Đề thi văn vào 10 tỉnh Nam Định (Có đáp án)

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM HỌC 2007 – 2008, MÔN: NGỮ VĂN (ĐỀ CHUNG)
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1:
1.5 điểm

a. Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ: bút máy, bút bi, bút chì, bút mực…
b. Tìm trường từ vựng “trường học”.

Câu 2:
1 điểm

Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong đoạn văn sau:
“Trường học của chứng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và những cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục – Ngữ văn 9, tập 2, trang 49, 50)

Câu 3:
2.5 điểm

a. Ghi lại theo trí nhớ những đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận.
b. Trong những câu thơ đó, em thích nhất câu nào? Nêu rõ cái hay của câu thơ ấy.

Câu 4:
5 điểm

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê.
(Phần trích đoạn đã được học trong Ngữ văn 9, tập 2)
 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2007 – 2008
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG TỈNH NAM ĐỊNH
MÔN NGỮ VĂN (ĐỀ CHUYÊN)

Thời gian làm bài 150 phút

Câu 1: 2 điểm

Giữa văn học dân gian và văn học viết, bên cạnh những nét riêng về: thời gian ra đời, phương thức lưu truyền, tác giả…, vẫn có nhiều điểm chung. Những điểm chung đó là gì? Cho ví dụ minh họa.

Câu 2: 3 điểm

Trong truyện “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn:
“… Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tác ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian, bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...
(SGK Ngữ văn 9, tâp 1, trang 166)
1. Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì?
2. Nội dung ấy được biểu đạt bằng hình thức nghệ thuật như thế nào?

Câu 3: 5 điểm

Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Nói với con”, bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, qua lời nhắn nhủ thiết tha với con, nhà thơ Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
Phân tích bài thơ để làm nổi bật sức hấp dẫn của nội dung đó.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top