải quy" , "rùa biển".
Hơn 100 000 người đã quay về trong năm 2009 , những người Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài quay về với đất nước đang bùng nổ của mình - như những con rùa biển quay về nơi mình mổ vỏ trứng sinh ra.
Cơ quan chủ quan của cô , tờ "Global Times" , được giao nhiệm vụ đối phó với các vấn đề chính trị quốc tế , giải thích với độc giả nước ngoài về những vụ bê bối trong đất nước của họ , như các vụ lạm dụng lao động tâm thần hoặc những phi công Trung Quốc ăn gian về số giờ bay của họ.
Thậm chí , vào ngày kỉ niệm 20 năm vụ thảm sát Thiên An Môn , chỉ là một "sự cố" đối với họ , "Global Times" đã đăng một bài báo . Nội dung nói rằng hầu như không tác giả nào muốn đề cập đến "vấn đề nhạy cảm" này , những trang web có liên quan cũng đã bị chặn bởi các công cụ tìm kiếm Trung Quốc. Thay vào đó , tác giả nhấn mạnh con đường thành công mà Trung Quốc đã đi trong hai thập kỷ qua.
Bài viết , theo Lỗ , là một "phương pháp tiếp cận thông minh" . Cô biết các phương tiện truyền thông Trung Quốc sẽ im lặng vào ngày này . Và cô cũng biết , các phương tiện truyền thông nước ngoài sẽ không chịu im lặng . Vì vậy , "Cần có một tiếng nói từ Trung Quốc".
Lỗ Kính Huyền từng học báo chí tại Đại học Illinois , nơi cô học được rằng , những con người khác nhau có cái nhìn khác nhau về thế giới . Giải Nobel Hòa bình , với người đứng đầu ban biên tập “Global Times” , cũng không phải một ngoại lệ . Trung Quốc, theo cô , đã lần đầu tiên cất cao tiếng nói quốc tế của mình , đã đóng góp cho nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng , và sau đó là giải thưởng này . "Đây là một sự sỉ nhục".
Và giải thưởng này có ý nghĩa gì ? Đạt Lai Lạt Ma , một kẻ ly khai , đã nhận nó . Gorbachev , người đàn ông đã làm Liên Xô sụp đổ , vì ông không chỉ hiện đại hóa nền kinh tế , mà còn thay đổi hệ thống chính trị của đất nước , cũng nhận được nó . Ủy ban Nobel muốn Trung Quốc có một số phận tương tự ? Họ muốn khuyến khích mọi người làm mất ổn định Trung Quốc ? "Nó không chỉ là một giải thưởng ", theo Lỗ , "Đây là một sự phủ nhận hệ thống chính trị của Trung Quốc , một sự phủ nhận những nỗ lực của Trung Quốc".
Yêu nước bằng lòng hận thù
Các giải thưởng phương Tây đang làm tổn thương lòng yêu nước của nhiều người Trung Quốc , mà ngày nay , chủ nghĩa yêu nước đang trở thành một tình cảm được nhà nước “bảo trợ” , hình thành nên bản sắc , song hành cùng đế chế rộng lớn và cũng là cầu nối cái hố ngăn cách ngày càng rộng giữa người nghèo và người giàu . Tuy nhiên , lòng yêu nước rất nhanh chóng biến thành chủ nghĩa dân tộc , quá lớn và quá chói tai , đủ cho phần còn lại của thế giới bắt đầu sợ hãi . Một nhóm các nhà ngôn ngữ đã nhanh chân biểu thị nỗi sợ đó vào từ điển Oxford mới bằng cách thêm từ “Fenqing” ("Phẫn thanh") để chỉ những "thanh niên giận dữ".
Họ là những người trẻ Trung Quốc trong độ tuổi từ 20 đến 30 , thường là sinh viên , những người chủ yếu đấu trên mạng , và đôi khi trên đường phố . Trong làn sóng oán giận chống Nhật , họ muốn tống những tên “Nhật lùn" về địa ngục nếu chúng muốn nhắc nhở người Trung Quốc về quần đảo Điếu Ngư . Sau cuộc xung đột của tàu Nhật với thuyền đánh cá Trung Quốc , họ đã tấn công một cửa hàng bách hóa Nhật Bản tại Thành Đô.
Họ luôn luôn nhìn thấy hình ảnh của Trung Quốc bị đang bị làm hỏng . Họ lên án khi một nữ diễn viên Đài Loan phàn nàn trên truyền hình về nhà vệ sinh ở Trung Quốc hoặc khi ai đó không thể hiện mối quan tâm khi nói đến cuộc thảm sát Nam Kinh.
Họ phẫn nộ khi con gái ngôi sao bóng rổ Diêu Minh sinh ra tại Mỹ . "Anh ấy là niềm tự hào của chúng tôi . Nếu con anh ta mang quốc tịch Mỹ , điều đó sẽ làm tổn thương cảm xúc của người dân Trung Quốc".
Một dạng khác của chủ nghĩa dân tộc đang được thể hiện bởi một số trí thức Trung Quốc , những người như Vương Hiểu Đông , một trong những tác giả của cuốn sách “Trung Quốc không hạnh phúc" , một trong những vũ khí tấn công nước Mỹ và trở thành sách bán chạy nhất , hay như Mạc La , giảng viên 49 tuổi tại Học viện Nghệ thuật Trung Quốc , người muốn thực hiện cuộc phỏng vấn trong một trà quán.
Ông đã viết một cuốn sách có tiêu đề "Trung Quốc thức dậy" , một cuốn sách mà mà ngay cả tờ báo của chính phủ , "China Daily" cũng phải mô tả là "chủ nghĩa dân tộc rất cực đoan." Trung Quốc , theo Mạc , đã phải đứng bằng đầu gối quá lâu . Giải pháp của ông : trở lại với văn hóa Trung Hoa.
Và trong khi cô hầu bàn đang xay trà trong cái “kì bào” màu xanh lá cây trong vài phút , Mạc bắt đầu giơ ngón trỏ vào không khí .
"Giá trị phổ quát", ông ta không thể “tiêu hóa” được cụm từ này . Những giá trị này , Mạc nói , đã được phương Tây sử dụng để thống trị thế giới . Mạc bắt đầu cao giọng : "Trước đây, phương Tây đã phá hoại nền dân chủ ở các nước khác - Nhân danh dân chủ , đã tước đoạt tự do của các nước khác - Nhân danh tự do , đã vi phạm nhân quyền tại các nước phương Đông - Nhân danh nhân quyền"
Liên tục giơ ngón tay trỏ trong lúc nói , Mạc làm một bài thuyết giảng , từ những các cường quốc thực dân châu Âu đến chiến tranh nha phiến , đến cuộc xâm lược Iraq của Mỹ và yêu cầu của phương Tây về việc cắt giảm khí thải tại các nước đang phát triển . Theo Mạc , nó cũng chỉ là "công cụ chính trị với các nước đang phát triển để ngăn chặn sự phát triển của họ".
Mạc đánh giá : "Những thanh niên giận dữ là những người yêu nước". Ông hiểu rằng , người Trung Quốc tẩy chay chuỗi siêu thị Pháp Carrefour là để phản đối vụ việc ở Paris , khi những người biểu tình hành hạ một người tàn tật mang ngọn đuốc Trung Quốc . Ông tin rằng , Trung Quốc trong tương lai cần suy nghĩ nhiều hơn về lợi ích của chính mình.
Vẫn còn “Rọ mõm”
Những tiếng nói như trên đang đặt câu hỏi : Thế giới nên mong đợi gì , khi sự thống trị của Trung Quốc đang trở nên rõ ràng hơn trong vài năm tới ? . Liệu Trung Quốc sẽ đối ngoại với thái độ giống như đối với những nhà bất đồng chính kiến với chế độ độc tài cộng sản ?
Trong giây phút ở Oslo , Ủy ban trao giải Nobel xướng tên Lưu Hiểu Ba và đồng thời yêu cầu các nước lớn nên bị chỉ trích , thì cơ quan thông tấn nhà nước lại đăng một tin tưởng chừng như chẳng liên quan : một cần cẩu sản xuất tại Trung Quốc đang trên đường tới trợ giúp các thợ mỏ bị mắc kẹt ở Chile . Thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đến thế giới : Chúng tôi có khả năng , mạnh mẽ - và tốt bụng.
Nhưng thực tế ở Trung Quốc lại khác . Nếu sự thanh thản của một siêu cường được thể hiện trong cách đối xử của họ với những nhà bất đồng chính kiến , thì Trung Quốc còn lâu mới là một siêu cường tự tin.
"Những đứa trẻ của chúng tôi đã phải hứng chịu những đau khổ tàn nhẫn Chúng tôi cũng không ngờ rằng con đường đòi lại công lý của chúng tôi lại đầy áp lực , khổ nạn và cô đơn đến vậy , và gia đình chúng tôi lại càng phải chịu nhiều đau đớn hơn".
Đó là những lời của Triệu Liên Hải , người có con bị bệnh từ scandal sữa bột bị ô nhiễm . Ngày 10 Tháng 11 năm 2010 , ông bị kết án hai năm rưỡi tù giam. Tội của ông , theo cáo trạng , là gây rối trật tự công cộng . Thật sự ông đã làm những gì ? Ông muốn làm sáng tỏ vụ bê bối sữa bột , ông đã nói chuyện với giới truyền thông , thành lập một trang web dành cho phụ huynh và kêu gọi giúp đỡ để kiện công ty.
Trong bài phát biểu bào chữa của mình , mà bây giờ đang được lưu hành trên Internet , ông nói: "Tôi tin chắc rằng tất cả mọi thứ tôi đã làm, đã được thực hiện từ trách nhiệm của một công dân , tôi muốn đóng góp nỗ lực của tôi để đảm bảo rằng xã hội đang tiến bộ.. "
Luật sư của Triệu cho biết , tốt hơn là ông không nói chuyện với báo chí . Một người trong số những người muốn nói chuyện , luật sư Phổ Chí Cường , 46 tuổi , mặc dù đã nhận được thông báo của cảnh sát , muốn thực hiện cuộc phỏng vấn qua điện thoại . Bởi vì nhà chức trách muốn nghe.
Phổ , một người bạn của người đoạt giải Nobel Lưu , là một trong những người đàn ông dũng cảm ở Trung Quốc , với hy vọng rằng họ có thể giúp công lý được thực thi . Phổ nói rằng , trách nhiệm của ông là định hướng lại dư luận , các quan chức và công dân.
Ông đã tham gia bào chữa cho một nhà hoạt động động đất , người đã thu thập các bằng chứng về việc sử dụng những nguyên vật liệu phế phẩm trong việc xây dựng các trường học , đã bị đổ sập trong trận động đất Tứ Xuyên . Bản án cho thân chủ của ông : 5 năm tù
Ông cũng đã bào chữa cho một doanh nhân người Tây Tạng , người đã đứng ra bảo vệ người em của mình . Họ đã cáo buộc một cảnh sát trưởng địa phương săn bắn trong một khu bảo tồn động vật được bảo vệ . Bản án cho thân chủ của ông : 15 năm tù
Phổ kết luận về hệ thống luật pháp của Trung Quốc : các tòa án vẫn chưa được phép thực hiện những bản án độc lập . Các thẩm phán còn thiếu đạo đức . Họ sẽ làm tất cả để chống lại bất kì cuộc tấn công nào vào hệ thống luật pháp .
Đó là sự không khoan nhượng mà chính phủ Trung Quốc vẫn đối xử với những nhà bất đồng chính kiến có ý tốt của họ , một cách hành xử xúc phạm thế giới . Trường hợp của Trung Quốc đã cho thấy rằng quyền lực mềm không thể phát huy hiệu quả nếu không đi cùng với nhân quyền . Dòng điện không thể ép buộc cũng không thể mua được . Dòng điện chỉ có thể được sản xuất.
Sự sự khởi đầu của một xã hội dân sự ở Trung Quốc trong những năm gần đây đã khiến Đảng Cộng sản phải hành động : Họ bắt đầu nghi ngờ những nhóm người tự tổ chức , thông tin và đấu tranh cho quyền lợi của mình . Mối nghi ngờ ấy lớn đến mức họ phải cách ly người Trung Quốc với Facebook và YouTube . Vì vậy , siêu cường mới nổi này cũng chính là một siêu cường phải sợ hãi trước chính công dân của họ.
[FONT="]Mục tiêu kế tiếp:
Lợi thế về công nghệ[/FONT]
[FONT="]Trung Quốc đang chuẩn bị tung quân át chủ bài với thế giới bên ngoài. "Thao quang dưỡng hối" - "[/FONT][FONT="]Che giấu tài năng và ẩn mình chờ thời" , tư tưởng mà nhà cải cách huyền thoại của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình truyền cho những người kế nhiệm cuối thế kỉ trước , không còn áp dụng cho Trung Quốc ngày nay. Sau hơn ba thập kỷ đuổi bắt về công nghiệp , có vẻ như càng ngày càng ít lý do để Trung Quốc tiếp tục lịch sự một cách “chiến thuật” trước phương Tây. [/FONT]
[FONT="]Tuy Trung Quốc chưa phải siêu cường toàn diện nhưng nó cũng đủ mạnh để nói không thường xuyên hơn . Chu Tiểu Xuyên, thống đốc ngân hàng trung ương của Trung Quốc và là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản , đã đề nghị bãi bỏ đồng đô la như đồng tiền dự trữ toàn cầu và thay thế bằng [/FONT][FONT="]Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights).
Hôm nay , một người Trung Quốc xuất sắc sẽ công khai đặt câu hỏi về mức tín nhiệm của Mỹ . Bàn của ông rất lớn , đủ để một đám cưới có thể ăn uống trên đó . Quan Kiến Trung , 54 tuổi , đã dọn dẹp mặt bàn rộng lớn trước mặt ông. Không cần ngay cả một máy tính xách tay , ông chủ của Đại Công , cơ quan đánh giá tín dụng lớn nhất Trung Quốc đề ra nhiệm vụ của mình là phá vỡ quyền bá chủ của các đối thủ phương Tây như Moody, Standard & Poor và Fitch - vì lợi ích của toàn nhân loại , như Quan nói.
Lần thứ hai trong năm tháng , ông đã hạ mức tín dụng của Hoa Kỳ từ Bắc Kinh . Ngay trước hội nghị thượng đỉnh G 20 gần nhất , ông đánh giá siêu cường với một điểm A cộng – điều này đã được cơ quan thông tấn nhà nước Tân Hoa thông báo với toàn thế giới . Quan muốn qua đó chỉ trích những "khiếm khuyết nghiêm trọng của nền kinh tế Mỹ" . Bằng cách phá giá đồng đô la "độc hại" , họ đã vi phạm quyền lợi của Trung Quốc , chủ nợ lớn nhất của họ.
Với Trung Quốc , Quan đánh giá với điểm AA cộng . Đó là một lời tuyên chiến chống lại các cơ quan đánh giá phương Tây , những người đã đánh giá nước Mỹ với thang điểm cao sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Trong khi đó , Trung Quốc cũng đang đưa ra lời kêu gọi về công nghệ với các quốc gia phương Tây . Cái thời mà công xưởng của thế giới chỉ sản xuất và phân phối áo phông giá rẻ , giày thể thao , máy cassette hoặc máy tính cho người tiêu dùng phương Tây đã qua . Trung Quốc muốn leo lên phòng thí nghiệm công nghệ cao của thế giới.
Ai muốn phỏng vấn Lưu Quang Minh phải fax lại cho ông một "thỏa thuận bí mật" với chữ ký và con dấu . Qua đó , những tạp chí nước ngoài phải thực hiện cam kết không chia sẻ thông tin với bên thứ ba mà không được sự đồng ý của người được phỏng vấn.
Những kế hoạch công nghiệp đầy háo danh ở Trung quốc luốn được coi như những bí mật quốc gia , nhạy cảm chiến lược . Và Lưu cũng không phải một nhà khoa học bình thường , ông và hơn 200 đồng nghiệp đã tham gia phát triển Thiên Hà -1A , bộ não điện tử mà gần đây đã trở thành siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới.
Siêu máy tính quản lý 2,57 petaflop – mỗi Flop có thể tính được một ngàn tỉ phép tính trong một giây . Vì vậy , nó hơn hẳn đối thủ Mỹ XT5 Jaguar –chỉ 1,75 petaflop.
Với 13 hàng dài , đến 700 feet vuông , Thiên Hà lấp đầy một nửa tầng trệt. Con quái vật điện tử đang gầm gào , Lưu vuốt ve bàn tay của mình lên lớp vỏ kim loại màu xám.
