Em hãy kể lại chuyện Thánh Gióng về trời tâu với Ngọc Hoàng công việc mình làm dưới trần gian

Em hãy kể lại chuyện Thánh Gióng về trời tâu với Ngọc Hoàng công việc mình làm dưới trần gian

Bài làm

Sau khi đánh giặc Ân, Thánh Gióng phi ngựa sắt bay về trời. Vừa đến cổng trời, Thánh Gióng đã được các vị thần tiếp đón ân cần và dẫn vào sân rồng. Vừa bước vào sân, Thánh Gióng đã thấy Ngọc Hoàng ngồi trên ngai vàng uy nghi lộng lẫy. Hai bên là hai hàng chư Thần, chư Tướng lẫm liệt, oai nghiêm.

Thánh Gióng quỳ trước bệ rồng tâu:

_ Hạ thần xin kính chúc bệ Ngọc Hoàng vạn tuế. Và xin Ngọc Hoàng cho thần được bày tỏ những việc thần đã làm dưới trần gian.

_ Trẫm miễn lễ. Khanh hãy bình thân và hãy kể lại cho trẫm và các đình thần nghe những việc đó.

Thánh Gióng đứng dậy và bắt đầu kể:

Muôn tâu Ngọc Hoàng! Từ khi được Ngọc Hoàng sai xuống trần giang đầu thai để giúp dân trừ nạn, thần đã đi từ làng này sang xã khác, nhưng vẫn chưa tìm được người ưng ý. Một hôm, đến làng Phù Đổng, thần thấy dân làng nói nhiều đến vợ chồng ông lão phúc hậu, chăm làm đầu làng. Ngày ngày, vợ ông lão ra đồng cấy, còn ông lão lên rừng kiếm củi. Lúc rỗi rãi hai vợ chồng lại đi thăm mọi người, sẵn sàng giúp đỡ những người ốm đau, hoạn nạn. Vì thế dân làn rất quý mến. Tuy phúc hậu, nhưng vợ chồng ông lão đã sáu mươi tuổi rồi mà vẫn chưa có một mụn con. Nghe vậy thần vui mừng khôn xiết. Biết chắc là sáng hôm đó, bà lão ra đồng làm việc, thần liền biến thành một vết chân rất to, khác thường. Quả nhiên một lúc sau, bà lão đã ra đồng làm việc. Bà ngạc nhiên khi thấy vết chân đó. Bà suy nghĩ trầm ngâm và đặt bàn chân mình lên ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Không ngờ sau buổi đó, bà thụ thai. Ngày tháng qua đi một cách nhanh chóng, kể từ hôm đó đã mười hai tháng rồi.

Vào một buổi sáng mùa xuân mát mẻ, bà lão đã sinh ra một đứa con trai khôi ngô bụ bẫm. Đứa bé đó chính là thần. Bố mẹ thần rất sung sướng. Bà con hàng xóm cũng kéo đến chia vui. Nhưng rồi một nỗi lo âu đến với mọi người. Đã ba tuổi rồi mà thần vẫn chưa biết nói biết cười và cũng chẳng biết đi. Lo buồn nhưng không ai ghét bỏ thần. Mọi người vẫn yêu thương thần như trước.
Bấy giờ, giặc Ân sang xâm chiếm bờ cõi nước Việt. Sức giặc rất mạnh, vua Việt lo sợ, dân chúng hoảng loạn. Chúng đi đến đâu là đốt sạch và bạo tàn hơn, chúng giết sạch kể cả cụ già, em nhỏ. Chúng để lại sau lưng những tiếng kêu khóc thảm thiết. Trước tình cảnh đó, vua nước Việt cho sứ giả đi khắp nhơi tìm người tài giỏi cứu dân cứu nước.

Một hôm, nghe tiếng loa của sứ thần, tự nhiên thần bật tiếng nói:

_ Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con thưa chuyện.

Mẹ thần ngạc nhiên và mừng rỡ, vội đi mời sứ giả. Sứ giả vào, thần nói:

_ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ giáp sắt. Ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Mừng rỡ, sứ giả về tâu vua. Vua cho các thợ ngày đêm làm gấp những thứ thần cần. Và cũng từ hôm đó, thần ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc vào đã căng đứt chỉ. Cha mẹ thần không đủ tiền gạo nuôi thần. Bà con từ khắp nơi đổ về. Người gánh gạo, người gánh cà, người mang vải gom góp lại giúp cha mẹ thần nuôi thần. Ai cũng muốn thần lớn nhanh để đánh giặc.

Rồi một hôm, sứ giả đã đem các thứ thần cần đến. Thần vươn vai biến thành một ráng sĩ mặt khôi ngô tuấn tú, thân hình vạm vỡ, chân tay rắn chắc. Thần mặc giáp sắt rồi quỳ xuống từ biệt cha mẹ và bà con xóm làng. Mọi người lưu luyến tiễn đưa thần. Thần cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa. Thần thúc ngựa phi thẳng tới chỗ quân giặc, vung gậy sắt xuống đầu bọn chúng. Giặc chết như rạ, tướng giặc núng thế liền cưỡi ngựa bỏ chạy. Như rắn mất đầu, quân giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy. Thần tiếp tục truy kích giặc, giáng cho chúng những đòn chí mạng để chúng từ bỏ hẳn mộng xâm lăng. Bỗng roi sắt của thần bị gãy, thần bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc. Cùng với thần, bà con khắp nơi, kẻ cầm gậy, người cầm cuốc hăng hái xông lên đuổi giặc. Đuổi đến chân núi Linh Sóc thì không còn bóng tên giặc nào. Lên đỉnh núi, thần bèn cởi giáp sắt để lại, cưỡi ngựa bay về trời chờ lệnh Ngọc Hoàng phán bảo.

Khi Thánh Gióng kể, Ngọc Hoàng và cả đình thần chăm chú lắng nghe. Nghe xong, Ngọc Hoàng vui vẻ hài lòng, vuốt râu phán bảo:

_ Khanh thật là giỏi, khanh đã không phụ lòng tin của trẫm và không phụ lòng yêu mến của muôn dân. Khanh đã lập được công lớn Trẫm nhất trí với lời thỉnh nguyện của muôn dân phong cho khanh là Phù Đổng Thiên Vương và cho phép dân Việt hàng năm cứ đến tháng lại mở hội để nhớ mãi chiến công này.

Nói xong, Ngọc Hoàng cho nàng ngọc tửu, đào tiên ban thưởng Thánh Gióng và truyền cho mọi người về chuẩn bị lễ mừng công của Gióng.
 
Thánh Gióng về trời tâu với Ngọc Hoàng công việc mình làm dưới trần gian, sau khi đánh tan giặc Ân.

Bài làm

Đánh tan giặc Ân, từ đỉnh Sóc Sơn, hướng về làng Phù Đổng, từ biệt mẹ cha, từ biệt quê hương, Thánh Gióng phi ngựa sắt bay về trời. Vừa đến cổng trời, Thánh Gióng đã được các vị thần đón tiếp ân cần và dẫn vào sân rồng. Vừa bước vào sân, Thánh Gióng đã thấy Ngọc Hoàng ngồi trên ngai vàng uy nghi. Hai bên là hai hàng chư thần, chư tướng lẫm liệt oai nghiêm.
Gióng quỳ trước bệ rồng, tâu:

– Hạ thần xin kính chúc Ngọc Hoàng vạn vạn tuế! Xin cho thần tâu bày những việc đã làm dưới trần gian.

– Trẫm miễn lễ! Khanh hãy bình thân và hãy kể lại cho trẫm và đình thần nghe những việc đó.

Thánh Gióng đứng dậy và bắt đầu “bản tấu miệng” (Thời ấy cả trên thiên đình lẫn dưới mặt đất đều chưa có giấy viết, chữ viết)

– Muôn tâu Ngọc Hoàng! Từ khi được Ngọc Hoàng sai xuống trần gian đầu thai để giúp dân trừ nạn, thần đã đi từ làng này sang xã khác, nhưng vẫn chưa tìm được người ưng ý. Một hôm, đến làng Gióng, thần thấy dân làng nói nhiều về vợ chồng ông lão phúc hậu, chăm làm sống ở đầu làng. Ngày ngày, vợ ông lão ra đồng trồng cấy, còn ông lão thì lên rừng kiếm củi. Lúc rỗi rãi, hai vợ chồng lai đi thăm mọi người, sẵn sàng giúp đỡ những người ốm đau, hoạn nạn. Vì thế, dân làng rất quý mến. Tuy phúc hậu, nhưng vợ chồng ông lão vẫn chưa có một mụn con. Nghe vậy, thần vui mừng khôn xiết. Biết chắc là sáng hôm đó, bà lão sẽ ra đồng làm việc, thần liền biến thành một vết chân to khác thường. Quả nhiên, một lúc sau, bà lão ra đồng làm việc. Bà ngạc nhiên khi nhìn thấy vết chân đó. Ngẫm nghĩ một lúc, không hiểu sao, bà đặt bàn chân mình lên ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Sau buổi đó, bà thụ thai. Ngày tháng qua đi một cách nhanh chóng, kể từ hôm đó đã mười hai tháng rồi.

Vào một buổi sáng mùa xuân mát mẻ, bà lão sinh ra một đứa con trai khôi ngô, bụ bẫm. Đứa bé đó chính là thần. Bố mẹ thần sung sướng. Bà con hàng xóm cũng kéo đến chia vui. Nhưng rồi một nỗi lo âu đến với mọi người. Đã ba tuổi rồi mà thần vẫn chưa biết nói, biết cười và cũng chẳng biết đi. Lo buồn, nhưng không ai ghét bỏ thần. Mọi người vẫn thương yêu thần như trước.

Bấy giờ, giặc Ân sang xâm chiếm bờ cõi nước Việt. Sức giặc rất mạnh. Vua Việt lo sợ, dân chúng hoảng loạn. Ngọn lửa quân giặc đốt bốc cháy ngút trời. Chúng đi đến đâu là đốt sạch và tàn bạo, giết cả cụ già, em nhỏ. Chúng để lại sau lưng những tiếng kêu khóc thảm thiết. Trước tình cảnh đó, vua nước Việt cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu dân, cứu nước.

Một hôm, nghe tiếng loa của sứ giả, tự nhiên thần bật lên tiếng nói:

– Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con thưa chuyện.

Mẹ thần ngạc nhiên, mừng rỡ, vội đi mời. Sứ giả vào, thần nói:

– Ngài về tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc này.
Mừng rỡ, sứ giả về tâu vua. Vua cho các thợ ngày đêm làm gấp những thứ thần cần. Cũng từ hôm đó, thần ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc vào đã căng đứt chỉ. Cha mẹ thần không đủ tiền, gạo nuôi thần. Bà con từ khắp nơi đổ về. Người gánh gạo, người gánh cà, người mang gom góp lại giúp cha mẹ thần nuôi thần. Ai cũng muốn thần lớn nhanh để đánh giặc.
Rồi một hôm, sứ giả đã đem các thứ thần cần đến. Thần vươn vai, biến thành một tráng sĩ khôi ngô, tuấn tú, thân hình vạm vỡ, chân tay rắn chắc. Thần mặc giáp sắt rồi quỳ xuống từ biệt cha mẹ và bà con làng xóm. Mọi người lưu luyến tiễn thần, thần cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Thần thúc ngựa phi thẳng đến chỗ quân giặc, vung roi sắt xuống đầu bọn chúng. Giết giặc như ngả rạ, tướng giặc túng thế, cưỡi ngựa bỏ chạy. Như rắn mất đầu, quân giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy. Thần tiếp tục đuổi giặc, giáng cho chúng những đòn chí mạng. Bỗng roi sắt gãy, thần bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Thần đuổi đến núi Sóc thì không còn bóng tên giặc nào. Lên đỉnh núi, thần bèn cởi áo giáp sắt để lại, cưỡi ngựa sắt bay về trời chờ lệnh của Ngọc Hoàng.

Khi Thánh Gióng kể, Ngọc Hoàng và cả đình thần chăm chú lắng nghe. Nghe xong, Ngọc Hoàng tỏ vẻ hài lòng, vuốt râu, phán:
– Khanh thật tài giỏi, đã không phụ lòng tin của trẫm và lòng yêu mến của muôn dân. Khanh đã lập được công lớn. Trẫm chuẩn tấu lời thỉnh nguyện của muôn dân, phong cho khanh chức Phù Đổng Thiên Vương và cho phép dân Việt hàng năm cứ đến tháng tư lại mở hội nhớ mãi chiến công này.

Dứt lời, Ngọc Hoàng cho mang ngọc tửu, đào tiên ban thưởng Thánh Gióng và truyền chư hầu, chư tiên chuẩn bị lễ hội mừng công.
 
Sau khi đánh tan giặc ngoại xâm, Thánh Gióng bay về trời. Em hãy đóng vai Thánh Gióng để tâu với Ngọc Hoàng những việc Gióng đã làm dưới hạ giới.

Bài làm

Ngoảnh mặt nhìn lại hạ giới, ta có chút bồi hồi. nơi đây ta đã sống và gắn bó, cùng với những người dân đánh tan quân xâm lược. Mặc dù rất yêu quý nhưng cũng đã đến lúc phải gặp Ngọc Hoàng để báo cho người biết ta hoàn thành sứ mạng người giao cho ta dưới trần gian.

Ta thẳng hướng thiên đình bay lên. Cả một khung cảnh lung linh, mờ ảo, kì vĩ của cung điện sơn son thếp vàng ẩn hiện trong mây trời chẳng mấy chốc đã hiện ra. Ngọc Hoàng biết hôm nay ta trở về nên đã cho các tiên nữ và quân lính đón tiếp ta từ cổng. Ta vội vã đến yết kiến ngài. Ngọc Hoàng vui mừng khi gặp ta bời người rất lo lắng cho dân chúng. Người muốn ta kể tường tận những việc ta đã làm dưới hạ giới và cả cảnh vật, con người ở đó. Không để người đợi lâu, ta bắt đầu kể.

_ Muôn tâu bệ hạ! Tuân theo Thánh chỉ, thần đã xuống ngay hạ giới. Đang băng khoăn không biết thực hiện sứ mệnh bệ hạ giao cho như thế nào, thì một hôm, khi bay qua làng Gióng, thần gặp hai vợ chồng nhà kia hiếm muộn nhưng ăn ở vô cùng phúc đức. Thần rất thương và nảy ra ý định sẽ đầu thau làm con của họ. Một ngày đẹp trời, thần thấy bà lão phúc hậu vào rừng, liền hóa thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử. Từ phút giây ấy, thần đã đầu thai làm con trong gia đình nhỏ của họ. Hai ông bà chăm sóc yêu thương thần hết lòng, ông bà ngày ngày mong thần khôn lớn như những đứa trẻ khác. Ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi thần vẫn chẳng biết cười, chẳng biết nói cũng chẳng biết đi. Cha mẹ thần rất buồn, thần cũng thương lắm nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên thần phải giữ im lặng. Trong thời gian đó, thần âm thầm luyện tập những võ nghệ đã được Người truyền cho để chuẩn bị đương đấu với giặc xâm lược.

Thế rồi giặc Ân đến xâm lược đất nước, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Đất nước Văn Lang bị đặt trong tình thế nguy kịch, nhân dân bị giặc tàn sát một cách dã man. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, thần biết rằng đã đợi lúc phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thần liền cất tiếng nói đầu tiên của mình:

_ Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hảy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Nghe thần cất tiếng nói sau bao ngày im lặng, mẹ thần vô cùng ngạc nhiên và mừng rỡ. Nhưng rồi mẹ thần lại lo lắng và nói:

_ Con còn nhỏ, có biết việc quan, việc nước là gì. Trêu đùa với lệnh của nhà vua là bị chém đầu đó, nghe chưa?
Nhưng rồi thần đã trấn an mẹ thần rằng:

_ Mẹ đừng lo lắng gì cả, con sẽ giúp được nhà vua, mẹ cứ ra mời sứ giả vào đây!

Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ thần vẫn rất xúc động, vội vã ra mời sứ giả vào. Thần tâu với sứ giả:

_ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Khi sứ giả đi rồi, thần ăn không biết no, ăn vào bao nhiêu thần lớn bấy nhiêu đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ thần thấy thần ăn khỏe đến gạo dự trữ cho năm sau cũng hết bèn chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con bảo nhau góp gạo củi, may quần áo chi thần.

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu thì vô cùng hốt hoảng, cùng lúc đó sứ giả đem những thứ thần cần đến. Lần này, thần vùng đứng dậy, vươn vau một cái đã biến thành một tráng sĩ khôi ngô, vạm vỡ, cao lớn phi thường thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với thần nữa. Thấy vậy mọi người lại cùng nhau đi tập hợp sắt thép lại, nung lên, ngày đêm rèn cho thần những thứa thần cần. Chỉ một ngày sau, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Thần liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng đến chỗ quân giặc. Thần nhớ rằng, khi tiễn thần đi, khắp nơi vang lên tiếng chúc tụng chiến thắng. Thần ra trận với tình yêu thương, sự lo lắng và niềm hi vọng của cả dân làng.
Sau phút chia tay, thần một mình một ngựa lao thẳng vào trận đánh.Ngựa đi đến đâu lun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng hoảng loạn. Chúng chết như ngả rạ khiến cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Số còn lại giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn, thần phi ngựa đuổi theo đánh cho kì kết, đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay thần gãy gập, thần liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Chúng lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã. Về phía thần, khi đến chân núi Sóc Sơn, thần bèn cởi áo giáp sắt để lại gửi trả dân làng rồi cùng ngựa bay về trời để gặp Ngọc Hoàng.
Nghe ta kể đến đó, Ngọc Hoàng mỉm cười nói:

_ Ta những tưởng khanh sẽ ở lại với dân làng và cha mẹ?

_ Bẩm Ngọc Hoàng, thần đâu dám trái lệnh bề trên.

_ Khanh thật tài giỏi lại rất nghĩa tình, không phụ lòng tin yêu của trẫm. Nay ta phong cho khanh tước Phù Đổng Thiên Vương và cho phéo những người dân hạ giới hàng năm được tổ chức lễ hội để có cơ hội tỏ lòng biết ơn khanh vào mỗi tháng tư âm lịch. Dứt lời, Ngọc Hoàng bèn ban thưởng cho ta. Ta cảm thấy rất vui vì đã giúp Ngọc Hoàng trừ họa xâm lăng cho muôn dân. Niềm mong mỏi lớn nhất của ta lúc này là mong cho hạ giới luôn yên bình và ấm no, hạnh phúc.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top