Sen Biển mời các em cùng giải Đề thi thử môn ngữ văn 9 số 17 - có đáp án, Sen Biển hi vọng với sự đồng hành của vnkienthuc.com các em sẽ đạt được những điểm số ấn tượng trong các kỳ thi phía trước.
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới:
CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua, sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
- Mắt cậu bé sáng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
- Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi nhận cái điều mà cậu không muốn?
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? Dấu hiệu nhận biết?
Câu 2: Gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập có ở hai câu sau?
+ “Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?”
+ “Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi”
Câu 3: Thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc là gì?
(Ảnh sưu tầm internet)
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về bức thông điệp được truyền tải ở câu chuyện trên.
Câu 2: Phân tích tâm trạng của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom qua đoạn trích sau:
(…)Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình. (…)
(Trích Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)
Sen Biển ( Biên soạn)
Mời các em cùng xem phần gợi ý đáp án và các bài văn mẫu dưới phần bình luận nhé!
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới:
CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua, sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
- Mắt cậu bé sáng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
- Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi nhận cái điều mà cậu không muốn?
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? Dấu hiệu nhận biết?
Câu 2: Gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập có ở hai câu sau?
+ “Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?”
+ “Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi”
Câu 3: Thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc là gì?
(Ảnh sưu tầm internet)
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về bức thông điệp được truyền tải ở câu chuyện trên.
Câu 2: Phân tích tâm trạng của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom qua đoạn trích sau:
(…)Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình. (…)
(Trích Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)
Sen Biển ( Biên soạn)
Mời các em cùng xem phần gợi ý đáp án và các bài văn mẫu dưới phần bình luận nhé!
Sửa lần cuối: