• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề thi thử đại học môn sinh (50 câu)- có đáp án

Thandieu2

Thần Điêu
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC - THI ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC - ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC - ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ THI MÔN SINH CÓ ĐÁP ÁN

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/SINH_HOC/DethithuDHSinh_DA.doc[/PDF]

Câu 1: Người ta tạo ra các dòng thuần chủng nhằm
*A. loại bỏ một số gen lặn có hại ra khỏi giống.
B. duy trì giống để tránh thoái hoá.
C. tạo ra các dòng chứa toàn gen trội.
D. tạo ra dòng có ưu thế lai cao.

Câu 2:
Phân tích thành phần các loại nucleotit trong một mẫu ADN lấy từ một bệnh nhân người ta thấy như sau: A = 22%; G = 20%; T= 28% ; X = 30%. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. ADN của người bệnh đang nhân đôi.
B. ADN này là của sinh vật nhân sơ gây bệnh cho người.
C. ADN của người bệnh đã bị biến đổi bất thường do tác nhân gây bệnh.
*D. ADN này không phải là ADN của tế bào người bệnh.

Câu 3:
Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc biệt là
A. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực.
B. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.
*C. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.
D. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.

Câu 4:
Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là
*A. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao.
B. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao.
C. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp.
D. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã thấp.

Câu 5:
Làm thế nào để biết được một gen nào đó nằm ở đâu trong tế bào?
*A. Lai thuận và lai nghịch
B. Lai trở lại
C. Lai phân tích
D. Lai tế bào xôma

Câu 6:
Làm thế nào một gen được đã được cắt rời có thể liên kết được với thể truyền là plazmit đã được mở vòng khi người ta trộn chúng lại với nhau để tạo ra phân tử ADN tái tổ hợp?
A. Nhờ enzym ligaza
B. Nhờ enzym restrictaza
*C. Nhờ liên kết bổ sung của các nucleotit và nhờ enzym ligaza.
D. Nhờ enzym ligaza và restrictaza.

Câu 7:
Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của một loài cây xảy ra theo sơ đồ sau: Chất có màu trắng → sắc tố xanh → sắc tố đỏ. Để chất màu trắng chuyển đổi được thành sắc tố xanh cần có enzym do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo ra enzym có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có gen B qui định enzym có chức năng, còn alen b không thể tạo ra được enzym có chức năng. Gen A và B nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB cho ra các cây F[SUB]1[/SUB]. Sau đó các cây F[SUB]1[/SUB] cho tự thụ phấn tạo ra cây F[SUB]2. [/SUB]Tỉ lệ phân li kiểu hình nào dưới đây sẽ là tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời đời F[SUB]2[/SUB] ?
A. 9/16 đỏ : 4/16 xanh: 3/16 trắng.
*B. 9/16 đỏ : 4/16 trắng: 3/16 xanh.
C. 9/16 đỏ : 7/16 xanh.
D. 9/16 đỏ : 7/16 trắng.

Câu 8:
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dưới đây có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành gen mới?
A. Lặp đoạn kết hợp với mất đoạn
B. Chuyển đoạn
C. Đảo đoạn
*D. Lặp đoạn

Câu 9:
Loài lúa mỳ hoang dại có gen qui định khả năng kháng bệnh “gỉ sắt” trên lá. Loài lúa mì trồng lại có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt. Hai loài này có họ hàng gần gũi nên có thể lai được với nhau và cho ra một số ít con lai có khả năng sinh sản. Hãy cho biết làm thế nào người ta có thể tạo ra được giống lúa mỳ trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt từ lúa mỳ hoang dại nhưng lại có đầy đủ các đặc điểm của lúa mỳ trồng?
A. Gây đột biến đa bội ở con lai khác loài rồi tiến hành chọn lọc.
B. Cho cây lai F[SUB]1[/SUB] lai trở lại với lúa mì trồng rồi tiến hành chọn lọc nhiều lần.
*C. Gây đột biến chuyển đoạn ở cây lai F[SUB]1[/SUB] rồi lai trở lại với lúa mì trồng và tiến hành chọn lọc, các thế hệ sau lại lai trở lại với lúa mì trồng và tiếp tục chọn lọc.
D. Lai tế bào xôma rồi tiến hành chọn lọc.

