Ra Tết, sau những ngày về quê "lĩnh lương" từ bố mẹ, nhiều sinh viên (SV) lên thành phố với hầu bao khá rủng rỉnh, ít cũng cỡ vài triệu đồng, còn nhiều như SV con nhà giàu thì ví dày hơn. Có tiền, một số SV lao vào cờ bạc.
Cá độ bóng đá - cầm đồ, vòng luẩn quẩn của sinh viên. Ảnh: tienphong.vn
Thâu đêm
Vào những buổi tối hai ngày cuối tuần, tại các quán cà phê có màn hình tivi phát bóng đá tại khu vực quanh các trường đại học ở Hà Nội luôn đông đúc SV tới xem bóng đá và tham gia cá độ.
Những ngày đầu xuân Canh Dần, tôi ghé một quán cà phê gần khu Phương Mai, Đống Đa - nơi có nhiều trường đại học như: Kinh tế Quốc dân, Bách khoa, Xây dựng. Mới 8 giờ tối, khoảng một tiếng nữa mới tới trận Bologna - Juventus của giải Vô địch Italia, song quán đã rất đông khách mà chủ yếu là SV. Họ bàn tán về kèo chấp, tiền ăn ra sao, khá rôm rả.
Thấy tôi ngồi một mình, một SV ngồi cạnh bắt chuyện và hỏi tôi “bắt” đội nào? Tôi nói đại là “bắt” Juventus. Cậu sinh viên này rôm rả: “Ông anh trùng ý em rồi! Em cũng đánh Juventus một quả (1.000.000 đồng)! Thế ông anh đánh mấy… quả?”.
Tuy vậy, mấy cậu SV bàn sát đó lại cho rằng Bologna sẽ ăn với lý do Juventus đang “rơi” phong độ, hơn nữa “bà đầm già” lại phải đá sân khách. Kết cục, trận này Juventus thắng với tỷ số 2-1 và rất nhiều SV hôm đó đặt cửa đội chủ nhà đã “đi bằng vành” đau điếng.
Cờ bạc thua thường ham gỡ, nhiều SV nán lại và chơi tiếp nhiều trận sau đó của giải Vô địch quốc gia Đức, Anh, Tây Ban Nha, Pháp.
Không khí bóng đá đầu năm mới tại một quán cà phê trong khu Cổ Nhuế, gần trường Đại học Mỏ địa chất cũng xôm không kém nhiều nơi khác khi gần 30 SV ngồi chăm chú theo dõi trận đấu giữa Barcelona - Santander.
Tôi hỏi một SV đang chăm chú theo dõi trận đấu xem cậu ta có cá độ không thì nhận được câu trả lời: “Cá chứ! Đi xem bóng mà không chơi một chút thì còn gì là hứng thú…”. Rồi cậu ta cho biết, ở khu xóm trọ của cậu ta có tới 70% SV nam mê cá độ.
Trong tuần, ngày nào có bóng đá của giải vô địch các quốc gia châu Âu, hay Cúp châu Âu là SV ham cá độ lại tụ tập nơi quán cà phê thâu đêm. Nhiều trận đá muộn thường diễn ra lúc 3-4 giờ sáng, vậy mà họ vẫn thức bám trụ để xem và… cày! Tất nhiên, khi kết thúc trận đấu thì trời gần sáng và họ trở về phòng trọ để ngủ và ai bình minh sớm cũng phải đến chiều…
Tôi biết một nhóm SV Đại học Giao thông, thuê trọ tại khu Quan Hoa, Cầu Giấy chơi cá độ triền miên. Dịp có tiền họ chơi 5-10 quả/trận là bình thường, còn những hôm không dư giả, họ cũng phải cố xoay lấy nửa quả (500.000) đánh cho đỡ vật.
Nợ nần, học hành dang dở
Ở khu vực Phùng Khoang, Trung Văn, Từ Liêm, không ai lạ Nguyễn Văn T., sinh viên một trường đại học danh tiếng cạnh đó, bởi nổi tiếng cá độ bóng đá. Là một tay cá độ chuyên nghiệp nên mọi ngõ ngách cá cược, các chủ nhận chuyển bóng ở khu Từ Liêm, Thanh Xuân, T. đều nắm rõ. Công việc chính của T. là sáng ngồi quán cà phê phì phèo thuốc lá, đọc báo, ngồi mạng phân tích, nghiên cứu trận đấu... chiều về làm một giấc, đến tối thì mang tiền cá độ.
Đêm 21-2 vừa qua có trận tạm được coi là siêu kinh điển Man City - Liverpool, của giải vô địch ngoại hạng Anh, T. theo kèo trên Man City, chấp đồng banh (0:1/4). Quá thần tượng Man City nên T. đánh hẳn 10 quả và tối đó Man City buộc phải chia điểm trên sân nhà với tỷ số 0-0, cũng đồng nghĩa với việc T. đi đứt một nửa số tiền 10 triệu đồng.
Thua độ nhiều quá, muốn cứu vãn, T. cắm cả xe máy, màn hình máy tính, CPU… để tiếp tục lăn theo trái bóng. Kỳ thi tốt nghiệp sắp đến, chuyện thi cử một số môn còn đang treo vì vậy, việc T. có được thi tốt nghiệp để ra trường hay không vẫn còn là ẩn số.
Cũng giống Nguyễn Văn T., Lê Văn H., SV trường Đại học KHTN cũng cày đêm ngủ ngày. Bao nhiêu tiền cha mẹ còng lưng dưới quê gửi lên, H. nướng vào bóng đá. Tiền vay ngân hàng đóng học phí H. cũng mượn để dùng cho việc cá cược. Thua nhiều nhưng H. vẫn quyết sống chết cùng trò chơi may rủi này. Không tiền trả bạn, bị cấm thi, H. bỏ trốn.
Khi được hỏi lý do cá độ, nhiều SV cho biết “Đây là cách kiếm cơm, áo, gạo, tiền nhanh nhất”. Cách tìm cơm này thật là nguy hiểm khi luôn bỏ bê việc học, thi cử. Không biết những phụ huynh hằng tháng gửi tiền cho con ăn học có hay biết con em mình hằng đêm vẫn thức nhưng không phải để học hành mà lao vào trò đỏ đen.
Theo Nguyễn Hoàng - TPO
Cá độ bóng đá - cầm đồ, vòng luẩn quẩn của sinh viên. Ảnh: tienphong.vn
Thâu đêm
Vào những buổi tối hai ngày cuối tuần, tại các quán cà phê có màn hình tivi phát bóng đá tại khu vực quanh các trường đại học ở Hà Nội luôn đông đúc SV tới xem bóng đá và tham gia cá độ.
Những ngày đầu xuân Canh Dần, tôi ghé một quán cà phê gần khu Phương Mai, Đống Đa - nơi có nhiều trường đại học như: Kinh tế Quốc dân, Bách khoa, Xây dựng. Mới 8 giờ tối, khoảng một tiếng nữa mới tới trận Bologna - Juventus của giải Vô địch Italia, song quán đã rất đông khách mà chủ yếu là SV. Họ bàn tán về kèo chấp, tiền ăn ra sao, khá rôm rả.
Thấy tôi ngồi một mình, một SV ngồi cạnh bắt chuyện và hỏi tôi “bắt” đội nào? Tôi nói đại là “bắt” Juventus. Cậu sinh viên này rôm rả: “Ông anh trùng ý em rồi! Em cũng đánh Juventus một quả (1.000.000 đồng)! Thế ông anh đánh mấy… quả?”.
Tuy vậy, mấy cậu SV bàn sát đó lại cho rằng Bologna sẽ ăn với lý do Juventus đang “rơi” phong độ, hơn nữa “bà đầm già” lại phải đá sân khách. Kết cục, trận này Juventus thắng với tỷ số 2-1 và rất nhiều SV hôm đó đặt cửa đội chủ nhà đã “đi bằng vành” đau điếng.
Cờ bạc thua thường ham gỡ, nhiều SV nán lại và chơi tiếp nhiều trận sau đó của giải Vô địch quốc gia Đức, Anh, Tây Ban Nha, Pháp.
Không khí bóng đá đầu năm mới tại một quán cà phê trong khu Cổ Nhuế, gần trường Đại học Mỏ địa chất cũng xôm không kém nhiều nơi khác khi gần 30 SV ngồi chăm chú theo dõi trận đấu giữa Barcelona - Santander.
