Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Người sống tối giản là người như thế nào? Giảm bớt đồ đạc đến mức nào mới gọi là sống tối giản? Nếu phải đưa ra định nghĩa thì chắc hẳn có người sẽ bắt đầu từ quan điểm này. Theo tác giả Sasaki Fumio, người sống tối giản là:
– Người thực sự hiểu rõ cái gì cần thiết với mình.
– Người biết giảm bớt đồ đạc vì những thứ thực sự quan trọng
Dưới đây là 7 cách để bạn sống tối giản như người Nhật để hạnh phúc hơn mỗi ngày.Bút nghiên trích dẫn và tổng hợp từ quyển “Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật” của tác giả Sasaki Fumio
“Vứt bỏ” suy nghĩ: “Không bỏ được”
Trên đời này chẳng có ai là có tính “không thể vứt đồ đi được”, đó chỉ là những suy nghĩ trong đầu chúng ta mà thôi. Trong tâm lý học có một thuật ngữ là “Tập nhiễm bất lực”. Nó có nghĩa là thực tế, bạn có khả năng cải thiện tình hình, nhưng sau khi trải qua vài lần thất bại “không vứt đi được”, bạn không còn muốn thay đổi tình trạng này nữa.
Nếu ý thức được tại sao bạn không thể vứt đi được thì dần dần, bạn sẽ làm được và quyết định vứt bỏ không còn phụ thuộc vào tính cách của bạn. Thực tế là không tồn tại loại người không thể vứt bỏ đồ đạc, cũng như không tồn tại kiểu tính cách như vậy. Bạn không vứt đi được không có nghĩa bạn là người xấu xa, chỉ đơn giản là bạn chưa luyện được “kỹ năng vứt bỏ” mà thôi. Hay nói cách khác, bạn chỉ tạo cho mình “thói quen không vứt bỏ” mà chưa trang bị thói quen vứt bỏ vậy. Bản thân tôi từ một người chỉ biết sống trong một căn phòng bừa bộn nay đã chuyển sang sống theo lối tối giản. Sự thay đổi đấy không phải là tính cách của tôi, mà tôi đã tập cho mình thói quen và kỹ thuật để có thể vứt bỏ đồ đạc.
Hãy vứt bỏ ngay bây giờ. Vứt bỏ chính là khởi đầu cho mọi thứ
Khi nào có thời gian, tôi sẽ vứt bớt đồ đi. Sau khi suy tính kỹ càng, tôi sẽ vứt đồ vào một lúc nào đó. Xin thưa với bạn là khi bạn còn chìm trong đống đồ đạc của mình thì cái “lúc nào đó” chính là vĩnh viễn.
Không phải là khi bình tĩnh suy nghĩ lại thì bạn mới vứt được cái gì đó đi, ngược lại, sau khi vứt đồ đi, bạn có thể tĩnh tâm suy nghĩ về nhiều thứ. Cũng không phải là vì có thời gian mà bạn mới vứt được đồ, mà sau khi vứt đồ đi, bạn mới có thời gian cho mình. Vậy nên, hãy vứt đồ ngay từ bây giờ. Vứt đồ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của bạn.
Vứt đồ là một kỹ thuật, nhưng không phải sau khi thành thục kỹ thuật ấy bạn mới vứt được đồ. Cũng không phải nhờ đọc cuốn sách này mà bạn có thể bỏ đi món gì được. Chỉ có vừa vứt đồ, vừa rèn luyện kỹ thuật bản thân mới là con đường tốt nhất cho bạn. Ngay bây giờ bạn có thể gấp cuốn sách này lại và lấy túi rác ra thực hành được rồi đấy.
Nếu bạn không vứt đồ ngay bây giờ, bạn sẽ chẳng bao giờ biết vứt cái gì được. Chờ đến khi bạn suy tính kỹ càng, chờ đến khi bạn có thời gian thì vĩnh viễn bạn cũng không thể dọn được đồ trong nhà. Vứt đồ, chính là bắt đầu cho mọi thứ.
Hãy vứt những loại rác rõ ràng trước
Để tập cho mình thói quen vứt đồ, bạn cần biết vận dụng phương pháp luận về việc tạo thói quen cho mình. Ví dụ, khi bạn muốn tập thói quen chạy bộ, thì tốt nhất bạn hãy làm như sau: Ngày đầu tiên, đặt mục tiêu là “đi đến thềm nhà”. Ngày thứ hai, mục tiêu là “đi giày chạy bộ ở thềm nhà”. Cứ như vậy, bạn chỉ cần đặt ra những mục tiêu nho nhỏ cho mình. Khi đạt được mục tiêu đề ra ấy, bạn sẽ có cảm giác thành công nho nhỏ. Và nếu bạn tích đủ những thành công nhỏ ấy, bạn có thể đi đến thành công lớn hơn. Cầu thủ Ichiro đã từng nói: “Việc tích góp nhiững điều nhỏ nhặt chính là một con đường đưa bạn đến với bất ngờ”. Và việc vứt đồ cũng giống như vậy, bạn hãy gom cho mình những niềm vui nho nhỏ khi “đã vứt được rồi” nhé.
Trước hết, bạn hãy bắt đầu từ việc vứt những rác thải mà bất cứ ai cũng có thể thấy. Đấy là mấy cái chai rỗng hay mấy hộp cơm hết… Nếu chúng đang nằm rải rác trong nhà bạn thì hãy vứt chúng luôn đi nào. Sau đó, bạn hãy kiểm tra tủ lạnh và nhớ vứt những đồ ăn quá hạn sử dụng luôn nhé. Tiếp tục, bạn hãy vứt những bộ quần áo đã rách, những đồ điện dân dụng bị vỡ, hỏng… Đó chính là rác thải mà bất cứ ai cũng thấy rõ. Việc vứt bớt đồ đạc của bạn cũng bắt đầu từ khâu này đấy.
Phân loại đồ dùng cần thiết và đồ dùng mong muốn
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể. Bạn ăn mặc gọn nhẹ, tay không lên núi. Bạn bị lạc ở một nơi nào đó mà bạn không biết. Rồi thời tiết chuyển xấu, mưa lạnh, ẩm ướt. Không đồ ăn, thức uống. May mắn bạn tìm được một lán nhỏ, tìm được một cái chăn ấm. Cái chăn đó chính là đồ vật cần thiết cho bạn.
Ngày nay, chỉ cần bước ra khỏi nhà thôi là bạn đã bị hấp dẫn bởi vô vàn hàng hóa được bày bán khắp mọi nơi. Nào là đồ điện tử mới nhất, những dụng cụ tiện lợi cho cuộc sống, những món đồ trang trí lung linh, những bộ đồ thời thượng… Chỉ cần nhìn qua thôi, ai cũng sẽ khát khao có được. Những lúc trời lạnh, bạn chỉ cần một cái chăn thôi, nhưng bạn còn muốn cái thứ hai có họa tiết thật đẹp, cái thứ ba có chất liệu mềm mại…
Khi bạn nghĩ muốn một món đồ nào đó, nếu bạn tự hỏi mình nhiều lần xem nó có thực sự cần thiết không, có lẽ bạn sẽ bỏ qua hầu hết các món đồ. Thiền sư Koike Ryunosuke đã nói: Bạn hãy thử đặt tay lên ngực. Nếu bạn cảm thấy thật khổ sở, thì đó không phải là thứ bạn cần, mà đó chỉ là thứ bạn muốn có mà thôi. Khi bạn cảm thấy “khổ sở” tức là bạn đang nghĩ mình còn thiếu thốn cái gì đó trong khi bạn đang rất đầy đủ rồi.
Đồng phục hóa quần áo hàng ngày
Steve Jobs luôn mặc những bộ quần áo giống nhau. Một chiếc áo đen cổ lọ của ISSEY MIYAKE, chiếc quần Levi 501, và đôi giầy thể thao của New Balance. Dù trong các sự kiện truyền thông, ông cũng luôn mặc như vậy.
Nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, luôn mặc áo phông xám. Einstein luôn mặc cùng một kiểu áo khoác. Những con người vĩ đại, nổi tiếng ấy luôn tiết kiệm thời gian chọn đồ hay chạy theo trào lưu mỗi ngày để tập trung cho những việc quan trọng.
Với họ, số lượng quần áo đủ để sinh hoạt là không nhiều. Họ chỉ chọn những bộ quần áo hợp với mình nhất và lúc nào cũng biến những bộ quần áo của mình thành đồng phục.
Vứt thử để kiểm tra xem món đồ có thực sự cần thiết hay không
Với những ai còn đắn đo về việc có vứt hay không, tôi khuyên bạn nên làm một bài kiểm tra vứt thử một lần để xem độ quan trọng của món đồ đấy. Lúc trước, tôi lần chần, mãi không vứt được chiếc tivi đi nên tôi đã vứt thử nó một lần.
Nếu vứt tivi đi, có thể tôi sẽ gặp vài khó khăn trong công việc, không nắm bắt được tin tức thế giới, không tìm được đề tài nói chuyện với bạn bè nên có thể sẽ bị mọi người xa lánh. Nhưng thật may là khi tôi vứt tivi đi, điều đó đã không xảy ra với tôi.
Tính đến hiện tại, chỉ có duy nhất một món đồ mà sau khi bỏ đi tôi lại mua về. Đó là máy mát xa chân MH23 của Omron. Tôi thích nó đến nỗi cả số hiệu của nó tôi cũng nhớ. Tôi đã từng mua một cái tặng mẹ tôi và cho anh trai tôi cái tôi có. Nhưng sau đó tôi không thể nào quên được cảm giác thoải mái ở lòng bàn chân khi dùng cái máy mát xa này. Lúc đó tôi đã cho anh trai tôi mất rồi nên đành mua một cái mới. Sau đấy tôi lại nghĩ là mình có thể bỏ nó đi nên lại bán một lần. Sau ba lần vứt đi, mua lại, có lẽ giờ tôi sẽ giữ nó luôn trong nhà.
Đừng quan trọng việc “nhất định phải có ít đồ”. Đừng chỉ trích người có nhiều đồ
Một sai lầm mà người sống tối giản dễ mắc phải đó là dễ tự mãn vì mình có ít đồ, hay lúc nào cũng quan trọng việc phải có ít đồ. Giống như ở chương một tôi đã nói, người sống tối giản là người biết được thứ gì cần thiết với bản thân. Là người biết cắt giảm đồ đạc vì những thứ quan trọng. Và những thứ quan trọng với mỗi người một khác. Vì thế những gì mọi người vứt đi cũng khác nhau. Bởi vậy, việc ganh đua xem làm thế nào mới ít đồ nhất thật chẳng có ý nghĩa gì.
Và bạn cũng nên biết rằng dù bạn có bị vây quanh một đống đồ đi chăng nữa, nhưng nếu chúng đều là những thứ quan trọng với bạn, khiến bạn vui vẻ hạnh phúc trong cuộc sống thì bạn chẳng cần phải vứt chúng đi làm gì. Vì lẽ đó, chúng ta chẳng có lý do gì để chỉ trích những người có nhiều đồ cả. Chúng ta không thể bắt họ vứt đồ một cách vô lý khi họ vốn chỉ có những đồ quan trọng. Lối sống tối giản không phải là cực hình mà chúng ta phải chịu. Thế nhưng lại có những người tự mình nhận lấy cực hình đó, thậm chí còn viết trong hồ sơ của mình là “đang tu hành” để thành người sống tối giản. Với tôi, việc nhất định phải có ít đồ như thế chẳng có ý nghĩa gì cả.
– Người thực sự hiểu rõ cái gì cần thiết với mình.
– Người biết giảm bớt đồ đạc vì những thứ thực sự quan trọng
Dưới đây là 7 cách để bạn sống tối giản như người Nhật để hạnh phúc hơn mỗi ngày.Bút nghiên trích dẫn và tổng hợp từ quyển “Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật” của tác giả Sasaki Fumio
“Vứt bỏ” suy nghĩ: “Không bỏ được”
Trên đời này chẳng có ai là có tính “không thể vứt đồ đi được”, đó chỉ là những suy nghĩ trong đầu chúng ta mà thôi. Trong tâm lý học có một thuật ngữ là “Tập nhiễm bất lực”. Nó có nghĩa là thực tế, bạn có khả năng cải thiện tình hình, nhưng sau khi trải qua vài lần thất bại “không vứt đi được”, bạn không còn muốn thay đổi tình trạng này nữa.
Nếu ý thức được tại sao bạn không thể vứt đi được thì dần dần, bạn sẽ làm được và quyết định vứt bỏ không còn phụ thuộc vào tính cách của bạn. Thực tế là không tồn tại loại người không thể vứt bỏ đồ đạc, cũng như không tồn tại kiểu tính cách như vậy. Bạn không vứt đi được không có nghĩa bạn là người xấu xa, chỉ đơn giản là bạn chưa luyện được “kỹ năng vứt bỏ” mà thôi. Hay nói cách khác, bạn chỉ tạo cho mình “thói quen không vứt bỏ” mà chưa trang bị thói quen vứt bỏ vậy. Bản thân tôi từ một người chỉ biết sống trong một căn phòng bừa bộn nay đã chuyển sang sống theo lối tối giản. Sự thay đổi đấy không phải là tính cách của tôi, mà tôi đã tập cho mình thói quen và kỹ thuật để có thể vứt bỏ đồ đạc.
Hãy vứt bỏ ngay bây giờ. Vứt bỏ chính là khởi đầu cho mọi thứ
Khi nào có thời gian, tôi sẽ vứt bớt đồ đi. Sau khi suy tính kỹ càng, tôi sẽ vứt đồ vào một lúc nào đó. Xin thưa với bạn là khi bạn còn chìm trong đống đồ đạc của mình thì cái “lúc nào đó” chính là vĩnh viễn.
Không phải là khi bình tĩnh suy nghĩ lại thì bạn mới vứt được cái gì đó đi, ngược lại, sau khi vứt đồ đi, bạn có thể tĩnh tâm suy nghĩ về nhiều thứ. Cũng không phải là vì có thời gian mà bạn mới vứt được đồ, mà sau khi vứt đồ đi, bạn mới có thời gian cho mình. Vậy nên, hãy vứt đồ ngay từ bây giờ. Vứt đồ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của bạn.
Vứt đồ là một kỹ thuật, nhưng không phải sau khi thành thục kỹ thuật ấy bạn mới vứt được đồ. Cũng không phải nhờ đọc cuốn sách này mà bạn có thể bỏ đi món gì được. Chỉ có vừa vứt đồ, vừa rèn luyện kỹ thuật bản thân mới là con đường tốt nhất cho bạn. Ngay bây giờ bạn có thể gấp cuốn sách này lại và lấy túi rác ra thực hành được rồi đấy.
Nếu bạn không vứt đồ ngay bây giờ, bạn sẽ chẳng bao giờ biết vứt cái gì được. Chờ đến khi bạn suy tính kỹ càng, chờ đến khi bạn có thời gian thì vĩnh viễn bạn cũng không thể dọn được đồ trong nhà. Vứt đồ, chính là bắt đầu cho mọi thứ.
Hãy vứt những loại rác rõ ràng trước
Để tập cho mình thói quen vứt đồ, bạn cần biết vận dụng phương pháp luận về việc tạo thói quen cho mình. Ví dụ, khi bạn muốn tập thói quen chạy bộ, thì tốt nhất bạn hãy làm như sau: Ngày đầu tiên, đặt mục tiêu là “đi đến thềm nhà”. Ngày thứ hai, mục tiêu là “đi giày chạy bộ ở thềm nhà”. Cứ như vậy, bạn chỉ cần đặt ra những mục tiêu nho nhỏ cho mình. Khi đạt được mục tiêu đề ra ấy, bạn sẽ có cảm giác thành công nho nhỏ. Và nếu bạn tích đủ những thành công nhỏ ấy, bạn có thể đi đến thành công lớn hơn. Cầu thủ Ichiro đã từng nói: “Việc tích góp nhiững điều nhỏ nhặt chính là một con đường đưa bạn đến với bất ngờ”. Và việc vứt đồ cũng giống như vậy, bạn hãy gom cho mình những niềm vui nho nhỏ khi “đã vứt được rồi” nhé.
Trước hết, bạn hãy bắt đầu từ việc vứt những rác thải mà bất cứ ai cũng có thể thấy. Đấy là mấy cái chai rỗng hay mấy hộp cơm hết… Nếu chúng đang nằm rải rác trong nhà bạn thì hãy vứt chúng luôn đi nào. Sau đó, bạn hãy kiểm tra tủ lạnh và nhớ vứt những đồ ăn quá hạn sử dụng luôn nhé. Tiếp tục, bạn hãy vứt những bộ quần áo đã rách, những đồ điện dân dụng bị vỡ, hỏng… Đó chính là rác thải mà bất cứ ai cũng thấy rõ. Việc vứt bớt đồ đạc của bạn cũng bắt đầu từ khâu này đấy.
Phân loại đồ dùng cần thiết và đồ dùng mong muốn
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể. Bạn ăn mặc gọn nhẹ, tay không lên núi. Bạn bị lạc ở một nơi nào đó mà bạn không biết. Rồi thời tiết chuyển xấu, mưa lạnh, ẩm ướt. Không đồ ăn, thức uống. May mắn bạn tìm được một lán nhỏ, tìm được một cái chăn ấm. Cái chăn đó chính là đồ vật cần thiết cho bạn.
Ngày nay, chỉ cần bước ra khỏi nhà thôi là bạn đã bị hấp dẫn bởi vô vàn hàng hóa được bày bán khắp mọi nơi. Nào là đồ điện tử mới nhất, những dụng cụ tiện lợi cho cuộc sống, những món đồ trang trí lung linh, những bộ đồ thời thượng… Chỉ cần nhìn qua thôi, ai cũng sẽ khát khao có được. Những lúc trời lạnh, bạn chỉ cần một cái chăn thôi, nhưng bạn còn muốn cái thứ hai có họa tiết thật đẹp, cái thứ ba có chất liệu mềm mại…
Khi bạn nghĩ muốn một món đồ nào đó, nếu bạn tự hỏi mình nhiều lần xem nó có thực sự cần thiết không, có lẽ bạn sẽ bỏ qua hầu hết các món đồ. Thiền sư Koike Ryunosuke đã nói: Bạn hãy thử đặt tay lên ngực. Nếu bạn cảm thấy thật khổ sở, thì đó không phải là thứ bạn cần, mà đó chỉ là thứ bạn muốn có mà thôi. Khi bạn cảm thấy “khổ sở” tức là bạn đang nghĩ mình còn thiếu thốn cái gì đó trong khi bạn đang rất đầy đủ rồi.
Đồng phục hóa quần áo hàng ngày
Steve Jobs luôn mặc những bộ quần áo giống nhau. Một chiếc áo đen cổ lọ của ISSEY MIYAKE, chiếc quần Levi 501, và đôi giầy thể thao của New Balance. Dù trong các sự kiện truyền thông, ông cũng luôn mặc như vậy.
Nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, luôn mặc áo phông xám. Einstein luôn mặc cùng một kiểu áo khoác. Những con người vĩ đại, nổi tiếng ấy luôn tiết kiệm thời gian chọn đồ hay chạy theo trào lưu mỗi ngày để tập trung cho những việc quan trọng.
Với họ, số lượng quần áo đủ để sinh hoạt là không nhiều. Họ chỉ chọn những bộ quần áo hợp với mình nhất và lúc nào cũng biến những bộ quần áo của mình thành đồng phục.
Vứt thử để kiểm tra xem món đồ có thực sự cần thiết hay không
Với những ai còn đắn đo về việc có vứt hay không, tôi khuyên bạn nên làm một bài kiểm tra vứt thử một lần để xem độ quan trọng của món đồ đấy. Lúc trước, tôi lần chần, mãi không vứt được chiếc tivi đi nên tôi đã vứt thử nó một lần.
Nếu vứt tivi đi, có thể tôi sẽ gặp vài khó khăn trong công việc, không nắm bắt được tin tức thế giới, không tìm được đề tài nói chuyện với bạn bè nên có thể sẽ bị mọi người xa lánh. Nhưng thật may là khi tôi vứt tivi đi, điều đó đã không xảy ra với tôi.
Tính đến hiện tại, chỉ có duy nhất một món đồ mà sau khi bỏ đi tôi lại mua về. Đó là máy mát xa chân MH23 của Omron. Tôi thích nó đến nỗi cả số hiệu của nó tôi cũng nhớ. Tôi đã từng mua một cái tặng mẹ tôi và cho anh trai tôi cái tôi có. Nhưng sau đó tôi không thể nào quên được cảm giác thoải mái ở lòng bàn chân khi dùng cái máy mát xa này. Lúc đó tôi đã cho anh trai tôi mất rồi nên đành mua một cái mới. Sau đấy tôi lại nghĩ là mình có thể bỏ nó đi nên lại bán một lần. Sau ba lần vứt đi, mua lại, có lẽ giờ tôi sẽ giữ nó luôn trong nhà.
Đừng quan trọng việc “nhất định phải có ít đồ”. Đừng chỉ trích người có nhiều đồ
Một sai lầm mà người sống tối giản dễ mắc phải đó là dễ tự mãn vì mình có ít đồ, hay lúc nào cũng quan trọng việc phải có ít đồ. Giống như ở chương một tôi đã nói, người sống tối giản là người biết được thứ gì cần thiết với bản thân. Là người biết cắt giảm đồ đạc vì những thứ quan trọng. Và những thứ quan trọng với mỗi người một khác. Vì thế những gì mọi người vứt đi cũng khác nhau. Bởi vậy, việc ganh đua xem làm thế nào mới ít đồ nhất thật chẳng có ý nghĩa gì.
Và bạn cũng nên biết rằng dù bạn có bị vây quanh một đống đồ đi chăng nữa, nhưng nếu chúng đều là những thứ quan trọng với bạn, khiến bạn vui vẻ hạnh phúc trong cuộc sống thì bạn chẳng cần phải vứt chúng đi làm gì. Vì lẽ đó, chúng ta chẳng có lý do gì để chỉ trích những người có nhiều đồ cả. Chúng ta không thể bắt họ vứt đồ một cách vô lý khi họ vốn chỉ có những đồ quan trọng. Lối sống tối giản không phải là cực hình mà chúng ta phải chịu. Thế nhưng lại có những người tự mình nhận lấy cực hình đó, thậm chí còn viết trong hồ sơ của mình là “đang tu hành” để thành người sống tối giản. Với tôi, việc nhất định phải có ít đồ như thế chẳng có ý nghĩa gì cả.