Câu 10:
Xét về mặt lí thuyết, quần xã sinh vật như thế nào thì khả năng hình thành loài mới sẽ cao?
A. Quần xã có nhiều loài động vật có họ hàng gần gũi.
*B. Quần xã có nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi.
C. Quần xã có nhiều loài thực vật sinh sản vô tính.
D. Quần xã có thành phần loài đa dạng.

Câu 11:
Môi trường là
*A. gồm tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
B. gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.
C. gồm tất cả các yếu tố hữu sinh tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống sinh vật.
D. gồm tất cả các yếu tố vô sinh tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống sinh vật.

Câu 12:
Một quần thể có tần số alen pA = 0,3 và qa = 0,7. Khi kích thước quần thể bị giảm chỉ còn 50 cá thể thì xác suất để alen trội A bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sẽ bằng bao nhiêu?
*A. 0,7[SUP]100[/SUP]
B. 0,3[SUP]50[/SUP]
C. 0,7[SUP]50[/SUP]
D. 1- 0,7[SUP]50[/SUP]

Câu 13:
Mặc dù không tiếp xúc với các tác nhân đột biến nhưng đột biến gen vẫn có thể xảy ra là vì
A. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến mất cặp nucleotit.
*B. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thay thế cặp nucleotit.
C. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thêm cặp nucleotit.
D. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến đảo cặp nucleotit.

Câu 14:
Nếu cho cây có kiểu gen AaBbCc tự thụ phấn thì xác suất để 1 hạt mọc thành cây có chiều cao cây thuộc loại cao nhất là bao nhiêu? Biết rằng các cặp alen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau và các gen tương tác với nhau theo kiểu tác động cộng gộp qui định chiều cao của cây.
A. 0,046 B. 0,028 *C. 0,016 D. 0,035

Câu 15:
Một gen đột biến có hại có thể trở thành có lợi khi
A. môi trường sống thay đổi.
B. gen đó kết hợp với gen khác.
C. thể đột biến chuyển đổi giai đoạn phát triển.
*D. gen đột biến nằm trong tổ hợp gen mới hoặc khi điều kiện sống thay đổi.

Câu 16:
Lai con bọ cánh cứng cái có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được F[SUB]1[/SUB] tất cả đều có cánh màu xám. Cho các con F[SUB]1[/SUB] giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F[SUB]2[/SUB] với tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 35 con cái có cánh màu nâu, 38 con cái có cánh màu xám, 78 con đực có cánh màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?
A. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX –con cái, XY –con đực và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể X.
B. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX –con cái, XY –con đực và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường.
*C. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX –con đực, XY –con con cái và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể X.
D. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX –con đực, XY –con cái và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường.

Câu 17:
Một quần thể có tần số alen A = p và tần số alen a = q sẽ được gọi là cân bằng di truyền khi
*A. q = 1.
B. tần số kiểu gen đồng hợp tử trội bằng p[SUP]2[/SUP].
C. p = q.
D. tần số các kiểu gen đồng hợp tử bằng nhau.

Câu 18:
Bệnh mù màu ở người là do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Một phụ nữ không bị bệnh mù màu có bố mẹ bình thường nhưng người em trai bị bệnh mù màu, lấy một người chồng bình thường. Cặp vợ chồng này sinh được đứa con trai đầu lòng. Xác suất để đứa con trai này bị bệnh mù màu là bao nhiêu?
A. ½
*B. 1/4
C. 1/8
D. 1/16

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đề thi thử sinh học có đáp án

I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal
Hiệu suất sinh thái giữa bật dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bật dinh dưỡng cấp 4 với bật dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là :

A.
10% và 12% B. 12% và 10% C. 9% và 10% D. 10% và 9%

Câu 2:
Theo thuyết tiến hoá hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò:
A. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
B. tạo ra các kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
C. tạo ra các kiểu gen thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
D. vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi.

Câu 3:
Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết phốt phođieste nối giữa các nuclêôtít. Gen trội D chứa 17,5% số nuclêottít loại T. Gen lặn d có A = G = 25%. Tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể tạo ra?
A. Giao tử có 1275 Timin B. Giao tử có 1275 Xitôzin
C. Giao tử có 1050 Ađêmin D. Giao tử có 1500 Guanin

Câu 4:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 5:
Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

Tải ở file đính kèm - 4 file tài liệu word có đáp án.

Các file trong rar là nguồn tổng hợp bao gồm có đáp án hoặc không có đáp án - Nguồn lấy từ Thư Viện Sinh Học
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top