Trước khi quyết định mời gia sư nào đó cho con, các bậc phụ huynh nên dành thời gian tìm hiểu để có một chút hiểu biết về người thầy sẽ dạy bảo con mình.
Tuy nhiên, việc có một gia sư tại nhà cũng có nhiều mặt lợi hại. Trước khi quyết định mời gia sư cho con, các phụ huynh cần lưu ý đến nhiều vấn đề như: Học lực của con hiện tại như thế nào? Việc mời gia sư tại nhà có thực sự cần thiết? Cần phải xem xét những gì, đặt ra yếu tố nào cho gia sư?
Gia sư không phải là tất cả
Có rất nhiều lý do để các bậc phụ huynh quyết định tìm cho con một người thầy tại gia, và 4 lý do sau thường phổ biến nhất: Thứ nhất là vì học lực của con quá kém không thể theo kịp chương trình học ở trường, thứ 2 là bố mẹ muốn con học tập giỏi hơn mức hiện tại, thứ 3 là vì muốn thể hiện đẳng cấp của gia đình, thứ 4 là muốn “khoán trắng” trách nhiệm dạy bảo con cái cho gia sư vì không có thời gian theo sát việc học của con. Và dù với lý do gì đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng mà các bậc phụ huynh mong muốn là thấy được con em mình ngày một tiến bộ hơn trong học tập.
Thế nhưng việc mời gia sư không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn và kết quả của việc mời gia sư tốt hay không, không chỉ phụ thuộc vào cách dạy của thầy, mức độ IQ của trò mà còn phụ thuộc vào cách nghĩ, cách quan tâm, chỉ bảo của các bậc phụ huynh.
Nói như vậy để thấy rằng, khi điều kiện kinh tế cho phép thì việc mời gia sư cho là một điều tốt và hoàn toàn cần thiết nếu con trẻ và các bậc phụ huynh có nhu cầu. Tuy nhiên thành quả mà con trẻ có được qua những giờ học phụ đạo tại gia nhiều hay ít, tốt hay xấu không chỉ phụ thuộc vào gia sư, vào chính bản thân các em mà phần lớn phụ thuộc vào các bậc phụ huynh.
Và thực tế cho thấy, có rất nhiều em học sinh có được thành tích học tập tốt nhờ sự dạy bảo tận tình của các gia sư và cũng có không ít gia đình rơi vào cảnh tiền thì mất mà “tật” thì con mình mang. Điển hình là trường hợp của gia đình chị Mai ở quận 4, chị Hồng ở quận Bình Thạnh và chị Liễu ở quận 1.
Nói về trường hợp của gia đình chị Mai thì khi nghe qua ai cũng phải tấm tắc khen ngợi. Từ một học sinh xếp loại trung bình trong lớp (lớp 11), bé Hoàng Lan (con chị Mai) đã lọt vào Top 5 học sinh giỏi sau khoảng thời gian học tập đầy nỗ lực của em cùng sự tận tâm của cô gia sư và sự quan tâm hết mực của vợ chồng chị Mai. Và để có được kết quả này, ngoài sự quyết tâm phấn đấu của 2 cô trò Hoàng Lan, thì phải kể đến vai trò thầm lặng của vợ chồng chị Hoàng Mai.
Bởi không chỉ dành nhiều thời gian cho việc tìm cho con một gia sư có khả năng giúp con vun đắp những lỗ hỏng kiến thức, vợ chồng chị Mai còn thường xuyên theo dõi việc dạy của gia sư và việc học của con một cách khéo léo để kịp thời có những góp ý và thay đổi tích cực trước khi quá muộn như: thông qua việc hỏi thăm từ những giáo viên đứng lớp xem có thấy con mình tiến bộ không, hỏi han con xem có hiểu những gì gia sư hướng dẫn không? Cách truyền đạt của gia sư có tốt không, con có thích không? Và luôn tạo một không gian thật thoải mái cho những giờ phụ đạo tại gia của con…
Như vậy, bằng tâm huyết và sự nỗ lực của cả cô trò Lan và gia đình, tấm bằng khen cuối năm cùng lời khen tặng của nhiều giáo viên giáo bộ môn là những món quà vô giá mà vợ chồng chị Mai luôn luôn trân trọng, và thầm cảm ơn người gia sư của con mình.
Tuy nhiên, câu chuyện mời gia sư cho con của gia đình chị Hồng và chị Liễu khiến chúng ta phải suy nghĩ khá nhiều. Vì muốn cho mọi người thấy sự đẳng cấp của gia đình mình, với lối suy nghĩ: “Nhà mình giàu thì mình phải mướn gia sư có tiếng về dạy riêng cho con có như vậy hàng xóm mới nể, bạn bè con mình mới ngưỡng mộ, chứ lấy đâu cái chuyện để con phải khổ sở chạy đi chạy về với những giờ học phụ đạo mệt mỏi ở trường”, với cách nghĩ như thế nên chị Hồng quyết định không cho Nga đi học phụ đạo ở trường nữa mà thuê hẳn một gia sư dạy riêng cho con. Thế nhưng chị nào ngờ, việc học của con chị ngày một sa sút, từ một học sinh đứng thứ 5 trong lớp 6A vậy mà đến cuối học kỳ 1 học lực lại bị xếp vào loại trung bình yếu. Hỏi ra mới biết lý do nằm ở vị gia sư và gia đình bé Nga.
Gia sư ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con
Do không có kỹ năng sư phạm nên việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho bé Nga không đi đến đâu, bên cạnh đó, trong suốt quảng thời gian mời gia sư về dạy cho con, vợ chồng chị Hồng chưa hề mảy may quan tâm đến việc dạy và học của 2 cô trò. Những giờ học diễn ra như thế nào cũng không biết. Thế nên xét cho cùng thì lỗi này hoàn toàn thuộc về vợ chồng chị Hồng, bởi trong suy nghĩ của vợ chồng chị, việc mướn gia sư cho con đơn giản là để thỏa mãn cái tôi của mình chứ không hề quan tâm đến mục đích chính của việc mời gia sư cho con.
Trường hợp của gia đình chị Liễu cũng không khác gì gia đình chị Hồng. Ở độ tuổi lớp 3 bé Vy cần rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo của người lớn, và vì không có đủ thời gian chăm lo dạy dỗ bé Vy nên chị Liễu quyết định thuê gia sư để thay mình làm việc này mỗi ngày. Và nhiệm vụ duy nhất của chị Liễu lúc này là hàng tháng trả đủ tiền lương cho cô gia sư, còn mọi chuyện học hành của Vy chị “khoán” tất cả cho cô gia sư. Nhưng chị nào biết bé chỉ cần sự quan tâm dạy bảo của chị, vì vậy dù có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa cô gia sư vẫn không thể nào khiến bé tiến bộ hơn trong học tập, vì bé luôn nghĩ “Học giỏi hay dở cũng như nhau, điểm 10 cũng đâu được mẹ khen, còn điểm 1 thì cũng đâu bị mẹ la”.
Qua đây chúng ta thấy rằng không thể phủ nhận vai trò của gia sư trong việc học tập của con em. Nhưng không phải vì thế mà bậc phụ huynh trao hết trách nhiệm, bổn phận chăm lo con cái cho các vị gia sư, vì con trẻ cần lắm sự quan tâm, động viên và chỉ bảo của các bậc cha mẹ.
Nên làm gì trước và sau khi quyết định mướn gia sư cho con
Trước khi quyết định mời gia sư nào đó cho con, các bậc phụ huynh nên dành thời gian tìm hiểu để có một chút hiểu biết về người thầy sẽ dạy bảo con mình: Họ là người như thế nào? Ở đâu? Hiện họ đang học hay công tác ở đâu và trình độ thế nào? Tính tình ra sao? Có kỹ năng sư phạm hay không? Có như vậy các bậc phụ huynh sẽ an tâm hơn khi quyết định giao phó phần nào trọng trách dạy dỗ con mình cho người gia sư đó.
Trên hết là tránh việc thúc ép, bắt con học quá nhiều hay đặt ra những yêu cầu vượt quá khả năng của con.
Và sau khi đã mời được một gia sư ưng ý, các bậc phụ huynh phải thường xuyên theo dõi việc dạy vào học của con em với gia sư để có những góp ý, điều chỉnh kịp thời bởi không phải gia sư nào cũng có khả năng truyền đạt và hướng con cái chúng ta vào những gì chúng ta mong đợi.
Tuy nhiên, việc có một gia sư tại nhà cũng có nhiều mặt lợi hại. Trước khi quyết định mời gia sư cho con, các phụ huynh cần lưu ý đến nhiều vấn đề như: Học lực của con hiện tại như thế nào? Việc mời gia sư tại nhà có thực sự cần thiết? Cần phải xem xét những gì, đặt ra yếu tố nào cho gia sư?
Gia sư không phải là tất cả
Có rất nhiều lý do để các bậc phụ huynh quyết định tìm cho con một người thầy tại gia, và 4 lý do sau thường phổ biến nhất: Thứ nhất là vì học lực của con quá kém không thể theo kịp chương trình học ở trường, thứ 2 là bố mẹ muốn con học tập giỏi hơn mức hiện tại, thứ 3 là vì muốn thể hiện đẳng cấp của gia đình, thứ 4 là muốn “khoán trắng” trách nhiệm dạy bảo con cái cho gia sư vì không có thời gian theo sát việc học của con. Và dù với lý do gì đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng mà các bậc phụ huynh mong muốn là thấy được con em mình ngày một tiến bộ hơn trong học tập.
Thế nhưng việc mời gia sư không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn và kết quả của việc mời gia sư tốt hay không, không chỉ phụ thuộc vào cách dạy của thầy, mức độ IQ của trò mà còn phụ thuộc vào cách nghĩ, cách quan tâm, chỉ bảo của các bậc phụ huynh.
Nói như vậy để thấy rằng, khi điều kiện kinh tế cho phép thì việc mời gia sư cho là một điều tốt và hoàn toàn cần thiết nếu con trẻ và các bậc phụ huynh có nhu cầu. Tuy nhiên thành quả mà con trẻ có được qua những giờ học phụ đạo tại gia nhiều hay ít, tốt hay xấu không chỉ phụ thuộc vào gia sư, vào chính bản thân các em mà phần lớn phụ thuộc vào các bậc phụ huynh.
Và thực tế cho thấy, có rất nhiều em học sinh có được thành tích học tập tốt nhờ sự dạy bảo tận tình của các gia sư và cũng có không ít gia đình rơi vào cảnh tiền thì mất mà “tật” thì con mình mang. Điển hình là trường hợp của gia đình chị Mai ở quận 4, chị Hồng ở quận Bình Thạnh và chị Liễu ở quận 1.
Nói về trường hợp của gia đình chị Mai thì khi nghe qua ai cũng phải tấm tắc khen ngợi. Từ một học sinh xếp loại trung bình trong lớp (lớp 11), bé Hoàng Lan (con chị Mai) đã lọt vào Top 5 học sinh giỏi sau khoảng thời gian học tập đầy nỗ lực của em cùng sự tận tâm của cô gia sư và sự quan tâm hết mực của vợ chồng chị Mai. Và để có được kết quả này, ngoài sự quyết tâm phấn đấu của 2 cô trò Hoàng Lan, thì phải kể đến vai trò thầm lặng của vợ chồng chị Hoàng Mai.
Bởi không chỉ dành nhiều thời gian cho việc tìm cho con một gia sư có khả năng giúp con vun đắp những lỗ hỏng kiến thức, vợ chồng chị Mai còn thường xuyên theo dõi việc dạy của gia sư và việc học của con một cách khéo léo để kịp thời có những góp ý và thay đổi tích cực trước khi quá muộn như: thông qua việc hỏi thăm từ những giáo viên đứng lớp xem có thấy con mình tiến bộ không, hỏi han con xem có hiểu những gì gia sư hướng dẫn không? Cách truyền đạt của gia sư có tốt không, con có thích không? Và luôn tạo một không gian thật thoải mái cho những giờ phụ đạo tại gia của con…
Như vậy, bằng tâm huyết và sự nỗ lực của cả cô trò Lan và gia đình, tấm bằng khen cuối năm cùng lời khen tặng của nhiều giáo viên giáo bộ môn là những món quà vô giá mà vợ chồng chị Mai luôn luôn trân trọng, và thầm cảm ơn người gia sư của con mình.
