• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề thi tuyển sinh lớp 10 + Đáp án (Bà Rịa - Vũng Tàu)

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1
: (1 điểm) Trong các từ gạch chân ở hai văn bản sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa.
Đề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1)
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2: 2 điểm
Chép lại 3 câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và nêu ý nghĩa hình ảnh kết thúc bài thơ.
Câu 3: 2 điểm
Viết một đoạn văn nghị luận (dài không quá 12 câu) nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu 4: 5 điểm
Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sang. (Sách ngữ văn 9, tập 1).
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1: 1 điểm
Từ “chân” thứ nhất -> dùng theo nghĩa gốc -> 0.25 điểm
Từ “chân” thứ hai -> dùng theo nghĩa chuyển -> 0.25 điểm
Phương thức chuyển nghĩa -> ẩn dụ -> 0.5 điểm
Câu 2: 2 điểm

  1. Chép lại đoạn thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Nếu sai 2 lỗi về chính tả trừ 0.25 điểm; chép thiếu hoặc sai một từ trở lên không cho điểm.

  1. Nêu ý nghĩa hình ảnh kết thúc bài thơ:
+ Ý nghĩa tả thực:

  • Khung cảnh núi rừng về đêm trong thời chiến tranh thể hiện sự khắc nghiệt qua các hình ảnh: “rừng hoang, sương muối” – 0.25 điểm.
  • Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đôi “Đứng cạnh bên nhau) 0.25 điểm
  • Tinh thần lạc quan tin tưởng vào cuộc chiến đấu, mơ ước đến tương lai hòa bình – 0.25 điểm.
  • Chất thép và chất lính hòa quyện trong trong tâm tưởng tạo nên hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu – 0.25 điểm.
Câu 3: 2 điểm
+ Yêu cầu kĩ năng làm bài – 0.5 điểm

  • Đảm bảo bó cục của đoạn văn nghị luận: mở đoạn, thận đoạn, kết đoạn và không vượt quá số câu quy định – 0.25 điểm
  • Đảm bảo mối liên kết nội dung và hình thức; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ viết câu, diễn đạt. – 0.25 điểm
+ Yêu cầu nội dung làm bài – 1.5 điểm
Học sinh không nhất thiết phải đi vào giải thích từ ngữ cụ thể nhưng cần khái quát được nội dung câu tục ngữ, trình bày được suy nghĩ của bản thân về đạo lý tốt đẹp của dân tộc thể hiện qua câu tục ngữ như sau:

  • Câu tục ngữ là lời nhắc nhở, lời khuyên về lòng biết ơn – 0.25 điểm
  • Những biểu hiện về lòng biết ơn: biết ơn kính trọng ông bà, cha mẹ, thấy cô, anh chị, những người đã chiến đấu hi sinh vì đất nước – 0.5 điểm
  • Đây là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tọc Việt Nam, cần được giữ gìn, phát huy – 0.5 điểm.
  • Có rút ra bài học cho bản thân
Câu 4: 5 điểm
a/ Yêu cầu về kỹ năng: 1 điểm

  • Biết cách làm bài phân tích nhân vật đoạn trích văn xuôi. Nêu được tình cảm của cha con ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích – 0.5 điểm.
  • Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Văn viết có cảm xúc, ít mắc lỗi chính tả, dùng tù, ngữ pháp. 0.5 điểm
b/ Yêu cầu về kiến thức: 4 điểm
Trên cơ sở hiểu biết về đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và tình cảm của cha con ông Sáu và bé Thu, học sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau:
+ Sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha mặc dù trước đó bé Thu cố tình xa cách, cứng đầu, ương ngạnh. 1.5 điểm

  • Thái độ, hành động, tình cảm của bé Thu đối với ba trong những ngày đầu ông Sáu về thăm nhà – 0.5 điểm
  • Phân tích diễn biến tâm lí, hành động , tình cảm của bé Thu trong lúc ba sắp lên đường – 0.5 điểm
  • Tình cảm của bé Thu đối với cha gắn liền với tình cảm gia đình, cách mạng và tình yêu quê hương đất nước là tình cảm quý báu mỗi người cần phải biết trân trọng giữ gìn phát huy – 0.5 điểm
+ Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu – 1.25 điểm

  • Sự thể hiện tình cảm sâu sắc của ông Sáu đối với con. Đặc biệt qua kỉ vật “chiếc lược ngà” biểu hiện tình cha con sâu nặng, cao đẹp – 1 điểm
  • Bộc lộ thêm nét đẹp tâm hồn của người cán bộ cách mạng – 0.25 điểm
+ Để diễn tả tình cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh khốc liệt, éo le của chiến tranh, tác giả đã xây dựng thành công:

  • Tình huống truyện bất ngờ hợp lý – 0.25 điểm
  • Xây dựng tính cách nhân vật trung thực, tự nhiên – 0.25 điểm
  • Ngôn ngữ tác phẩm đặc sắc, đậm chất Nam Bộ - 0.25 điểm.
+ Liên hệ - 0.5 điểm

  • Sống và làm việc sao cho xứng đáng với tình cảm cao quý đó – 0.25 điểm
  • Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc cần giữ gìn, thừa kế và phát triển – 0.25 điểm.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top