Chú voi con
New member
- Xu
- 0
Em hãy phân tích bài Đồng chí của Chính Hữu.
BÀI LÀM
Trong những tháng ngày kháng chiến trừơng kỳ chống ngoại xâm của dân tộc, biết bao người đã hăng hái lên đường. Chiến trừơng là nơi hội tụ của hàng triệu tấm lòng yêu nứơc. Họ ra đi bỏ lại sau lưng một vòm trời thân thuộc, một giếng nứơc, gốc đa, mái đình cổ kính… để dấn thân vào cuộc sống gian lao đầy thử thách. Dần dần tình cảm giữa người và người càng trở nên sâu sắc, nó đan kết thành mối tình đồng chí. Nửa thế kỷ đã chắp cánh bay đi nhưng bài thơ Đồng chí của Chính Hữu vẫn còn đó, đọng mãi trong tâm hồn mỗi người, giúp ta hiểu rõ hơn cuộc kháng chiến chống Pháp của ông cha mình.
Quê hương anh nứơc mặn đồng chua
Đầu súng trăng treo.
Quê hương mỗi ngừơi mỗi khác, cũng như quê hương của những người trai hùng đều có nét đặc biệt riêng của nó.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi ngừơi xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Họ là những người xuất thân từ nhân dân lao động, chỉ quen với việc cấy cày, xem con trâu là bạn. Họ đến từ nời “nước mặn đồng chua” hay “đất cày lên sỏi đá” và chẳng ai quen ai, họ chỉ là đôi ngừơi xa lạ ở hai phương trời. Câu thơ gợi lên sự cảm thông suy nghĩ đồng điệu của những con người cùng cảnh ngộ. Thành ngữ “nứơc mặn đồng chua” đi vào thơ thật tự nhiên, giản dị như cuộc sống lam lũ gian nan của họ và họ đã:
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
“Súng bên súng” và “đầu bên đầu”, họ đã thật sự cùng chung hành động, chung chí hướng rồi đây! Trong đêm lạnh giá, gian khổ, họ chia sẻ cho nhau chiếc chăn đơn và suy nghĩ về những gì tươi sáng của cuộc đời. Đọc đến đây, ta không khỏi nhớ đến hai câu thơ của Tố Hữu:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Mong manh quá phải không? Chiếc chăn đơn làm sao sưởi ấm đêm trừơng! Thế nhưng nó đã ấp ủ tình đồng chí từ rất lâu.
Tiếng thơ da diết phút chốc bỗng ngắt riêng ra thành hai tiếng hay đúng hơn là một câu thơ: “Đồng chí”, buộc độc giả phải dừng lại ngẫm nghĩ điều mà hai tiếng ấy đã gợi lên. Phải chăng tình đồng đội của họ đầy ắp đến không còn gì để tả xiết hay nó quá thân thương? Họ cùng chung con đường, chung lý tưởng và tình bạn được nâng cao mãi thành mối tình “đồng chí”. Hai tiếng “đồng chí” nghe sao quen thuộc, giản dị được đúc nên do quá trình bồi đăp của tình cảm con ngừơi! Và dấu chấm than đi sau hai tiếng ấy bỗng chứa chất và ngân rung mãi sợi dây tình cảm. Hai tíêng, hai tiếng htôi mà nói được rất nhiều…
Đọc tiếp bài thơ, ta càng thấy tình đồng chí sâu sắc đến dường nào.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nứơc gốc đa nhớ ngừơi ra lính
Quả thực, họ đã gác bỏ mọi thứ vốn đã ấp ủ và gắn chặt họ với xóm làng thân thuộc. Họ ra đi để tìm một lý tưởng cao hơn nữa, đó là tình yêu đất nứơc, yêu quê hương. Đến đây, ta liên tưởng đến hai câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Người lính ra đi còn biết làm gì khác ngoài giải phóng cho chính quê hương mình. Đồng ruộng và gian nhà kia đang bị nỗi hoang vắng bao trùm. Ruộng thì gửi bạn thân cày, gian nhà thì “mặc kệ” gió lung lay. Dường như tất cả đều vô tư lự, cứ để cho nó tự nhiên đến. “Mặc kệ” hay “đầu không ngoảnh lại” buộc thốt lên chẳng qua để chế ngự những tình cảm bên trong vốn thắm thiết đang dằn vặt họ.
Nhưng không, hãy nhìn giếng nứơc và gốc đa kia đi! Chúng cũng có tâm hồn đấy chứ! Chúng cũng nhớ ngừơi trai ra đi vì nghĩa cả. Từ “nhớ” như xoáy vào lòng người ra đi bởi những cái tưởng như không là gì mà biết nhớ nhung, chời đợi. Đó là những lúc tựa gối bên nhau, họ lại kể cho nhau nghe chuyện quê nhà. Chỉ với ba câu thơ thôi mà đã diễn tả đựơc cái xác xơ, tiêu điều của quê hương anh thời lửa đạn. Họ phải ra đi, ra đi để giải phóng cho quê hương mình, có gì đâu để mà tiếc mà thương.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ứơt mồ hôi
Những đêm trời trở rét, họ đã và phải hứng chịu tất cả. Còn gì đáng sợ bằng những cơn sốt rét hành hạ bản thân anh, chúng như con ma rừng ám ảnh chiến sĩ Trường Sơn heo hút. Dẫu cho vầng trán có đẫm mồ hôi vì cơn sốt rét, dẫu cho:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá.
Thì anh vẫn:
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau, tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay gió rét lại về và đêm nay các anh lại phải đứng chờ giặc. Cảm động làm sao khi giữa trời khuya lộng gió có những con người đứng gác trên núi đá cheo leo hay giữa đồng không mông quạnh. Sương muối rót vào lòng khác chi ướp một tảng băng vào người. Thế nhưng các anh vẫn đứng đó vàe các anh mãi đứng đó, đứng để chờ giặc hay đứng để chờ một ngày mai rực rỡ!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo!
Từ “đứng” chung hành động và từ “chờ” cũng lại chung cùng một hành động. Ý thơ thật hiên nganhg mà cũng thật thầm kín.Đứng bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo!
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” quả là sinh động. Hai hình ảnh súng và trăng sao gần gũi đến lạ. Chúng dường như đã sẵn là xa nhau đến vời vợi mà giờ đây lại kề cận bên nhau. Súng – hình ảnh chiến sĩ; trăng – hình ảnh thi sĩ. Súng – chiến trường ác liệt, trăng – hình ảnh thanh bình. Không phải ngẫu nhiên thơ Chính Hữu lại có hình ảnh súng và trăng lãng mạn. Dường như nó đã được đặt sẵn lúc nào không hay bởi người chiến sĩ đôi lúc cũng phải thả hồn mình để bay bổng lên cao, hay bị chị Hằng làm say bởi ánh sáng tựa như mơ hồ của trăng mây và gió. Thơ Chính Hữu trữ tình và lãng mạn, nó thấm đượm tinh thần đồng đội và cao hơn nữa là tình “đồng chí”. Hình ảnh trăng và súng là một bởi nó đã gắn bó với ông trong suốt trừơng kỳ cách mạng.
Đọc thơ Chính Hữu, chắc ai cũng ít nhiều hiểu được tâm tư tình cảm của người chiến sĩ. Những con người đã quên mình vì sự nghiệp giải phóng cho quê hương, đất nước.
Ngừơi làm bài: NGUYỄN THỊ KIM HUỆ
Lớp 9A2, Trừơng THCS Bến Cát, Bình Dương
Lớp 9A2, Trừơng THCS Bến Cát, Bình Dương
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: