Để triết học thật sự mang tính ứng dụng

  • Thread starter Thread starter Virgo
  • Ngày gửi Ngày gửi

Virgo

New member
Xu
0
Khi các bạn làm chuyên mục này tôi thực sự rất vui mừng vì mọi cách ý thức tư duy nhận thức mà không có thực tiễn thì ....thật là tốn giấy mực.thực tiễn là chân lý:))Đã có một số bài viết về cách sống ,cách tư duy ,các kiểu tư duy nhưng nó còn chưa logic.tôi thấy chuyên mục cũng đã được chia thành từng phần về ứng dụng đời sống, về tăng khả năng tư duy phục vụ cho nghiên cứu và học tập và một số chẳng liên quan ...về vấn đề quan điểm về cuộc sống:cần phải định hướng môt cách hoàn chỉnh cho các bạn độc giả khơi gợi cho họ ham muốn tìm hiểu, sáng tạo mà thực tiễn là các môn học ở trường, là công việc ở công sở. chư không giập dềnh theo nhiều đợt sóng rồi tất cả bạn đọc bị cuốn ra biển đông và chết chìm hết,các bạn phải viết bằng chính tư duy của các bạn bằng chính ham muốn của các bạn cách cảm cách hiểu và chiều hướng các bạn đưa ra để mọi người cùng bình luận chứ không phải là những bài dịch đầy trừu tượng của các giáo sư tiến sĩ.Hoặc giả chỉ cần đặt vấn đề để mọi người thảo luận sau đó các mob tổng kết lại khi hết thời gian thảo luận....Trong kinh thi có câu cái đạo thực sự những người thấp hèn hay ngu dốt những bà già hay con trẻ đều có thể hiểu được nhưng một khi nói cao siêu thì cả thánh nhân cũng không thể lãnh hội được hết,nếu các bạn các anh làm được vế trên thì tốt quá.Tôi vẫn phân vân không biết đối tượng thực sự mà các bạn muốn hướng tới là gì thanh niên hay trung niên hay người già hay tất cả ai tìm được cái gì thì cứ tìm trong sự hỗn độn này....về phát triển tư duy tôi thiết nghĩ cần phải bắt đầu từ ham muốn thay đổi của đọc giả để đạt được mục đích để đạt được lợi ích.tư duy logic thật tuyệt vời nhưng chưa có bài viết về sự ứng dụng cụ thể của nó trong các môn học ở trường cho công việc cụ thể rồi cách thức phát triển nó....còn tư duy trừu tương ứng dụng và cách phát triển,lơị ích thực sự của nó....tư duy tổng thể.....các bác phải đưa ra một đường hướng cụ thể cho sự phát triển nhận thức cả về lối sống và tư duy của các bạn trẻ Việt(thế hệ trẻ mới là mục tiêu của tôi minh triết thì quá muộn cho những kẻ già nua rụng hết răng và những kẻ linh hồn chết trước thể xác,va thế hệ trẻ thì lươt net nhiều hơn:after_boom:) và nó phải cụ thể như sơ đồ maidmap(sơ đồ tư duy) có tính ứng dụng thực tiễn vào công việc học tập và lao động hàng ngày...những lời nói thẳng thì khó nghe chắc bị edit thôi nhưng đây là những lời tâm can của em và cũng là ước mơ của em thay đổi tư duy và nhận thức của thế hệ trẻ việt một cách toàn diện và triệt để.qua 30/4 em sẽ viết bài cụ thể cho diễn đàn (là bài do chính em suy nghĩ đẻ viết bằng kinh nghiệm tư duy của mình chứ không vay mượn của ai cả).....những tác phẩm không viết bằng máu và nước mắt thì chẳng đáng đọc những tác phẩm viết bằng máu và nước mắt thì cũng không muốn người ta đọc qua mà muốn được học thuộc lòng.
 
Quả thật là số sách vở lí thuyết mà con người đã viết,đã nói tính đến nay thì rất là nhiều nhưng mức độ hiểu và vận dụng vào thực tiễn thì chưa được là bao nhiêu.Tìm hiểu triết học phải gắn liền với thực tiễn phải có sự minh triết ,dẫn các tư tưởng vào những tình huống cụ thể thì mới thấu hiểu cái hay và vẻ đẹp của nó,nếu không sẽ coi triết học là chung chung trừu tượng khó hiểu không thiết thực.Ngay như chỉ một câu nói nói ngắn gọn của lập trường duy vật:"Vật chất quyết định tinh thần" nhưng chưa hẳn tất cả những người duy vật đã thực hiện được hết đường lối trên,nhất là những tình huống rất cụ thể tầm vi mô trong cuộc sống.

Ăn một món ăn người duy vật sẽ quan tâm tới giá trị dinh dưỡng,các chất vitamin,đạm...có trong món ăn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe chứ không coi trọng cảm giác"thuốc đắng giã tật".Vậy mà một anh bạn luôn tự nhận mình có tư duy theo lập trường duy vật lại luôn ăn những món ăn mà anh ta thích và đem lại cho anh ta cảm giác ngon miệng rất ít chú ý tới mức độ độc hại của nó đối với thể chất.
Khoa học duy vật chứng minh rằng tình trạng sức khỏe có vai trò quyết định tới cảm giác,tình trạng tâm lí tính cách như là:Người ốm yếu bệnh tật thì hay cáu gắt,âu lo,sợ hãi ...kết cấu và hoạt động sinh học của mắt của mũi,tai...sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc tạo thành hình ảnh , mùi vị và âm thanh mà con người nhận thức,yếu tố di truyền,cấu tạo của bộ não quyết định tới năng lực tư duy hay các năng khiếu khác của con người.Vì thế chỉ cần điều chỉnh tình trạng thể chất là sẽ điều chỉnh được trạng thái tâm lí.
Còn người duy tâm trong y học sẽ nói ngược lại,họ sẽ cho rằng diễn biến cảm giác,tâm lí,tình cảm mới là nguyên nhân sinh ra bệnh tật tuy nhiên thì cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đến nay vẫn còn chưa ngã ngũ.

Trong quan hệ xã hội mỗi cá nhân,tổ chức đoàn thể chính là lực lượng vật chất của xã hội.Thế lực thống trị thời phong kiến là ai?Nó không hề tồn tại hoàn toàn chung chung mà được cụ thể ra thành các lí trưởng,quan lại,vua chúa...còn luật lệ nhà vua ban hành thuộc về mặt ý thức.Đấu tranh theo hình thức duy vật không thiên về phê phán chỉ chích các luật lệ mà là phải lấy việc lật đổ những vua chúa quan lại làm mục đích cao nhất của đấu tranh.
Những hành vi cụ thể trong quan hệ giữa con người với nhau sẽ sinh ra nhưng tình cảm tương ứng yêu mến hay ghét bỏ tùy thuộc vào những hành vi cụ thể ,nếu tách rời tình cảm ra khỏi nhưng hành vi cụ thể sẽ là thứ tình cảm suông nên sẽ rất khó có kiểu tình yêu người ta mãi ở xa nhau không bao giờ gặp nhau.

Dạy triết học theo lập trường duy vật phải bắt đầu gợi mở từ những tình huống cụ thể đi từ cái chung đến cái riêng,cái ngẫu nhiên đến tất nhiên để rồi từ đó xây dựng trong tư duy của người học ,họ sẽ tiếp thu và hiểu để hình thành những khái niệm cơ bản.Từ tư duy đã được xây dựng ấy người học sẽ lại vận dụng vào thực tiễn khám phá phát triển và hiểu sâu hơn nữa những gì đã học.
.......................
Đó mới chỉ là một vài ứng dụng rất nhỏ của triết học trong việc dịnh hướng tư duy.Còn rất nhiều vấn đề để chúng ta phải minh triết
 
Ở phương Đông thời xưa người ta đã ứng dụng nhiều tư tưởng triết học vào y học cổ truyền .
Con người phải lấy tự nhiên làm cái tiên quyết đến hành động của mình.Ngày thì dậy hoạt động,mới ngủ dậy cần hoạt động nhanh mạnh thì càng tỉnh táo còn chậm chạp ì ạch càng thấy mệt.Đêm là trạng thái tĩnh,tạm thời dừng lại thì hoạt động con người cũng cần về trạng thái nghỉ,thế là ta đã đưa hành động của mình hòa hợp với vũ trụ đất trời.Tự nhiên thì là thế nhưng đời sống xã hội lại có lúc đi ngược lại tự nhiên,thế là mâu thuẫn.
Cái gì chậm rãi,mềm dẻo thì bền lâu như con rùa,hay con gấu bình thường thì chập chạp nhưng khi cần bắt cá lại rất nhanh...thế là môn võ dưỡng sinh Thái cực quyền được ra đời từ đó nhằm nâng cao tuổi thọ con người.

Theo quy luật Ngũ Hành tương sinh:Mộc-hỏa -thổ-kim-thủy-mộc...
Quy luật tương khắc:Mộc khắc thổ,thổ khắc thủy,thủy khắc hỏa,hỏa khắc kim,kim khắc mộc...
Người ta đã quy nạp được thành một hệ thống để dùng vào y học:



Theo thứ tự:Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy:

Giận-mừng-lo-buồn-sợ
Hét- cười - hát - khóc - rên
Gân- mạch- cơ- da- lông
Tinh -tủy -xương -răng -tóc
Can -tâm -tì- phế -thận
Xanh -đỏ -vàng -trắng -đen
Mắt -lưỡi -miệng -mũi -tai
Chua -đắng -ngọt -cay -mặn
sinh -trưởng -hóa- thu -tàng
Xuân -hạ -trưởng hạ -thu -đông
Đông -Nam -trung ương -Tây -Bắc

Người buồn sầu,khóc nhiều mà hóa điên thì thầy thuốc dùng mẹo làm cho người ta giận để khắc chế,giảm bệnh.Người vui mừng quá thì nên làm cho người ta sợ để hạn chế hỏa.Khi cơ quan này bị bệnh thì còn phải tác động vào các bộ phận khác liên quan với nó.Như nếu tim bị bệnh thì phải giảm bớt hoạt động của Thận,Thận hoạt động mạnh sẽ khắc chế tim,tim yếu thì sẽ không thể khắc chế phổi.Đó là mối liên hệ chặt chẽ trong cơ thể con người....
Con người là một vũ trụ thu nhỏ :vũ trụ có ngày đêm người có nam có nữ,trời đất có tứ phương thì người có tứ chi,...Âm Dương đấu tranh theo hai chiều hướng thuận nghịch:Cái này thịnh thì cái kia phải triệt tiêu,cái lạc hậu lụi tàn thì cái tiến bộ mới phát triển,hoặc là mặt này phát triển thì sẽ kéo cái kia phát triển theo.
vì vậy hành động con người phải thống nhất với tự nhiên.Tự nhiên khác,xã hội khác nên không thể lầm tưởng là con người cũng luôn phải hành động theo quy tắc xã hội,bởi có lúc phép tắc xã hội còn đi ngược lại quy luật tự nhiên.
 
Tôi thì thích triết học trong thực tiễn là tính phản biện và logic.
Tôi quan tâm nhiều đến ngôn ngữ, nên tôi thích các triết gia như Wittgenstein nói về ngôn ngữ, thích Nietzsche nói về đạo đức
Mặt khác, những triết gia, khi đọc tư tưởng và triết lí của họ về một vấn đề nào đó thì thật là thú vị và hấp dẫn.
Như tôi quan tâm triết lí giáo dục của 3 vị, Socrates, Rousseau, và John Dewey.

Về mặt nào đó, đạo đức của Nietzsche đã khác thời Platon như thế nào cũng đáng lưu tâm.
Tôi nghĩ, sự minh triết là vấn đề hiểu ngọn nguồn của một sự việc. Nhưng thời thông diễn học như lúc này đây, bối cảnh diễn ra tư tưởng song song cùng nghệ thuật đương thời như Hậu hiện đại có gắn kết gì với nhau?

Không biết đó có phải là do tôi quan tâm đến nghệ thuật mà tôi nghĩ như thế không, chứ triết học là tư tưởng của thời đại thì tất nó ảnh hưởng lên sáng tác nghệ thuật, phản ánh đời sống thời của nó.
 
Xin trả lời quekhuong như sau đạo đức của Nietzsche đã không khác thời Platon.Nếu bạn đã đọc Nietzsche bạn sẽ thấy mọi phạm trù đạo đức trong triết học nietzche đều có thể phân tích bằng ý trí cường lực.Bản năng muốn thành kẻ mạnh dù sự phóng chiếu tới nhân cách theo vô vàn con đường.Nếu bạn hiểu và cảm nhận sâu sắc về tư tưởng đạo đức của nietzsche bạn sẽ vượt qua bờ thiện ác nơi mà tốt sấu luôn song hành trong sự chấp nhận toàn bộ của bạn.Tư tưởng của nietzsche rất gần của phật giáo đại thừa.Con người thật khó mà vượt qua bờ thiện ác khi đã có ý thức từ bé với cách phân biệt thiện ác mà xã hội và gia đình tiêm nhiễm vào đầu.Bởi vậy mới nói cần phải một lần nữa trỏ thành đứa bé,một lần nữa đánh giá lại giá trị đạo đức nhằm vượt qua bờ thiện ác!Đó mới là đỉnh cao nhất của đạo đức mà ít người đạt tới
Tôi có thể khuyên bạn một câu không.Từ trong đáy lòng tôi.Bạn đừng nên quan tâm đến tư tưởng của thời đại đừng để nó ảnh hưởng tới nhứng sáng tác ghệ thuật của bạn.Tôi muốn chính bạn là tư tưởng mới của thời đại và những tác phẩm ghệ thuật của bạn phản ánh điều đó.Có đáng gì thứ đạo đức rởm ở thế giới này.Nghệ thuật là sáng tạo.Mà khốn thay cho kẻ nào không đập vỡ tan tành những giá trị cổ xưa như đạo đức mà lại muốn sáng tạo.Bạn hãy đập đi và kiếm tìm cái mới thiện hảo và tốt lành hơn và tác phẩm của bạn sẽ biến đổi theo.Tôi chờ mong những tác phẩm của bạn!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Quả thật tư duy là một phạm trù lớn của triết học.Triết học là minh triết.Nhưng khi tư duy bạn sẽ không bao giờ đạt tới minh triết.Hãy cùng tôi phân tích về tư duy và những giới hạn của nó.Và hãy cùng tìm ra cái vô hạn ngoài tư duy của con người.Tôi biết tôi không thể làm được tất cả.Tôi đón chào những ngừoi bạn cùng nhau muốn''Tri lý'' như các bạn.Hãy góp sức với tôi để triết học thực sự mang tính ứng dụng!Cảm ơn các bạn rất nhiều
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top