Lưu đã nói gì về chiến công mới nhất trước nước Mỹ ? Ông có ăn mừng cùng với các đồng nghiệp của mình ? L[/FONT][FONT="]ư[/FONT][FONT="]u không hoàn toàn hiểu câu hỏi[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]. Ăn mừng? Tất nhiên ông rất hạnh phúc . Chỉ trong ba tháng làm việc không nghỉ ngày đêm , họ đã hoàn thành việc xây dựng siêu máy tính , nó là một thành công . "Nhưng công việc vẫn tiếp tục." [/FONT][FONT="]
Mới đây , Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đến và kiểm tra các siêu máy tính. Ông chúc mừng các nhà khoa học và động viên họ : việc làm bây giờ là phát triển các ứng dụng hữu ích cho các siêu máy tính , ông ra lệnh . Ngài Thủ tướng có lý , Lưu nói. Một cuộc cạnh tranh danh hiệu máy tính nhanh nhất với Mỹ chỉ là vô nghĩa.
Thiên Hà sẽ cho phép người Trung Quốc thúc đẩy toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ cao của họ . Với sự giúp đỡ của nó , Trung Quốc sẽ phát triển vật liệu tiên tiến , nghiên cứu năng lượng thay thế và công nghệ sinh học để thăm dò dầu mỏ.
Ví dụ trên cũng phản ánh kế hoạch năm năm tiếp theo của Trung Quốc , khoảng 1,5 nghìn tỷ USD sẽ được đầu tư trong khoảng thời gian này để nước Cộng hòa nhân dân hướng tới các ngành công nghiệp trong tương lai. "Dân tộc Trung Hoa cần có một nền công nghệ mạnh mẽ để nổi bật lên so với các dân trên thế giới" , Thủ tướng Ôn đã viết như vậy trên tập san "Thu thật" ("việc theo đuổi chân lý") của Đảng . Mặc những kiến thức về kinh tế thị trường , các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn muốn duy trì sự độc quyền của Đảng Cộng sản . Họ luôn tin tưởng vào cơ hội trên thị trường tương lai của thế giới.
70% Các nhà máy điện , tua bin gió , tấm pin mặt trời của các hãng nước ngoài được sản xuất tại TQ . Bằng cách này, họ buộc phải chấp nhận thực tế rằng họ đang bị hấp dẫn bởi tương lai cạnh tranh giá rẻ của Trung Quốc.
Kết quả : Đối với dự án tại các thị trường thứ ba, họ thường sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia cùng các tập đoàn “chi phí thấp” của Trung Quốc.
Ngay cả ông chủ những tập đoàn hàng đầu của Đức cũng thấy hiện đang bị đe dọa bởi chính sách công nghiệp của TQ . Giám đốc điều hành BASF Jürgen Hambrecht , một người lâu nay vẫn ủng hộ nồng nhiệt Trung Quốc , cũng phải phàn nàn tại một cuộc họp với Thủ tướng Ôn về việc "buộc phải tiết lộ bí quyết để đổi lấy các quyết định đầu tư" . Ông nói thêm: "Việc này không hoàn toàn thích hợp với những ý tưởng hợp tác của chúng tôi".
Nhờ sự hỗ trợ lớn của chính phủ , Trung Quốc có thể sớm khiến phương Tây phụ thuộc vào mình ngay cả trong công nghệ xanh của tương lai : những người khổng lồ như Sinovel và Goldwind đang vươn lên trở thành những công ty hàng đầu về điện gió . Để giảm tải cho các nhà máy lớn , họ đang đẩy việc sản xuất sang châu Âu và Hoa Kỳ.[/FONT][FONT="][/FONT]
Sức mạnh quân sự
Về lâu dài , thậm chí người Mỹ đang lo ngại về độc quyền công nghệ cao của họ . Câu hỏi đặt ra với người Mỹ : Liệu họ còn có thể tiếp tục sử dụng ưu thế công nghệ cao để giữ vững ngôi vị siêu cường quân sự ?
Người Trung Quốc đang nâng cấp ồ ạt . Trong năm 2010 , theo một số liệu chính thức từ nhà nước , khoảng 78 tỷ USD đã được chi cho Quân đội Giải phóng nhân dân . Con số này đã tăng 7,5 % so với năm ngoái - và các chi phí thực tế , theo các chuyên gia quân sự nước ngoài ước tính cao còn hơn nhiều. Tuy nhiên , ngay cả khi thực sự chi tiêu quân sự của Bắc Kinh lên tới 150 tỷ đô la , theo những gì nhiều chuyên gia thống nhất , Mỹ vẫn dành gấp bốn lần số tiền đó cho lực lượng vũ trang của họ.
Mặc dù những chính khách bảo thủ như Paul Wolfowitz hay Richard Perle đã cảnh bảo nước Mỹ về thanh âm cuồng loạn không thể tránh khỏi của một cuộc chiến tranh với Trung Quốc , thì xét về vũ khí , siêu cường thế giới tương lai vẫn không thể so sánh với Mỹ được.
Tuy nhiên , Trung Quốc đang tổ chức lại chiến lược . Dưới bí mật nghiêm ngặt , Trung Hoa lục địa đang lên kế hoạch xây dựng tàu sân bay đầu tiên . "Chúng tôi chuyển từ phòng vệ bờ biển sang tiếp cận những vùng biển xa hơn" Trương Hoa Thần , phó đô đốc hạm đội Đông Hải phát biểu năm 2010 .
Sẽ không chỉ đảm bảo an ninh vùng ngoại biên như trước mà thay vào đó là vũ trang chống lại những "mối đe dọa đến lợi ích tổng thể quốc gia của chúng tôi", chuyên gia chiến lược của Bắc Kinh , Trương Văn Mộc cho biết.
Và khi siêu cường đang lên càng háo hức với những nguyên vật liệu và lương thực được vận chuyển qua tuyến đường biển quốc tế , họ càng “hào phóng” định nghĩa lại "lợi ích quốc gia".
Một cuộc xung đột quân với Đài Loan vẫn tiềm ẩn . Mặc dù hòn đảo dân chủ cộng hòa đang sáp lại gần hơn về kinh tế với Hoa lục . Nhưng khi Tổng thống Obama công bố vào đầu năm 2010 việc bán vũ khí mới cho Đài Loan , Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ một cách bất thường và đình chỉ tất cả các quan hệ quân sự với Washington.
Việc Trung Quốc có thể tham dự cuộc chơi của các cường quốc thế giới phụ thuộc vào việc nó có thể thống nhất Đài Loan hay không , nhà chiến lược Trương cảnh báo . Nếu Trung Quốc thậm chí không thể đòi lại chủ quyền thì làm sao họ có thể tham dự những “trò chơi nhỏ” của quốc tế ?
Khoảng 1.100 tên lửa tầm ngắn của Bắc Kinh đã hướng về hòn đảo mà họ coi là một tỉnh phản loạn . Chiến lược quân sự của Trung Quốc là nhằm vào thế lực bảo vệ Đài Loan là Mỹ , để ngăn cản họ “bén mảng” vào Tây Thái Bình Dương.
Theo một kế hoạch ba giai đoạn , Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp cận "chuỗi đảo thứ nhất" từ Nhật Bản đến Đài Loan và Việt Nam , dàn trải và sau đó mở rộng bán kính của họ về Guam , Indonesia , Australia và cho cuối cùng , đến năm 2050 là trở thành một siêu cường quốc hàng hải.
Để thực hiện kế hoạch này , Trung Quốc cũng đang phát triển một loại tên lửa chống hạm điều khiển từ xa chính xác hướng tới mục tiêu của đối phương sau khi trở lại khí quyển . Vũ khí này sẽ khiến nhóm tàu sân bay của Mỹ biến thành mục tiêu nổi .
Nhưng Trung Quốc sẽ tự nhìn nhận vai trò của mình như thế nào ? Làm thế nào để họ xây dựng ảnh hưởng của mình trên toàn cầu , khi đã thực sự thay thế Mỹ như một siêu cường?
Những ai đặt hỏi câu hỏi như vậy ở Bắc Kinh cảm thấy một điều : một sự đồng thuận cao độ để tránh câu trả lời rõ ràng . Một cuộc tranh luận mở về ý nghĩa chính trị và quân sự đang lên của Trung Quốc là điều nên tránh.
Trước đây , Hồ Cẩm Đào và Bộ Chính trị của ông đã có cuộc họp đặc biệt với ý kiến của các học giả trong nước về những thăng trầm của các cường quốc lớn trước đó - Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Nga và Mỹ - từ thế kỷ 15 đến nay.
Năm 2006 , đài truyền hình trung ương CCTV đã phát sóng một serie chương trình về các cường quốc . Thật ngạc nhiên khi chương trình đã nghiên cứu những nguyên nhân khách quan lịch sử cho sự thành công và thất bại của các nước lớn , chỉ có kết luận về những bài học cho TQ là không có .
Thay vào đó , nhà nước và Hồ Cẩm Đào liên tục quảng bá trong những chuyến ra nước ngoài về một "thế giới hài hòa" . Nghe có vẻ mơ hồ tương tự như ý tưởng của ông về "xã hội hài hòa", một khẩu hiệu , mà ông đã cho sơn trên tất cả mặt tiền nhà trong cả nước , một từ tưởng bắt nguồn từ Nho giáo.
Một “Thế giới hài hòa” là như thế nào ? Theo Ngoại trưởng Dương , đó là bộ sưu tập những định nghĩa sau : "hợp tác, bình đẳng và dân chủ trong chính trị và cùng có lợi trong nền kinh tế, phối hợp và tin cậy lẫn nhau về các vấn đề an ninh, trao đổi và tiến bộ chung của văn hóa ".
"Bình đẳng" và "dân chủ" – những giá trị cốt lõi của thế giới hài hòa theo quan niệm của Trung Quốc cũng được ghi trong Hiến pháp Trung Quốc. Tuy nhiên , thực tế thì khác : Cộng hòa Nhân dân sẽ không bao giờ là một nhà nước đa đảng với phân chia quyền lực và tư pháp độc lập được , theo Ngô Bang Quốc , chủ tịch quốc hội và là người đàn ông giàu quyền lực thứ hai trong nhà nước , sau Hồ . Khi Trung Quốc vẫn là quốc gia thành công nhất trên thế giới, không có lý do để nghi ngờ lời nói của ông.
Bắc Kinh , đầu tháng 12 năm 2010. Máy ảnh nhấp , bầu không khí ngột ngạt . Xung quanh chiếc bàn bầu dục ở “Tân vấn đại sọa” , “tòa nhà tin tức” ở Bắc Kinh , các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới dồn về , họ đến để chứng kiến lễ trao giải Nobel của TQ.
Giải thưởng Khổng Tử được trao lần đầu tiên , ban giám khảo , một nhóm học giả trung thành với chế độ không có nhiều thời gian . Người nhận giải là , Liên Chiến , chính trị gia Đài Loan , không biết gì về việc trao giải cho mình và cũng không được thông báo . Thay vào đó , một cô bé đứng lên nhận giải thưởng , cô có vẻ sợ hãi trước máy ảnh.
Mục đích là để nhanh chóng tìm thấy một câu trả lời từ phía Trung Quốc cho giải Nobel Hòa bình của ông Lưu Hiểu Ba , nhà bất đồng chính kiến sẽ được tôn vinh ngày hôm sau tại Oslo.
Ban giám khảo phát cho mỗi người tham dự một cuốn sách nhỏ màu xanh lá cây , một bức tranh Khổng Tử ở ngoài bìa . "Na Uy" , đất nước sẽ trao giải thưởng kia , bất chấp lời cảnh báo từ Trung Quốc , "chỉ là một đất nước nhỏ bé” . Hơn một tỷ người phải “cất một tiếng nói lớn hơn về vấn đề hòa bình thế giới".
"Ai nắm người dân trong tay , người đó có quyền lực" . Câu nói này của Mao Trạch Đông , chủ tịch vĩ đại , người kế thừa của các hoàng đế vĩ đại thời trung cổ ở Trung Quốc . Cái xác ướp của ông đã được Đảng trưng bày vĩnh viễn ở Bắc Kinh , nơi mà siêu cường mới nổi tìm kiếm một mình trong thời gian dài và sẽ tiếp tục phải tìm kiếm trong tương lai định nghĩa của tự do và hòa bình.
Armunanto (theo Der Spiegel)