• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Ghen tỵ và ghen tuông là những sự biến đổi cảm xúc của sự xấu hổ.

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Ghen tỵ và ghen tuông đều bao gồm những sự so sánh và đối chiếu. So sánh chỉ về điểm tương đồng, còn đối chiếu tập trung vào những điểm khác nhau. Đôi lúc bạn có thể so sánh bản thân bạn với người khác, nhưng thường xuyên nhất thì bạn sẽ tập trung vào những sự đối chiếu dựa trên những cảm xúc tiêu cực. Bạn cảm nhận về bản thân như thế nào được quyết định rất lớn bởi sự so sánh và đối chiếu cảm nhận về bản thân của bạn với những thứ bạn xem là cái lý tưởng của bạn, chúng có thể được phóng chiếu sang người khác. Đối chiếu bản thân bạn với một hình ảnh lý tưởng hóa của người khác phóng đại nỗi xấu hổ có thể đe dọa đến sự ổn định cái tôi của bạn. Bất kỳ mối đe dọa nào đến lòng tự trọng của bạn có thể gây ra sự xấu hổ (Catherall, 2012) và sự xấu hổ được trải nghiệm qua cảm xúc ghen tỵ hoặc ghen tuông với người khác.

Bạn có thể lý tưởng hóa người khác khi bạn ghen tỵ; bạn tưởng tượng rằng một phẩm chất hoặc một thứ gì đó mà người khác có sẽ đem lại cho bạn sự thỏa mãn hoặc hạnh phúc. Ghen tỵ là một trạng thái bạn trải nghiệm bản thân đang thiếu một thứ gì đó sẽ làm bạn được mọi người ngưỡng mộ nhiều như bạn đang thầm ngưỡng mộ người đang có thứ bạn ghen tỵ. Sợ bất kỳ sự xuất hiện của sự không đầy đủ ở bản thân bạn có thể thúc đẩy bạn tìm cách bảo vệ bản thân bằng cách làm giảm tầm quan trọng của người được ghen tỵ. Bạn đang làm giảm giá trị của họ khi bạn có những ý nghĩ xem thường người khác, ví dụ như những lời chỉ trích họ. Những thứ bạn chỉ trích về người bạn ghen tỵ có thể là những phẩm chất mà bạn tin là người khác ngưỡng mộ chúng. Dù sự ghen tỵ có thể khiến bạn làm giảm vị trí của người bạn ghen tỵ, trong tưởng tượng hoặc trong thực tế, thì sự ghen tỵ cũng có thể khiến bạn nỗ lực hơn để có được những thứ người bạn ghen tỵ sở hữu.

Khi bạn ghen tuông, bạn có thể giả định rằng người khác đang nhận được sự chú ý, yêu thương hoặc sự ngưỡng mộ mà bạn muốn có cho bản thân bạn, được đem lại bởi một ai đó bạn muốn. Sự xấu hổ là nền tảng của ghen tuông, cảnh báo bạn về một mối đe dọa với mối quan hệ của bạn với một người khác có giá trị. Vì vậy, những phản ứng bảo vệ bản thân điển hình trước xấu hổ được trải nghiệm là: thu mình, tránh né hoặc bộc lộ sự tức giận với bản thân bạn hoặc người khác (Nathanson, 1992). Khi sự ghen tuông xuất hiện trong một mối quan hệ, phản ứng tức giận trước nỗi xấu hổ có thể gây ra những hành vi xung hấn và xúc phạm. Bạn có thể làm tổn thương tình địch và kiểm soát người yêu. Hoặc trở nên tránh né khi bạn đang ghen tuông, hoặc thu mình khỏi mối quan hệ, có thể đi cùng với hy vọng của bạn là người yêu sẽ chú ý và tái thiết lập mối gắn bó. Ghen tuông cũng có thể làm bạn cảm thấy không chắc chắn về mối quan hệ.

Khi bạn đang ghen tỵ hoặc ghen tuông, bạn có một cơ hội để hiểu về bản thân bạn bằng cách tự hỏi mình một số câu sau, thay vì chìm đắm trong phản ứng xấu hổ: Bạn nhận thấy mình đang thiếu một số phẩm chất mà bạn thích hình thành ở bản thân bạn? Bạn đang ghen tuông vì bạn muốn một thứ gì đó nhiều hơn từ mối quan hệ của bạn mà bạn không thể có được từ người đó? Bạn nghĩ gì về bản thân bạn và bạn muốn làm gì với cuộc sống của bạn? Trở nên gần gũi với những người khác có thể gây ra sự xấu hổ, và sau đó là những cảm xúc ghen tỵ hoặc ghen tuông, đặc biệt nếu bạn không đánh giá cao bản thân bạn hoặc từng có tuổi thơ mất mát hoặc bị bỏ rơi. Vì vậy, bạn có thể cần nhận ra những cảm xúc của bạn có liên quan nhiều đến bản thân bạn trong mối quan hệ với người khác.

References
Catherall, D. (2012). Emotional Safety: Viewing Couples through the Lens of Affect. New York: Routledge.
Nathanson, D. (1992). Shame and Pride: Affect, Sex, and the Birth of the Self. New York: Norton.
Tomkins, S.S. (1963). Affect Imagery Consciousness. New York: Springer.

Nguồn
Jealousy and Envy: The Emotions of Comparison and Contrast
Jealousy and envy are emotional transformations of shame.
Published on July 13, 2013 by Mary C. Lamia, Ph.D. in Intense Emotions and Strong Feelings
PsychologyToday
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top