• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Để có một bài văn biểu cảm hay

Phong Cầm

Yêu!
Thành viên BQT
Để có một bài văn biểu cảm hay
-TS. Nguyễn Văn Tùng​

Văn biểu cảm là kiểu bài văn giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của bản thân về con người và cuộc sống xung quanh. Một bài văn biểu cảm hay sẽ khơi gợi được sự đồng cảm, những cảm xúc, tình cảm đẹp đẽ. Vậy, muốn có một bài văn biểu cảm hay, cần những điều kiện gì?

Để viết được một bài văn biểu cảm hay, trước hết người viết văn biểu cảm phải có cảm xúc thực về sự vật, con người…mà mình muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc. Nếu tình cảm, cảm xúc giả dối, lời văn sẽ gượng gạo, tầm thường, sáo rỗng. Tình cảm người viết có thật không, đọc văn chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được điều đó. Cảm xúc thực khiến lời văn bao giờ cũng cảm động. Chẳng hạn chúng ta hãy cùng đọc một đoạn văn của bạn Phạm Thị Hồng (Kiến Xương- Thái Bình):

“Đôi bàn tay của mẹ chai sần vì phải làm lụng vất vả nuôi chúng tôi khôn lớn, cho chị em chúng tôi được đi học như chúng bạn, mặc dù kinh tế nhà tôi cũng không phải khá giả gì. Một lần, tôi đi chơi về, chẳng may cái áo bị đứt một nút. Thế là tôi nằng nặc đòi mẹ mua cái áo mới, còn mẹ thì cho rằng “Có thể sửa lại nó con à!”. Nghe vậy tôi liền bỏ vào buồng nằm khóc thút thít. Một lúc sau, ngó đầu ra khỏi phòng, tôi chợt chạnh lòng khi thấy mẹ đang khâu lại cái nút áo cho tôi. Nhìn dáng mẹ hao gầy, cặm cụi vào từng đường kim, mũi chỉ, cảm giác bang hoàng xâm chiếm con người tôi. Tôi thẫn thờ nhìn vào khoảng không vô định trước mắt. Là tôi đấy ư? Một đứa con gái tưởng chừng đã trưởng thành mà lại vô tâm đến mức này ư? Tôi chợt òa khóc, muốn ôm chặt lấy mẹ và nói rằng: “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm…”

Tình cảm yêu thương dành cho người mẹ của cô con gái là một tình cảm vốn ẩn chứa trong long nhưng chỉ thực sự bộc lộ mãnh liệt khi bắt gặp những hành động cụ thể mẹ làm cho mình.

Điều kiện thứ hai, người viết phải am tường, hiểu biết về đối tượng mình muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc. Phải thật sự hiểu về con người, sự vật thì tình cảm của chúng ta với con người, sự vật mới bền vững. Viết về cha mẹ, ta phải thực sự hiểu về cha mẹ. Viết về bạn bè, thầy cô, anh chị em cũng vậy. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học hay một dòng sông, một con đường, một ngôi nhà…chúng ta đều phải tìm hiểu kĩ về đối tượng đó. Có như vậy, những điều chúng ta viết trong bài văn biểu cảm mới thực sự thuyết phục. Dưới đây là một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn Chiếc lược ngà của bạn Ngô Thùy Trang (Khoái Châu- Hưng Yên):

“Vì Tổ quốc, vì đất nước, vì cả nền độc lập, tự do đang chờ đợi, không chỉ có anh Sáu mà biết bao người khác đã hi sinh hạnh phúc của đời mình, thậm chí hi sinh cả sinh mạng mình nữa.
Tuy chủ được học một đoạn trích nhỉ nhưng tôi cũng đã có cơ hội được đọc toàn bộ truyện ngắn Chiếc lược ngà . Truyện mang đến cho tôi một chân trời cảm xúc, một cái nhìn mới vẻ về cuộc sống và về tình cảm con người. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều tác phẩm hay về tình mẫu tử như bài thơ Mây và song của Ta-go, bài thơ Những em bé lớn trên lung mẹ của Nguyễn Khoa Điền, bào Con cò của Chế Lan Viên….Còn tình phụ tử, tôi tin rằng bạn sẽ có được những cảm nhận sâu sắc khi đọc Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hay Lão Hạc của Nam Cao”
.

Qua một đoạn văn ngắn này, chúng ta dễ dàng nhận thấy tác giả đoạn văn không chỉ rất hiểu về truyện ngắn. Chiếc lược ngà mà còn có sự am tường nhiều tác phẩm khác gần chủ đề (về mẹ) và cùng chủ đề (về cha). Vì thế, những điều bạn muốn nói về Chiếc lược ngà đã trở nên hết sức thuyết phục người đọc.

Điều kiện thứ 3, đó là người viết văn phải tích lũy cho mình một vốn từ tương đối phong phú để có thể diễn đạt được những cung bậc cảm xúc. Từ ngữ ít ỏi cũng không thể nào có một bài văn hay. Hãy cùng đọc một đoạn văn của bạn Võ Thị Ly (Đô Lương – Nghệ An):

“Vũ Bằng yêu quê, nhớ quê da diết không nguôi. Và cũng từ đó, trong trái tim người con xa quê này chợt rung lên một nỗi khát khao cháy bỏng được trở về nơi quê hương, trở về với gia đình, với mùa xuân đất Bắc của mình.
Đọc thiên tùy bút này không chỉ tôi cảm động và khâm phục tình yêu mùa xuân đất Bắc, tình yêu quê hương đất nước của tác giả mà chắc hẳn cũng nhiều người đang ở xa quê cũng có chung cẩm xúc với nhà văn và học càng yêu hơn quê hương của mình”
.

Ở đây, chỉ trong một đoạn văn ngắn, nhà văn Vũ Bằng được bạn Võ Thị Ly gọi bằng rất nhiều cách gọi khác nhau: Vũ Bằng, người con xa quê, tác giả, nhà văn. Bằng cách sử dụng từ ngữ phong phú linh hoạt đó, văn của bạn Ly không bị lặp từ, đoạn văn vì thế mà hay hơn.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top