• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề cương bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài

Thandieu2

Thần Điêu
BÀI 21.XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC
ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965)

I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Đông Dương:

1.Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ
* Ở miền Bắc :

- 16/5/1955 Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
- 5/1956 Pháp rút quân khỏi Miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc
*Ở Miền Nam: Mỹ thay chân Pháp và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc đia kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á .

*Nhiệm vụ cách mạng của cả nước :

Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế Miền Bắc, đưa Miền Bắc tiến lên CNXH, vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà .

*Mối quan hệ của cách mạng hai miền :

- Miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất, còn Miền Nam là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung, trước hết là đánh bại đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam .
- Cách mạng hai miền có mối quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến.

II. Những thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957) ở miền Bắc

1. Hoàn thành cải cách ruộng đất:

+ Trong hơn 2 năm (1954-1956), Miền Bắc tiến hành tiếp hợp đợt 6 giảm tô và đợt 4 cải cách ruộng đất.
+ Kết quả: 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông nông cụ được chia cho 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.
+ Mặc dù có những sai lầm trong việc đấu tố tràn lan, thô bạo, đấu tố cả những địa chủ kháng chiến nhưng đã kịp thời sửa sai.
+ Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh công nông dược củng cố.

2. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh:

+ Trong nông nghiệp: nông dân hăng hái khẩn hoang, phục hóa… Cuối năm 1957, sản lượng lương thực đạt gần 4 triệu tấn, nạn đói có tính chất kinh niên ở miền Bắc căn bản được giải quyết.
+ Trong công nghiệp: đã khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới.
+ Các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp :nhanh chóng được khôi phục, đảm bảo cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
+Ngoại thương tập trung vào nhà nước, đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
-Trong giao thông vận tải, đã khôi phục tuyến đường sắt, sửa chữa và làm mới đường ô-tô , đường hàng không quốc tế được khai thông.
-Văn hóa, giáo dục, y tế: được đẩy mạnh, hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm xây dựng.

III. Thành tựu trong công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất và bước đầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 1958 – 1960.

*Cải tạo quan hệ sản xuất:

+ Trong 3 năm (1958 – 1960), miền bắc cải tạo quan hệ sản xuất làm trọng tâm; cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh; khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
+ Trong phong trào vận động xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, đến cuối 1960 có 85% hộ nông dân và 70% diện tích ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp.
+ Đối với Tư sản dân tộc, ta đã cải tạo bằng phương pháp hòa bình; đến cuối 1960 có hơn 95% số hộ tư sản vào công tư hợp doanh.
*Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội:
+ Trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Đến năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp lớn do Trung ương quản lí.
+ Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát triển.

IV. Hoàn cảnh, diễn biến , ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi 1959-1960.

* Điều kiện lịch sử : (Nguyên nhân của phong trào Đồng khởi)

+ Những năm 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng, đề ra Luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật.
+ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.

* Diễn biến của phong trào “Đồng Khởi”:

- Từ những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái (Ninh Thuận ),Trà Bồng (Quảng Ngãi) phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp Miền Nam thành cao trào cách mạng tiêu biểu là cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre
- Ngày 17/1/1960, “Đồng Khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
- Đồng Khởi nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên… Đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Thắng lợi của “Đồng Khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1960.

*Ý nghĩa:

- Phong trào “Đồng Khởi” đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

V. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)

*Hoàn cảnh lịch sử

Giữa lúc cách mạng hai miền Nam- Bắc giành được những thắng lỡi to lớn . Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960 Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Thủ đô Hà Nội

*Nội dung:

- Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền; nêu rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ cách mạng giữa 2 miền.
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
- Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
- Bầu BCH Trung ương mới của Đảng

*Ý nghĩa đại hội:

Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

VI. Những thành tựu đạt được về kinh tế và xã hội của Miền Bắc trong 5 năm 1961-1965.

- Về công nghiệp: được ưu tiên xây dựng. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp năm 1965 tăng 3 lần so với 1960.
- Trong nông nghiệp: thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao, nhiều hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc/hecta…
- Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới, cải thiện đời sống nhân dân.
- Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và quốc tế được thuận lợi hơn.
Giáo dục y tế: từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh, hệ thống y tế phát triển.
-Miền Bắc còn làm nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

VII. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”(1961 – 1965) ở miền Nam. Những thắng lợi của quân dân Miền Nam trong chống “chiến tranh đặc biệt”.

*Âm mưu:

- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện triến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
- Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

*Thủ đoạn

+ Mĩ đề ra kế hoạch Xtalay – Taylo nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng. Mĩ tăng nhanh viện trợ quân sự, cố vấn quân sự… tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
+ Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lương cách mạng, phá hoại miền Bắc.

*Những thắng lợi của nhân dân miền Nam trong Chiến tranh đặc biệt:

- Phong trào phá ấp chiến lược : Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra rất gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân.
- Trên mặt trận quân sự: Quân dân miền Nam giành thắng lợi to lớn trong trận Ấp Bắc–Mĩ Tho (1- 1963). Từ đó mở ra phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công. Chiến thắng này chứng minh rằng quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặt biệt” của Mĩ - ngụy.
- Trên mặt trận chính trị: Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị, như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có bước phát triển, nổi bật là cuộc đấu tranh của “Đội quân tóc dài”.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu. Mĩ phải làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (11 – 1963)
- Đông – xuân 1964 – 1965, ta chiến thắng ở Bình Gĩa (Bà Rịa), tiếp đó, giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) đã làm phá sản về cơ bản chiếc lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

*Ý nghĩa :

Đây là thất bại chiến lược lần thứ hai của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ và tham chiến ở Miền Nam.
.............................................................................................................................................................​

CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954, nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền và mối quan hệ giữa nhiệm vụ của hai miền? Vì sao nói nhiệm vụ của hai miền Bắc, Nam là nhiệm vụ chung của cả dân tộc?
Câu 2. Những thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957), ý nghĩa và một số hạn chế chủ yếu?
Câu 3. Trình bày thành tựu trong công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất và bước đầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 1958 – 1960?
Câu 4. Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi 1959-1960 ? Vì sao nói Phong trào Đồng khởi đã chuyển cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ?
Câu 5. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
Câu 6. Trình bày những thành tựu đạt được về kinh tế và xã hội của Miền Bắc trong 5 năm 1961-1965?
Câu 7. Vì sao Mĩ tiến hành chiến tranh đặc biệt ở miền Nam ? Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) . Những thắng lợi của Quân dân Miền Nam trong chống “Chiến tranh đặc biệt”.


Nguồn: Tổng hợp





 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top