Đề thi học sinh giỏi Văn 9 tỉnh Thái Nguyên

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2006 – 2007
ĐỀ BÀI (thời gian làm bài: 150 phút)

Câu 1:


Một yêu cầu cơ bản khi tìm hiểu văn học là phải nắm vững thể loại. Em hãy cho biết?

a. Thế nào là thể loại văn học?

b. Căn cứa để chia các thể loại văn học?

c. Văn học trung đại Việt Nam có những thể loại nào?

Câu 2:


Trong văn bản Bàn luận về phép học (Luận pháp học), La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã mở đầu cho bài văn viết của mình bằng câu châm ngôn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. (SGK Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, trang 76).
Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Câu 3:


Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy:

Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng.
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.

(SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, trang

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM


Câu 1: 3 điểm


a. Thể loại văn học: Là sự thống nhất một nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống (1 điểm)

b. Căn cứ để chia các thể loại văn học:
Dựa vào những đặc điểm của hiện tượng đời sống được miêu tả trong tác phẩm, phương thức chiếm lĩnh thực tại của tác giả, cách thức tổ chức tác phẩm và lời văn (1 điểm).

c. Văn học trung đại Việt Nam có những thể loại:

- Các thể thơ: các thể thơ có nguồn gốc Trung Quốc và các thể thơ có nguồn gốc dân gian.

- Các thể truyện, ký.

- Truyện thơ Nôm.

- Một số thể văn nghị luân (Chiếu, biểu, hịch, cáo…) (1 điểm).

Câu 2: 9 điểm


a. Suy nghĩ về nội dung, ý nghĩa câu châm ngôn (6 điểm)

- Giải thích câu châm ngôn:

“Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo ”.

Học sinh giải thích từng vế của câu nói, trong đó trọng tâm là để nhấn mạnh vế sau: “Người không học, không biết rõ đạo” – Cần giải thích khái niệm “đạo”. Khái niệm “đạo” ở đây “là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người” với nhau, tức là đạo đức nhân cách của con người. Cũng cần hiểu đầy đủ hơn về chữ “đạo” (rõ đạo) là những tri thức để làm người.
Mượn câu nói của người xưa, La Sơn Phụ Tử Nguyễn Thiếp muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học; khẳng định mục đích và tầm quan trọng của việc học – học để làm người có ích, có giá trị. Đó mới là việc học chân chính.

- Bàn luận vấn đề này (nội dung, ý nghĩ câu châm ngôn): nội dung cần mở rộng, bàn bạc là khẳng định quan điểm đúng đắn về nội dung, phương pháp học tập; phê phán những quan điểm lệch lạc sai trái trong việc học tập của một số người (xưa và nay) để thấy được ý nghĩa tích cực của việc học tập chân chính.

b. Suy nghĩ về việc học tập của bản thân.

Từ nội dung, ý nghĩa câu châm ngôn, học sinh cần liên hệ đến việc học tập của bản thân: mục đích, nội dung, phương pháp học tập; học phải gắn với hành, phải được vận dụng vào cuộc sống.

Câu 3: 8 điểm

Nội dung cơ bản của câu này là yêu cầu học sinh trình bày được những cảm xúc chân thành và những suy nghĩ sâu sắc của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, từ đó rút ra bài học về đạo lý làm người cho bản thân. Mạch làm bài cho câu này có thể như sau:

a. Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (2 điểm)
b. Cảm nhận về đoạn thơ: trên cơ sở phân tích đoạn thơ cần làm rõ:

Tiếng lòng và suy ngẫm thấm thía của Nguyễn Duy cũng chính là những nhận thức sâu sắc của mọi người về nghĩa tình thủychung, về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. (3 điểm)

Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và triết lí (3 điểm).
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top