Tôi hỏi một SV đang chăm chú theo dõi trận đấu xem cậu ta có cá độ không thì nhận được câu trả lời: “Cá chứ! Đi xem bóng mà không chơi một chút thì còn gì là hứng thú…”. Rồi cậu ta cho biết, ở khu xóm trọ của cậu ta có tới 70% SV nam mê cá độ.
Trong tuần, ngày nào có bóng đá của giải vô địch các quốc gia châu Âu, hay Cúp châu Âu là SV ham cá độ lại tụ tập nơi quán cà phê thâu đêm. Nhiều trận đá muộn thường diễn ra lúc 3-4 giờ sáng, vậy mà họ vẫn thức bám trụ để xem và… cày! Tất nhiên, khi kết thúc trận đấu thì trời gần sáng và họ trở về phòng trọ để ngủ và ai bình minh sớm cũng phải đến chiều…
Tôi biết một nhóm SV Đại học Giao thông, thuê trọ tại khu Quan Hoa, Cầu Giấy chơi cá độ triền miên. Dịp có tiền họ chơi 5-10 quả/trận là bình thường, còn những hôm không dư giả, họ cũng phải cố xoay lấy nửa quả (500.000) đánh cho đỡ vật.
Nợ nần, học hành dang dở
Ở khu vực Phùng Khoang, Trung Văn, Từ Liêm, không ai lạ Nguyễn Văn T., sinh viên một trường đại học danh tiếng cạnh đó, bởi nổi tiếng cá độ bóng đá. Là một tay cá độ chuyên nghiệp nên mọi ngõ ngách cá cược, các chủ nhận chuyển bóng ở khu Từ Liêm, Thanh Xuân, T. đều nắm rõ. Công việc chính của T. là sáng ngồi quán cà phê phì phèo thuốc lá, đọc báo, ngồi mạng phân tích, nghiên cứu trận đấu... chiều về làm một giấc, đến tối thì mang tiền cá độ.
Mải mê trượt dài theo trò cá cược, ngoài chuyện bỏ bê việc học, Tuấn Nghĩa (SV ĐH…K.) còn bị hăm dọa đủ điều, tới mức phải đi trộm cắp, lừa gia đình để có tiền trả nợ. Vì không đủ tiền trả nợ, Nghĩa bị bọn đầu gấu lùng, thậm chí bị đánh bầm giập nhưng vẫn không dám báo công an!
Đêm 21-2 vừa qua có trận tạm được coi là siêu kinh điển Man City - Liverpool, của giải vô địch ngoại hạng Anh, T. theo kèo trên Man City, chấp đồng banh (0:1/4). Quá thần tượng Man City nên T. đánh hẳn 10 quả và tối đó Man City buộc phải chia điểm trên sân nhà với tỷ số 0-0, cũng đồng nghĩa với việc T. đi đứt một nửa số tiền 10 triệu đồng.
Thua độ nhiều quá, muốn cứu vãn, T. cắm cả xe máy, màn hình máy tính, CPU… để tiếp tục lăn theo trái bóng. Kỳ thi tốt nghiệp sắp đến, chuyện thi cử một số môn còn đang treo vì vậy, việc T. có được thi tốt nghiệp để ra trường hay không vẫn còn là ẩn số.
Cũng giống Nguyễn Văn T., Lê Văn H., SV trường Đại học KHTN cũng cày đêm ngủ ngày. Bao nhiêu tiền cha mẹ còng lưng dưới quê gửi lên, H. nướng vào bóng đá. Tiền vay ngân hàng đóng học phí H. cũng mượn để dùng cho việc cá cược. Thua nhiều nhưng H. vẫn quyết sống chết cùng trò chơi may rủi này. Không tiền trả bạn, bị cấm thi, H. bỏ trốn.
Khi được hỏi lý do cá độ, nhiều SV cho biết “Đây là cách kiếm cơm, áo, gạo, tiền nhanh nhất”. Cách tìm cơm này thật là nguy hiểm khi luôn bỏ bê việc học, thi cử. Không biết những phụ huynh hằng tháng gửi tiền cho con ăn học có hay biết con em mình hằng đêm vẫn thức nhưng không phải để học hành mà lao vào trò đỏ đen.
Theo Nguyễn Hoàng - TPO