Tuy nhiên, câu chuyện mời gia sư cho con của gia đình chị Hồng và chị Liễu khiến chúng ta phải suy nghĩ khá nhiều. Vì muốn cho mọi người thấy sự đẳng cấp của gia đình mình, với lối suy nghĩ: “Nhà mình giàu thì mình phải mướn gia sư có tiếng về dạy riêng cho con có như vậy hàng xóm mới nể, bạn bè con mình mới ngưỡng mộ, chứ lấy đâu cái chuyện để con phải khổ sở chạy đi chạy về với những giờ học phụ đạo mệt mỏi ở trường”, với cách nghĩ như thế nên chị Hồng quyết định không cho Nga đi học phụ đạo ở trường nữa mà thuê hẳn một gia sư dạy riêng cho con. Thế nhưng chị nào ngờ, việc học của con chị ngày một sa sút, từ một học sinh đứng thứ 5 trong lớp 6A vậy mà đến cuối học kỳ 1 học lực lại bị xếp vào loại trung bình yếu. Hỏi ra mới biết lý do nằm ở vị gia sư và gia đình bé Nga.
Gia sư ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con
Do không có kỹ năng sư phạm nên việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho bé Nga không đi đến đâu, bên cạnh đó, trong suốt quảng thời gian mời gia sư về dạy cho con, vợ chồng chị Hồng chưa hề mảy may quan tâm đến việc dạy và học của 2 cô trò. Những giờ học diễn ra như thế nào cũng không biết. Thế nên xét cho cùng thì lỗi này hoàn toàn thuộc về vợ chồng chị Hồng, bởi trong suy nghĩ của vợ chồng chị, việc mướn gia sư cho con đơn giản là để thỏa mãn cái tôi của mình chứ không hề quan tâm đến mục đích chính của việc mời gia sư cho con.
Trường hợp của gia đình chị Liễu cũng không khác gì gia đình chị Hồng. Ở độ tuổi lớp 3 bé Vy cần rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo của người lớn, và vì không có đủ thời gian chăm lo dạy dỗ bé Vy nên chị Liễu quyết định thuê gia sư để thay mình làm việc này mỗi ngày. Và nhiệm vụ duy nhất của chị Liễu lúc này là hàng tháng trả đủ tiền lương cho cô gia sư, còn mọi chuyện học hành của Vy chị “khoán” tất cả cho cô gia sư. Nhưng chị nào biết bé chỉ cần sự quan tâm dạy bảo của chị, vì vậy dù có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa cô gia sư vẫn không thể nào khiến bé tiến bộ hơn trong học tập, vì bé luôn nghĩ “Học giỏi hay dở cũng như nhau, điểm 10 cũng đâu được mẹ khen, còn điểm 1 thì cũng đâu bị mẹ la”.
Qua đây chúng ta thấy rằng không thể phủ nhận vai trò của gia sư trong việc học tập của con em. Nhưng không phải vì thế mà bậc phụ huynh trao hết trách nhiệm, bổn phận chăm lo con cái cho các vị gia sư, vì con trẻ cần lắm sự quan tâm, động viên và chỉ bảo của các bậc cha mẹ.
Nên làm gì trước và sau khi quyết định mướn gia sư cho con
Trước khi quyết định mời gia sư nào đó cho con, các bậc phụ huynh nên dành thời gian tìm hiểu để có một chút hiểu biết về người thầy sẽ dạy bảo con mình: Họ là người như thế nào? Ở đâu? Hiện họ đang học hay công tác ở đâu và trình độ thế nào? Tính tình ra sao? Có kỹ năng sư phạm hay không? Có như vậy các bậc phụ huynh sẽ an tâm hơn khi quyết định giao phó phần nào trọng trách dạy dỗ con mình cho người gia sư đó.
Trên hết là tránh việc thúc ép, bắt con học quá nhiều hay đặt ra những yêu cầu vượt quá khả năng của con.
Và sau khi đã mời được một gia sư ưng ý, các bậc phụ huynh phải thường xuyên theo dõi việc dạy vào học của con em với gia sư để có những góp ý, điều chỉnh kịp thời bởi không phải gia sư nào cũng có khả năng truyền đạt và hướng con cái chúng ta vào những gì chúng ta mong đợi.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: