Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Trong đề thi môn ngữ văn THPTQG, sẽ có dạng bài đọc hiểu và làm văn. Mỗi dạng sẽ có lượng kiến thức cơ bản cần nắm vững để giải quyết. Luyện được nhiều đề thi, sẽ bắt gặp nhiều dạng và nâng cao kỹ năng xử lý hơn. Để đạt điểm cao dạng này, cần củng cố văn phong, hiểu đúng bản chất của một bài đọc hiểu hay làm văn. Đề đọc hiểu và làm văn trong các đề thi tốt nghiệp THPT chính thức.
ĐỀ CHÍNH THỨC 2021 – ĐỢT 2.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bạn có xem quê hương mình khác với quê hương của người khác, hay mọi xứ sở đều thiêng liêng đối với bạn? Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kì vị trí nào trên hành tinh này. Tất cả chúng ta vẫn đang cùng nhau chia sẻ mọi thứ trên trái đất, môi trường và cả bầu không khí chúng ta hít thở. Hãy chăm sóc và giữ gìn hành tinh này vì đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho các thế hệ mai sau - bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch - có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai. Hãy bắt đầu xây dựng mái nhà chung từ những điều gần gũi nhất, bằng những việc đơn giản nhất như không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật.. Một khi đã phá dỡ được hàng rào ngăn cách giữa con người và thiên nhiên, với vạn vật, chúng ta mới có thể thụ hưởng một cuộc sống bình yên. Tôi tin rằng, đến một lúc nào đó, tất cả mọi người sống trên hành tinh này đều nhìn nhận nhau như những thành viên trong cùng một gia đình, và yêu thương nhau như chính bản thân. Có lẽ sẽ đến một ngày, chúng ta nhận ra rằng tất cả đều là anh em một nhà, và sẽ luôn được an toàn khi biết chấp nhận, nương tựa vào nhau. Không phải ngẫu nhiên mà hai từ “loài” và “người” luôn song hành khăng khít để hình thành nên gia đình nhân loại. Vậy, chúng ta hãy sống cho đúng với danh xưng của mình. Tất cả chúng ta chỉ là một bản thể: Nhân loại. Đã đến lúc thôi để ý đến những khác biệt bên ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ.
(Trích “Món quà cuộc sống”, Dr. Bermie S. Siegal, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.26-27)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh này là gì?
Câu 2. Chỉ ra những điều gần gũi, những việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung được nêu trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định “Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kỳ vị trí nào trên hành tinh này” trong đoạn trích? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến trong đoạn trích “Đã đến lúc thôi để ý đến những khác biệt bề ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ” không? Vì sao?
TRẢ LỜI THAM KHẢO
Câu 1: Theo đoạn trích, mục đích của việc chăm sóc giữ gìn hành tinh này là để xây dựng một mái nhà chung thân yêu, để rồi thế hệ mai sau không phân biệt màu da, sắc tộc hay tôn giáo, quốc tịch thì đều có thể phát triển một cách trọn vẹn nhất.
Câu 2: Đoạn trích đã đưa tới những điều gần gũi, những việc làm giản đơn để bắt đầu xây dựng mái nhà chung của tất cả mọi người. Đó là không hút thuốc, hãy trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật… Tất thảy những việc làm hết sức giản đơn ấy chính là cách giúp chúng ta phá dỡ những hàng rào ngăn cách con người với thiên nhiên, với vạn vật.
Câu 3: Có lẽ chúng ta sẽ rất bất ngờ với quan điểm: “Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kỳ vị trí nào trên hành tinh này”.
Bởi lẽ chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chỉ tại ngôi nhà của mình, trên quê hương mình mới gọi là nhà. Nhưng hơn cả một nếp nhà quen thuộc như thế, trái đất này chính là một ngôi nhà chung rộng lớn. Khi ta đặt chân mình đến bất cứ nơi đâu trên hành tinh ta cũng cùng nhau chia sẻ mọi thứ. Một bầu không khí trong lành, hay dòng nước ngọt mát. Một sự quan tâm sẻ chia hay tình hữu nghị bền chặt. Chẳng khi nào ta phải cô đơn khi sự sống của mình còn hiện hữu trên Trái Đất. Khi được sẻ chia những thứ ta có, được đón nhận những gì người khác trao, được gắn kết, được thấu hiểu thì cũng là lúc ta tìm được ngôi nhà của mình. Ta luôn được sống ở nhà, một ngôi nhà chung của tất thảy loài người.
Câu 4: Vàng, trắng hay đen; béo, gầy hay cao, thấp… những thứ tưởng chừng là quy chuẩn đánh giá về sự khác biệt thì giờ đây chúng chẳng đáng để tồn tại nữa. Đã đến lúc chúng ta phải đồng ý rằng: “Thôi để ý đến những khác biệt bề ngoài, hãy nhận rằng tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ”. Bởi lẽ chúng ta đều mang cội nguồn chung với bản chất của hai tiếng “con người”. Ta chảy trong mình dòng máu đỏ tươi, trái tim cùng biết rung lên nhịp đập yêu thương và tâm hồn thì biết đồng cảm, sẻ chia. Những thứ rất “người” ấy chẳng bao giờ có thể bị thay thế, phai mờ đi chỉ vì một màu da hay một dáng người. Và chẳng ai trong chúng ta dị biệt vì đặc điểm nào đó bên ngoài khác với những người xung quanh. Cũng chẳng ai trong chúng ta có quyền nhằm vào những khác biệt bên ngoài ấy để đánh giá người khác. Dòng máu chảy trong ta, tâm hồn ta đang
có, lòng tốt ta đang mang,.. là tất thảy những thứ đáng để lưu tâm, để chú ý, để trân trọng hơn bất cứ điều gì khác biệt bên ngoài.
CHÍNH THỨC 2021 – ĐỢT 1.
Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời. Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời vươn mình lớn dậy. Dòng sông trở nên đủ mạnh mẽ để xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành một hẻm núi. […] Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện hơn. Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ thơ đùa trong công viên hai bên bờ và những người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng. Dòng sông, giờ đã ở tuổi xế chiều, lại càng trở nên dịu dàng khi nó tiến dần ra biển. Rồi cũng đến lúc nó ra tới biển và dòng chảy của nước cuối cùng cũng đi tới hồi kết. Tất cả những trầm tích được nước mang theo lúc đó lắng lại ở cửa sông. Kết quả là một vùng châu thổ được hình thành. Sông Hằng, sông Mississippi và sông Amazon đều đã hình thành những châu thổ tựa như hình chiếc lược tại nơi chúng gặp gỡ biển cả. Đều có khởi nguồn như một bờ cát nhỏ cuối cùng cũng đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, tạo nên một đường bờ biển mới và rộng rãi. Những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp màu mỡ nhất thế giới – món quà cuối cùng mà nước dành tặng cho loài người, trước khi nó hiến mình cho đại dương vào lúc cuối đời.
(Trích Bí mật của nước, Masaru Emoto, NXB Lao động)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo đoạn trích, sự ra đời của một dòng sông diễn ra như thế nào?
Câu 2. Món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là gì?
Câu 3. Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về dòng chảy của nước và cuộc sống của con người?
Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ thơ đùa trong công viên hai bên bờ và những người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng.
Câu 4. Qua hành trình từ sông ra biển của nước trong đoạn trích, anh/chị rút ra những bài học gì về lẽ sống?
TRẢ LỜI THAM KHẢO
Câu 1. Theo đoạn trích, sự ra đời của sông bắt đầu từ những kẽ hở trên mặt đất, nước ở mặt đất hoà vào nước của bầu trời rơi xuống. Từ đó tạo thành dòng suối nhỏ và rồi tạo thành sông.
Câu 2. Trước khi hoà vào biển cả rộng lớn, nước vẫn dành tặng cho con người một món quà cuối cùng. Đó là những đồng bằng châu thổ màu mỡ. Món quà này là nền móng cho sự phát triển của những vùng nông nghiệp với nền văn minh vĩ đại trong lịch sử loài người.
Câu 3. Dòng chảy của nước và cuộc sống của con người tưởng chừng là hai thứ chẳng có điểm giao nhau. Nhưng không, dòng nước như một chứng nhân cho tất thảy hành trình thời gian trong đời sống con người. Nó hiện hữu trong từng khoảnh khắc. Dù ở thời điểm nào, dòng nước cũng ẩn mình mà trở thành một phần của đời sống, của con người. Đó là một sự gắn bó thân thiết và chặt chẽ, sợi dây liên kết ấy dường như chưa lúc nào thôi bền chắc.
Câu 4. Có khi nào ta sống như một dòng sông tận cùng sẽ chảy ra biển lớn. Hay ta sống như một vũng ao hồ, quanh năm lưu lại giọt nước riêng mình? Nhưng có lẽ chỉ có hành trình của sông mới là một lẽ sống đáng để học tập. Dòng sông bắt đầu từ dòng chảy nhỏ, con người lại thường bỏ qua những khởi nguồn nhỏ bé ấy. Giọt nước từ kẽ hở của đất sẵn sàng bung thoát chính mình và đón nhận những giọt nước của bầu trời. Nhưng con người dường như lại sợ phá vỡ những khuôn mẫu, ngại đón nhận cái mới. Dòng sông chịu những lực đẩy lớn, để mạnh mẽ hơn. Hay chăng con người lại sợ những áp lực? Dòng sông chẳng bao giờ nghĩ sống lẻ loi và chỉ biết riêng mình. Nó sống và gắn bó với con người. Thế nhưng con người dường như chỉ biết đến mình mà quên đi mọi điều xung quanh. Cuối cùng sông chọn đổ ra biển lớn, nhưng trước khi hoà mình nó vẫn dành tặng những gì tốt đẹp nhất cho con người. Trước sông, con người nhỏ bé và ích kỷ hơn, ngại dấn thân và cho đi. Có lẽ thứ con người cần hơn cả là sống như một dòng sông, trong veo và đầy ý nghĩa. Chỉ có thế ta mới có một sự sống có giá trị, có yêu thương và sẻ chia.
MINH HỌA 2021
Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Miền Trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới đất
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm.
Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mọc trắng mặt người.
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong
(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.
Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về mảnh đất và con người miền Trung:
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Câu 4: Anh chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích.
TRẢ LỜI THAM KHẢO
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do
Câu 2: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hai hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung: “Trên nắng và dưới cát”; “Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ. Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ”. Những hình ảnh đó, cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung, quanh năm đối mặt với nắng và gió; bão lũ triền miên tác động đến cuộc sống của người dân. Qua đó, ta thấy được sự thương xót của tác giả đối với mảnh đất này.
Câu 3: Những câu thơ:
“Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật”
Là những vần thơ thể hiện nỗi lòng “đau đáu, xót thương” của nhà thơ Hoàng Trần Cương về dải đất miền Trung nắng gió; mảnh đất đã eo hẹp về địa hình, lại phải quanh năm đối mặt với “thiên tai”, “bão lũ”, thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt… Tất cả đã làm cho họ phải “chắt chiu”, “hà tiện” mà “thắt đáy lưng ong”. Thế nhưng, lạ kì thay cái mảnh đất ấy vẫn luôn sáng ngời vẻ đẹp của tình người ấm áp, ngọt ngào như “mật” như đường, chan chứa yêu thương, nóng hổi tinh thần giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thách thức.
Câu 4: Nhà thơ Hoàng Trần Cương đã “chắp bút” viết những vần thơ chan chứa tấm lòng chân thành của mình về mảnh đất miền Trung thân yêu. Qua việc diễn tả điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt - nơi chỉ có “gió - cát”, thiên tai, bão lũ triền miên “tốt tươi như cỏ”, tác giả thể hiện tấm lòng xót xa, thương cảm, tràn đầy yêu thương của mình đến với mảnh đất và con người đã phải chịu nhiều thiệt thòi của đất nước ta. Và đó cũng là “nguyên cớ” để tác giả bộc lộ sự cảm phục, ngợi ca những đức tính đáng quý của con người miền Trung, “thật thà chất phác”, chịu thương chịu khó, cần cù lao động.
CÁCH TRẢ LỜI ĐỌC HIỂU
Câu 1.2: Câu hỏi nhận biết.
- Tìm từ khóa trong câu hỏi, rồi tìm cái từ khóa trong bài đọc để chắt lọc đáp án.
- Dấu hiệu nhận biết: Theo tác giả, Theo đoạn trách, Theo văn bản….
- Lưu ý:
+ Có thể câu trả lời nằm: ….; ….; …;
+ Đôi khi câu hỏi không hỏi thuận chiều, mà hỏi ngược:
Câu 3. Thông hiểu:
- Nội dung ý hỏi là gì?
- Ý nghĩa của nó tác động đến mình gì?
Câu 4. Vận dụng
- Dung lượng:
- Câu 1.2: Trả lời ngắn gọn, đúng trong tâm; không lan man, dài dòng.
- Câu 3.4: ( 5-8 dòng); (8-12 dòng)
- Gạch ý hay viết thành văn:
- Đồng tình hay không đồng tình:
+ Tôi đồng tình/ Tôi không tình
Sưu tầm
ĐỀ CHÍNH THỨC 2021 – ĐỢT 2.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bạn có xem quê hương mình khác với quê hương của người khác, hay mọi xứ sở đều thiêng liêng đối với bạn? Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kì vị trí nào trên hành tinh này. Tất cả chúng ta vẫn đang cùng nhau chia sẻ mọi thứ trên trái đất, môi trường và cả bầu không khí chúng ta hít thở. Hãy chăm sóc và giữ gìn hành tinh này vì đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho các thế hệ mai sau - bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch - có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai. Hãy bắt đầu xây dựng mái nhà chung từ những điều gần gũi nhất, bằng những việc đơn giản nhất như không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật.. Một khi đã phá dỡ được hàng rào ngăn cách giữa con người và thiên nhiên, với vạn vật, chúng ta mới có thể thụ hưởng một cuộc sống bình yên. Tôi tin rằng, đến một lúc nào đó, tất cả mọi người sống trên hành tinh này đều nhìn nhận nhau như những thành viên trong cùng một gia đình, và yêu thương nhau như chính bản thân. Có lẽ sẽ đến một ngày, chúng ta nhận ra rằng tất cả đều là anh em một nhà, và sẽ luôn được an toàn khi biết chấp nhận, nương tựa vào nhau. Không phải ngẫu nhiên mà hai từ “loài” và “người” luôn song hành khăng khít để hình thành nên gia đình nhân loại. Vậy, chúng ta hãy sống cho đúng với danh xưng của mình. Tất cả chúng ta chỉ là một bản thể: Nhân loại. Đã đến lúc thôi để ý đến những khác biệt bên ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ.
(Trích “Món quà cuộc sống”, Dr. Bermie S. Siegal, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.26-27)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh này là gì?
Câu 2. Chỉ ra những điều gần gũi, những việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung được nêu trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định “Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kỳ vị trí nào trên hành tinh này” trong đoạn trích? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến trong đoạn trích “Đã đến lúc thôi để ý đến những khác biệt bề ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ” không? Vì sao?
TRẢ LỜI THAM KHẢO
Câu 1: Theo đoạn trích, mục đích của việc chăm sóc giữ gìn hành tinh này là để xây dựng một mái nhà chung thân yêu, để rồi thế hệ mai sau không phân biệt màu da, sắc tộc hay tôn giáo, quốc tịch thì đều có thể phát triển một cách trọn vẹn nhất.
Câu 2: Đoạn trích đã đưa tới những điều gần gũi, những việc làm giản đơn để bắt đầu xây dựng mái nhà chung của tất cả mọi người. Đó là không hút thuốc, hãy trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật… Tất thảy những việc làm hết sức giản đơn ấy chính là cách giúp chúng ta phá dỡ những hàng rào ngăn cách con người với thiên nhiên, với vạn vật.
Câu 3: Có lẽ chúng ta sẽ rất bất ngờ với quan điểm: “Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kỳ vị trí nào trên hành tinh này”.
Bởi lẽ chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chỉ tại ngôi nhà của mình, trên quê hương mình mới gọi là nhà. Nhưng hơn cả một nếp nhà quen thuộc như thế, trái đất này chính là một ngôi nhà chung rộng lớn. Khi ta đặt chân mình đến bất cứ nơi đâu trên hành tinh ta cũng cùng nhau chia sẻ mọi thứ. Một bầu không khí trong lành, hay dòng nước ngọt mát. Một sự quan tâm sẻ chia hay tình hữu nghị bền chặt. Chẳng khi nào ta phải cô đơn khi sự sống của mình còn hiện hữu trên Trái Đất. Khi được sẻ chia những thứ ta có, được đón nhận những gì người khác trao, được gắn kết, được thấu hiểu thì cũng là lúc ta tìm được ngôi nhà của mình. Ta luôn được sống ở nhà, một ngôi nhà chung của tất thảy loài người.
Câu 4: Vàng, trắng hay đen; béo, gầy hay cao, thấp… những thứ tưởng chừng là quy chuẩn đánh giá về sự khác biệt thì giờ đây chúng chẳng đáng để tồn tại nữa. Đã đến lúc chúng ta phải đồng ý rằng: “Thôi để ý đến những khác biệt bề ngoài, hãy nhận rằng tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ”. Bởi lẽ chúng ta đều mang cội nguồn chung với bản chất của hai tiếng “con người”. Ta chảy trong mình dòng máu đỏ tươi, trái tim cùng biết rung lên nhịp đập yêu thương và tâm hồn thì biết đồng cảm, sẻ chia. Những thứ rất “người” ấy chẳng bao giờ có thể bị thay thế, phai mờ đi chỉ vì một màu da hay một dáng người. Và chẳng ai trong chúng ta dị biệt vì đặc điểm nào đó bên ngoài khác với những người xung quanh. Cũng chẳng ai trong chúng ta có quyền nhằm vào những khác biệt bên ngoài ấy để đánh giá người khác. Dòng máu chảy trong ta, tâm hồn ta đang
có, lòng tốt ta đang mang,.. là tất thảy những thứ đáng để lưu tâm, để chú ý, để trân trọng hơn bất cứ điều gì khác biệt bên ngoài.
CHÍNH THỨC 2021 – ĐỢT 1.
Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời. Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời vươn mình lớn dậy. Dòng sông trở nên đủ mạnh mẽ để xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành một hẻm núi. […] Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện hơn. Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ thơ đùa trong công viên hai bên bờ và những người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng. Dòng sông, giờ đã ở tuổi xế chiều, lại càng trở nên dịu dàng khi nó tiến dần ra biển. Rồi cũng đến lúc nó ra tới biển và dòng chảy của nước cuối cùng cũng đi tới hồi kết. Tất cả những trầm tích được nước mang theo lúc đó lắng lại ở cửa sông. Kết quả là một vùng châu thổ được hình thành. Sông Hằng, sông Mississippi và sông Amazon đều đã hình thành những châu thổ tựa như hình chiếc lược tại nơi chúng gặp gỡ biển cả. Đều có khởi nguồn như một bờ cát nhỏ cuối cùng cũng đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, tạo nên một đường bờ biển mới và rộng rãi. Những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp màu mỡ nhất thế giới – món quà cuối cùng mà nước dành tặng cho loài người, trước khi nó hiến mình cho đại dương vào lúc cuối đời.
(Trích Bí mật của nước, Masaru Emoto, NXB Lao động)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo đoạn trích, sự ra đời của một dòng sông diễn ra như thế nào?
Câu 2. Món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là gì?
Câu 3. Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về dòng chảy của nước và cuộc sống của con người?
Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ thơ đùa trong công viên hai bên bờ và những người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng.
Câu 4. Qua hành trình từ sông ra biển của nước trong đoạn trích, anh/chị rút ra những bài học gì về lẽ sống?
TRẢ LỜI THAM KHẢO
Câu 1. Theo đoạn trích, sự ra đời của sông bắt đầu từ những kẽ hở trên mặt đất, nước ở mặt đất hoà vào nước của bầu trời rơi xuống. Từ đó tạo thành dòng suối nhỏ và rồi tạo thành sông.
Câu 2. Trước khi hoà vào biển cả rộng lớn, nước vẫn dành tặng cho con người một món quà cuối cùng. Đó là những đồng bằng châu thổ màu mỡ. Món quà này là nền móng cho sự phát triển của những vùng nông nghiệp với nền văn minh vĩ đại trong lịch sử loài người.
Câu 3. Dòng chảy của nước và cuộc sống của con người tưởng chừng là hai thứ chẳng có điểm giao nhau. Nhưng không, dòng nước như một chứng nhân cho tất thảy hành trình thời gian trong đời sống con người. Nó hiện hữu trong từng khoảnh khắc. Dù ở thời điểm nào, dòng nước cũng ẩn mình mà trở thành một phần của đời sống, của con người. Đó là một sự gắn bó thân thiết và chặt chẽ, sợi dây liên kết ấy dường như chưa lúc nào thôi bền chắc.
Câu 4. Có khi nào ta sống như một dòng sông tận cùng sẽ chảy ra biển lớn. Hay ta sống như một vũng ao hồ, quanh năm lưu lại giọt nước riêng mình? Nhưng có lẽ chỉ có hành trình của sông mới là một lẽ sống đáng để học tập. Dòng sông bắt đầu từ dòng chảy nhỏ, con người lại thường bỏ qua những khởi nguồn nhỏ bé ấy. Giọt nước từ kẽ hở của đất sẵn sàng bung thoát chính mình và đón nhận những giọt nước của bầu trời. Nhưng con người dường như lại sợ phá vỡ những khuôn mẫu, ngại đón nhận cái mới. Dòng sông chịu những lực đẩy lớn, để mạnh mẽ hơn. Hay chăng con người lại sợ những áp lực? Dòng sông chẳng bao giờ nghĩ sống lẻ loi và chỉ biết riêng mình. Nó sống và gắn bó với con người. Thế nhưng con người dường như chỉ biết đến mình mà quên đi mọi điều xung quanh. Cuối cùng sông chọn đổ ra biển lớn, nhưng trước khi hoà mình nó vẫn dành tặng những gì tốt đẹp nhất cho con người. Trước sông, con người nhỏ bé và ích kỷ hơn, ngại dấn thân và cho đi. Có lẽ thứ con người cần hơn cả là sống như một dòng sông, trong veo và đầy ý nghĩa. Chỉ có thế ta mới có một sự sống có giá trị, có yêu thương và sẻ chia.
MINH HỌA 2021
Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Miền Trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới đất
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm.
Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mọc trắng mặt người.
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong
(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.
Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về mảnh đất và con người miền Trung:
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Câu 4: Anh chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích.
TRẢ LỜI THAM KHẢO
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do
Câu 2: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hai hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung: “Trên nắng và dưới cát”; “Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ. Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ”. Những hình ảnh đó, cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung, quanh năm đối mặt với nắng và gió; bão lũ triền miên tác động đến cuộc sống của người dân. Qua đó, ta thấy được sự thương xót của tác giả đối với mảnh đất này.
Câu 3: Những câu thơ:
“Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật”
Là những vần thơ thể hiện nỗi lòng “đau đáu, xót thương” của nhà thơ Hoàng Trần Cương về dải đất miền Trung nắng gió; mảnh đất đã eo hẹp về địa hình, lại phải quanh năm đối mặt với “thiên tai”, “bão lũ”, thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt… Tất cả đã làm cho họ phải “chắt chiu”, “hà tiện” mà “thắt đáy lưng ong”. Thế nhưng, lạ kì thay cái mảnh đất ấy vẫn luôn sáng ngời vẻ đẹp của tình người ấm áp, ngọt ngào như “mật” như đường, chan chứa yêu thương, nóng hổi tinh thần giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thách thức.
Câu 4: Nhà thơ Hoàng Trần Cương đã “chắp bút” viết những vần thơ chan chứa tấm lòng chân thành của mình về mảnh đất miền Trung thân yêu. Qua việc diễn tả điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt - nơi chỉ có “gió - cát”, thiên tai, bão lũ triền miên “tốt tươi như cỏ”, tác giả thể hiện tấm lòng xót xa, thương cảm, tràn đầy yêu thương của mình đến với mảnh đất và con người đã phải chịu nhiều thiệt thòi của đất nước ta. Và đó cũng là “nguyên cớ” để tác giả bộc lộ sự cảm phục, ngợi ca những đức tính đáng quý của con người miền Trung, “thật thà chất phác”, chịu thương chịu khó, cần cù lao động.
CÁCH TRẢ LỜI ĐỌC HIỂU
Câu 1.2: Câu hỏi nhận biết.
- Tìm từ khóa trong câu hỏi, rồi tìm cái từ khóa trong bài đọc để chắt lọc đáp án.
- Dấu hiệu nhận biết: Theo tác giả, Theo đoạn trách, Theo văn bản….
- Lưu ý:
+ Có thể câu trả lời nằm: ….; ….; …;
+ Đôi khi câu hỏi không hỏi thuận chiều, mà hỏi ngược:
Câu 3. Thông hiểu:
- Nội dung ý hỏi là gì?
- Ý nghĩa của nó tác động đến mình gì?
Câu 4. Vận dụng
- Dung lượng:
- Câu 1.2: Trả lời ngắn gọn, đúng trong tâm; không lan man, dài dòng.
- Câu 3.4: ( 5-8 dòng); (8-12 dòng)
- Gạch ý hay viết thành văn:
- Đồng tình hay không đồng tình:
+ Tôi đồng tình/ Tôi không tình
Sưu tầm