• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề cương ôn tập sinh học 7

Thandieu2

Thần Điêu
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7 - ÔN TẬP SINH HỌC 7 - ĐỀ CƯƠNG ÔN SINH 7

HỌC KÌ II - HỌC KÌ 2

Câu 1: Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau.

- Cá cóc Tam Đảo chủ yếu sống trong nước
- Ễnh ương lớn chủ yếu ở nước nhiều hơn ở cạn
- Ếch cây vừa ở nước vừa ở bụi cây
- Cóc nhà chủ yếu sống trên cạn

Câu 2: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người

- Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày: Ếch cây.
- Tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh (như ruồi muỗi): cóc
- Có giá trị thực phẩm: thịt ếch đồng
- Dùng làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc
- Làm vật thí nghiệm trong môn sinh lí học: ếch đồng

Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của lưỡng cư

Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn, chúng có những đặc điểm chung sau:
- Da trần và ẩm ướt
- Di chuyển bằng bốn chi
- Hô hấp bằng phổi và da
- Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha
- Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

Câu 4: Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn
- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn
- Thằn lằn là động vật biến nhiệt
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thu lại nước trong phân, nước tiểu
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển

Câu 5: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

- Thân hình thoi : giảm sức cản không khí khi bay
- Có lông vũ bao phủ: lông tơ nhẹ xốp,lông ống tạo diện tích rộng khi chim dang cánh
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc: làm đầu chim nhẹ
- Chi trước biến đổi thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

Câu 6: Đặc điểm chung của lớp Chim.

Chim là động vật có xương sống thích nghi cao với sự bay lượn và điều kiện sống khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung sau:
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
- Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
- Là động vật hằng nhiệt
- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

Câu 7: Cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người.

- Chim ăn các loài sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người như chim sâu, chim cú mèo…
- Chim được chăn nuôi để cung cấp thực phẩm và làm cảnh như gà, vẹt…
- Chim cho lông làm chăn đệm, làm đồ trang trí như lông vịt, lông đà điểu
- Chim có vai trò trong tự nhiên: ăn hạt phát tán cây rừng, hút mật thụ phấn cho hoa như chim ruồi, chim vẹt…
- Một số loài chim gây hại cho kinh tế nông nghiệp vì nó ăn quả hạt, ăn cá như chim sẻ, chim bói cá
- Gây bệnh cúm H5N1như gà, vịt

Câu 8: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống.

- Bộ lông mao dày xốp:che chở và giữ nhiệt
- Chi trước ngắn:dùng để đào hang
- Chi sau dài khỏe: bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi
- Mũi thính và lông xúc giác nhạy cảm:giúp thăm dò thức ăn hoặc môi trường
- Tai thính có vành tai lớn dài cử động được theo các phía: định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

Câu 9: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.

- Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.

Câu 10: Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp Động vật có xương sống đã học.

- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thận sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

Câu 11: Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở nước.

- Cơ thể hình thoi,
- Cổ rất ngắn
- Có lớp mỡ dưới da rất dày
- Chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo
- Vây đuôi nằm ngang-
- Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc

Câu 12: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt.

- Bộ ăn sâu bọ có cấu tạo răng: các răng đều nhọn.
- Bộ gặm nhấm có cấu tạo răng: răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
- Bộ ăn thịt có cấu tạo răng: răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.

Câu 13: Nêu vai trò của thú. Cho ví dụ.

- Cung cấp thực phẩm: lợn, bò
- Cung cấp dược liệu: hươu, hổ
- Cung cấp sức kéo: ngựa, trâu
- Cung cấp nguyên liệu cho mỹ nghệ: ngà voi, sừng trâu
- Cung cấp vật liệu thí nghiệm: thỏ, chuột bạch
- Có lợi cho nông nghiệp, lâm nghiệp vì tiêu diệt các loài gặm nhấm: mèo rừng
- 1 số truyền bệnh và cắn chết ngưới: chó, hổ

Câu 14: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó.

Ở động vật có 2 hình thức sinh sản chính. Đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau, mà do sinh sản phân đôi cơ thể hay mọc chồi.
- Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái, trứng thụ tinh phát triển thành phôi. Có 2 hình thức thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 7

HỌC KÌ I - HỌC KÌ 1

1, Nêu đặc điểm chung của ngàng ĐVNS?

-Có kích thước hiển vi, cơ thể chỉ là 1 tế bào, nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
- Phần lớn dị dưỡng
- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hoặc tiêu giảm
- Sinh sản vô tính theo cách phân đôi

2, Sự khác nhau về sinh sản mọc chồi giữa san hô và thuỷ tức?

- Ở thuỷ tức: Khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập.
- Còn san hô chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn.

3, Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp?

- Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên
- Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng
- Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn
- Phần lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: Giác bám, cơ quan sinh sản phát triển,Au trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.

4, Đặc điểm nào của giun đũa khác với sán lá gan?

Sán lá gan|Giun đũa
- Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ|- Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại(tiết diện ngang hình tròn)
- Các giác bám phát triển |- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài
- Có hai nhánh ruột,không có hậu môn |-Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu moan
- Sinh sản|Sinh sản
Sinh sản lưỡng tính,có tuyến noãn hoàng|Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục dạng ống

5, Nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

- An uống hợp vệ sinh
- Giữ vệ sinh môi trường
- Diệt ruồi nhặng
- Tẩy giun định kì từ 1 đền 2 lần trong năm

6, Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất như thế nào?

- Cơ thể hính trụ dài, gồm nhiều đốt,da có chất nhờn nhớt dể chui luồn và giảm ma sát khi di chuyển
- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt dùng để tỳ vào đất khi bò
- Khi tìm kiếm thức ăn nếu gặp môi trường khô và cứng giun tiết chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

7, Những đặc điểm chung của ngành giun đốt?

- Cơ thể phân đốt
- Có thể xoang ( xoang cơ thể chính thức )
- Ong tiêu hóa phân hóa
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
- Hô hấp qua da hay mang

8, Ýnghĩa thực tiễn của ngành thân mềm ?

- Làm thực phẩm cho người: mực, ngao, sò…
- Làm thức ăn cho động vật khác: hến, ốc…
- Làm đồ trang sức: ngọc trai
- Làm vật trang trí: xà cừ, vỏ ốc…
- Làm sạch môi trường nước: hầu vẹm…
- Có hại cho cây trống: các loài ốc sên
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc mút, ốc tai…
- Có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết…
- Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch 1 số vỏ ốc

9, Trai sông tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ của trai có hiệu quả?

- Cách tự vệ: Khi gặp nguy hiểm, trai co chân khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.
- Cấu tạo của trai đảm bảo cách tự vệ có hiệu quả: Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thu không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm của cơ thể trai

10, Đặc điểm chung của ngành thân mềm/

- Thân mềm, không phân đốt
- Có khoang áo, có vỏ đá vôi
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.

11, Ý nghĩa của lớp vỏ ki tin giàu can xi và sắc tố của tôm?

- Vỏ ki tin giàu can xi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong.
Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

12, Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

- Cơ thể có 3 phần ( đầu, ngực, bụng )
- Đầu có 1 đôi râu
- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

13, Hô hấp của châu chấu khác tôm sông như thế nào?

Châu chấu: Hô hấp nhờ hệ ống khí
Bắt đầu bằng lỗ thở
Sau đó:Ong khí phân nhiều nhánh đến tận các tế bào.
Tôm sông: Hô hấp bằng mang

14, Vai trò thực tiễn của sâu bọ?

- Làm thuốc chữa bệnh: Ong mật
- Làm thực phẩm: nhộng tằm
- Thụ phấn cây trồng: Ong, bướm
- Làm thức ăn cho động vật khác: Châu chấu
- Diệt các sâu hại: Ong mắt đỏ
- Hại hạt ngũ cốc: Sâu mọt
- Truyền bệnh: Ruồi muỗi
- Làm sạch môi trường: Bọ hung

15, Viết sơ đồ vòng đời của sán lá gan?

Sinh7_sanlagam.png
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top