• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề thi thử ĐH môn Sinh Học - 2013

levanthuc

New member
Xu
0
ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SINH HỌC 2013

[PDF]https://uploader.kenhdaihoc.com/files/1/Sinh LTDH/sinh hoc B_132 lan 1-2013.pdf[/PDF]




I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Một cơ thể có kiểu gen

đã xảy ra ở giới XX với tần số 20%, còn giới XY không xảy ra hoán vị gen. Tỉ lệ cơ thể có kiểu gen

A. 15%. B. 10%. C. 5%. D. 20% .

Câu 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ,

gen b quy định hoa vàng. Khi tiến hành lai một cặp cá thể thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản

người ta thu được F1 toàn thân cao, hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên 1 cá thể để thực hiện phép lai phân tích

người ta thu được tỉ lệ 1/2 thân cao, hoa vàng : 1/2 thân thấp, hoa đỏ. Nếu chọn 2 cây F1 cho giao phối

ngẫu nhiên trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen thì người ta thu được tỉ lệ

A. 1/4 cây thân cao, hoa đỏ : 2/4 cây thân cao, hoa vàng: 1/4 cây thân thấp, hoa vàng.

B. 1/2 cây thân cao, hoa đỏ : 1/2 cây thân thấp, hoa vàng.

C. 3/4 cây thân cao, hoa đỏ : 1/4 cây thân thấp, hoa vàng.

D. 1/4 cây thân cao, hoa vàng : 2/4 cây thân cao, hoa đỏ: 1/4 cây thân thấp, hoa đỏ.

Câu 3: Ở ruồi giấm A qui định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi

giấm đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ

lệ phân li kiểu hình ở đời lai là

A. 50% mắt đỏ: 50% mắt trắng. B. 56,25% mắt đỏ: 43,75% mắt trắng.

C. 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng. D. 62,5% mắt đỏ: 37,5% mắt trắng.

Câu 4: Cho biết các bước của một quy trình như sau:

1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.

4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta

phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là

A. 3 → 2 → 1 → 4. B. 3 → 1 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 2 → 4. D. 1 → 2 → 3 → 4.

Câu 5: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn, gen a quy định quả vàng là lặn; gen B quy

định quả tròn là trội, gen b quy định quả bầu dục là lặn. Cho cà chua thuần chủng quả đỏ, tròn lai với cà

chua thuần chủng quả vàng, bầu dục thu được F1 toàn quả đỏ, tròn. Cho cà chua F1 lai phân tích thu được

Fa phân ly tỷ lệ 5 đỏ, tròn: 1 vàng, tròn: 5 đỏ, bầu dục: 1 vàng, bầu dục. Biết rằng các lo cút gen phân ly

độc lập với nhau. Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu hình ở F2 là

A. 105 : 35 : 3 : 1 B. 1225 : 35: 11 : 1 C. 5 : 5 : 1: 1 D. 9 : 3 : 3 : 1

Câu 6: Cho những ví dụ sau:

(1) Cánh của ong và cánh chim. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi

(3) Mang cá và mang tôm (4) Chi trước của thú và tay nguời

(5) Cánh dơi và chân của chim cánh cụt.. (6) Đuôi cá mập và đuôi cá voi.

(7) Ngà voi và sừng tê giác. (8) Lá cây thông và gai xương rồng

Những ví dụ về cơ quan tương đồng là

A. (1) (3) và (7) B. (1) (4)và (5) C. (1)(2) và (6) D. (2) (4) và (8)

Câu 7: Theo Lamac, những đặc điểm thích nghi được hình thành do

A. sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn

được di truyền lại cho các thế hệ sau.

lai với cơ thể có kiểu gen ab

Y. Biết rằng hoán vị gen

được tạo ra từ phép lai trên là

Trang 1/8 - Mã đề thi 132

B. sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” một

cách nhất thời không được di truyền lại cho các thế hệ sau.

C. sự thích ứng bị động của sinh vật với môi trường theo kiểu “ sử dụng hay không sử dụng các cơ

quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau.

D. sinh vật vốn có sự thích nghi với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan”

luôn được di truyền lai cho các thế hệ sau.

Câu 8: Các thể đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể có những đặc điểm gì khác biệt với các loại

thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác?

A. Thay đổi nhóm gen liên kết ,thay đổi số lượng nhiễm sắc thể tạo nên sự đa dạng di truyền và có thể

góp phần hình thành loài mới.

B. Chuyển gen từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác tạo ra các giao tử bất thường

C. Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể tạo nên sự đa dạng di truyền và có thể góp phần hình thành loài

mới lệch bội.

D. Đột biến chuyển đoạn có thể tạo ra nhóm gen liên kết có các tổ hợp gen mới tạo nên sự đa dạng di

truyền

Câu 9: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây tạo ra ở

đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất ?

A. AaBb x AaBb B. Ab/aB x Ab/aB
BC. AaX

Câu 10: Gen I có 3 alen, gen II có 5 alen, 2 gen đều nằm trên X không có alen trên Y. Gen III có 4 alen

nằm trên Y không có alen trên X. Số loại giao tử và số kiểu gen nhiều nhất có thể có trong quần thể là

A. 12 loại giao tử và 34 loại kiểu gen B. 24 loại giao tử và 48 loại kiểu gen

C. 32 loại giao tử và 60 loại kiểu gen D. 19 loại giao tử và 180 loại kiểu gen

Câu 11: Phát biểu nào không đúng?

A. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.

B. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi.

C. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.

D. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần

gũi.

Câu 12: Ở một loài thực vật: A- cây cao, a- cây thấp; B- hoa kép, b- hoa đơn; DD- hoa đỏ, Dd- hoa hồng, dd-

hoa trắng. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ, F1 thu được tỷ lệ phân ly kiểu hình là

6: 6: 3: 3: 3: 3: 2: 2: 1: 1: 1: 1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là

A. AaBbDd x aaBbDd hoặc AaBbDd x aaBbdd.

B. AaBbDd x aaBbDd.

C. AaBbDd x AabbDd hoặc AabbDd x aaBbDd.

D. AaBbDd x AabbDd hoặc AaBbDd x aaBbDd.

Câu 13: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy

định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số

10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 9600 hạt nảy mầm. Trong số

các hạt nảy mầm, tỷ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử tính theo lý thuyết là

Câu 14: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,60AA : 0,20Aa : 0,20aa. Cho

biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được

ở F1 là

A. 0,85AA : 0,10Aa : 0,05aa. B. 0,8125AA : 0,1250Aa : 0,0625aa.

C. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. D. 0,7656AA : 0,2188Aa : 0,0156aa.

Câu 15: Ở một loài có bộ NST 2n = 20. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 21 NST, một số tế

bào có 19 NST, các tế bào còn lại có 20 NST. Đây là dạng đột biến

A. lệch bội, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân.

B. đột biến đa bội lẻ, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố hoặc mẹ.

C. lệch bội, được phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố và mẹ.

D. đa bội chẵn, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top