Hỏi em có nên rời trường để bắt đầu công ti của em hay tiếp tục ở lại trường và làm việc với công ti khởi nghiệp cùng lúc?

Trang Dimple

New member
Xu
38
Một sinh viên đại học năm thứ ba hỏi: “Em muốn là nhà doanh nghiệp và bắt đầu công ti của em. Bạn em thích ý tưởng của em và tin chúng em có thể bắt đầu công ti bây giờ. Câu hỏi của em là em có nên rời trường để bắt đầu công ti của em hay tiếp tục ở lại trường và làm việc với công ti khởi nghiệp cùng lúc? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Tôi biết rằng
“công ti khởi nghiệp” là xu hướng mà nhiều sinh viên đại học muốn làm. Có những bài báo về cách làm công ti khởi nghiệp ngay cả khi bạn vẫn trong trường nhưng sự kiện là bạn cần nhiều điều hơn chỉ ý tưởng và kĩ năng để làm công ti khởi nghiệp. Để đột phá thị trường, bạn phải biết rõ thị trường để nhận diện cơ hội khi nào thì bắt đầu và khi nào không bắt đầu. Điều đó nghĩa là bạn phải dành thời gian để nghiên cứu thị trường và làm việc cần mẫn để đạt tới giấc mơ của bạn. Câu hỏi của tôi là: “Bạn có thể nghiên cứu xu hướng thị trường, phát triển kĩ năng, quản lí công ti khởi nghiệp và đi học tại trường cùng lúc được không?”

“Bắt đầu một công ti KHÔNG phải là ngẫu nhiên mà là chiến lược bạn phát triển cẩn thận dựa trên cơ hội để đột phá thị trường. ĐỪNG tin vào các huyền thoại về Apple, Microsoft, Facebook, hay Uber v.v., có nhiều câu chuyện không thực về cách họ bắt đầu. Khi những công ti này thành công, dường như là dễ dàng thế để làm điều họ đã làm nhưng điều phần lớn mọi người KHÔNG biết tới những thách thức và khó khăn mà những nhà sáng lập này phải làm việc qua trước khi ý tưởng của họ đột phá được thị trường.”

“Đừng nghĩ rằng bạn có thể rời trường để làm công ti khởi nghiệp vì Bill Gates hay Mark Zuckerberg đã bỏ trường nên bạn có thể làm cùng điều đó. Bạn vào đại học để học và phát triển tri thức và kĩ năng mà bạn có thể áp dụng cho công ti khởi nghiệp của bạn. Về căn bản, bạn cần nhiều kĩ năng hơn bạn nghĩ vì bạn một mình chịu trách nhiệm cho mọi thứ bạn làm. Chẳng hạn, bạn cần thuê người kĩ thuật để phát triển sản phẩm và người làm tiếp thị và kế toán cho công ti. Bạn có biết cách thuê người đúng không? Bạn sẽ cần học nhanh hơn bạn có thể hình dung. Trong việc bắt đầu một công ti, kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ mà bạn cần nhiều hơn và học từ kinh nghiệm. Câu hỏi của tôi là: “Bạn có thể bắt đầu một công ti đồng thời đi tới trường với cả đống bài tập về nhà, bài kiểm tra, và bài thi không?”

“Sự kiện là không ai bắt đầu một công ti và thành công ngay lập tức. Phần lớn mọi người thất bại nhiều lần trước khi họ thành công. Câu hỏi là bạn có thể thất bại bao nhiêu lần và vẫn học từ nó? Về lí thuyết, càng nhiều thất bại, bạn càng học được nhiều kinh nghiệm và càng có cơ hội tốt hơn cho thành công, nhưng nó chỉ là lí thuyết. Câu hỏi của tôi là: “Bạn có thể học từ thất bại không? Không phải một lần mà nhiều lần? Hay bạn từ bỏ và bỏ giấc mơ của bạn? Bạn quyết tâm thế nào trong việc đạt tới giấc mơ của bạn? Bạn có đủ nghiêm chỉnh hay bạn chỉ muốn làm nó cho vui? Tự hỏi bản thân bạn: “Mình có thể tới trường và bắt đầu công ti đồng thời và làm tốt cả hai được không?”

“Không ai đã bao giờ nói rằng công ti khởi nghiệp là dễ, cả tinh thần và thể lực của bạn sẽ được kiểm tra. Sẽ có nhiều căng thẳng, nhiều đêm làm việc muộn, và nhiều đêm bạn thậm chí không được ngủ. Bạn phải đưa mọi nỗ lực của bạn vào, mọi sức mạnh của bạn, mọi tiền bạc của bạn, mọi ngày, mọi tuần, mọi tháng cho tới khi bạn thành công. Câu hỏi của tôi là: “Bạn có thể làm điều đó khi bạn vẫn đang học trong trường không?”

Lời khuyên của tôi: “Ở lại trường và học nhiều nhất bạn có thể học được. Mọi thứ khác có thể đợi.”

Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
 
Có việc làm ở công ti mơ ước của bạn

Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp trong Khoa học máy tính và muốn làm việc cho Google hay Facebook. Liệu có thể có được việc làm với những công ti này không? Xin thầy lời khuyên.”



Đáp: Em đã không nhắc tới em tốt nghiệp từ đâu cho nên tôi khó cho em lời khuyên. Giả sử rằng em tốt nghiêp từ một đại học Mĩ thì em có thể xin thẳng vào các công ti này. Nếu em tốt nghiệp từ một đại học bên ngoài Mĩ thì điều đó sẽ là khó trừ phi những công ti này đang thuê người ở nước của em.

Để có việc làm tại bất kì công ti công nghệ nào trước hết em phải xin vào và được phỏng vấn. Nếu em qua được cuộc phỏng vấn, thì em sẽ có được việc làm. Cả Google và Facebook đều yêu cầu kĩ năng lập trình giỏi trong các ngôn ngữ được dùng rộng rãi như Java, C++, Python, và JavaScript. Mọi cuộc phỏng vấn đều bắt đầu với việc đánh giá kĩ năng lập trình nơi họ sẽ yêu cầu em viết mã cho một số thứ.

Nếu em làm tốt các đánh giá lập trình này, thì họ sẽ kiểm tra kĩ năng của em trong giải quyết vấn đề bằng việc dùng cấu trúc dữ liệu và thuật toán nơi em phải giải quyết một số vấn đề trong một khoảng thời gian giới hạn. Nếu em làm tốt trong các đánh giá này thì bước tiếp sẽ hội tụ chủ yếu vào các câu hỏi thiết kế trong một miền xác định để xác định liệu em có khớp để làm việc trong công ti của họ không.

Phần cuối của cuộc phỏng vấn chủ yếu hội tụ vào nhân cách của em, kĩ năng trao đổi của em và thái độ của em để xem liệu em có “khớp” với “khía cạnh văn hoá” của công ti không. Nếu em có thể trao đổi rõ ràng, bầy tỏ đam mê của em để làm việc ở đó và tỏ ra tự tin và kính trọng, em sẽ có việc làm. Dựa trên các sinh viên của tôi làm việc ở đó, giải quyết vấn đề là khía cạnh quan trọng nhất của cuộc phỏng vấn cũng như phỏng vấn “kĩ năng mềm” vì một số người tốt nghiệp đã làm tốt trong các phỏng vấn kĩ thuật thường thất bại do việc thiếu kĩ năng mềm và có thể dường như kiêu ngạo trong phỏng vấn.


Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top