Dùng nguyên tắc duy vật lịch sử để làm rõ vấn đề trọng nam khinh nữ...

nhathg1994

New member
Xu
0
Ai giúp em giải quyết đề bài này với:

Dùng nguyên tắc duy vật lịch sử để làm rõ vấn đề trọng nam khinh nữ trong việc báo hiếu ở nông thôn?

Em vừa bị trả bài này vì lí do cô giáo yêu cầu bàn luận vấn đề dưới góc độ triết học, em thì toàn tìm ví dụ, nhưng không chỉ ra được. Ai có thể giúp em làm rõ vấn đề này ra như nào không ạ

Mong mọi người giúp đỡ em !!
Em cảm ơn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
BẠN THAM KHẢO

Thứ nhất, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, chứ không phải ngược lại - ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội.

Thứ hai, phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung.

Thứ ba, trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không phụ thuộc vào ý muốn của họ – tức những
quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. .

Thứ tư, tới một giai đoạn phát triển nào đó, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất

Thứ năm, cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng cũng đảo lộn ít nhiều nhanh chóng.

Thứ sáu, không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn
chưa phát triển, lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển,

Thứ bảy, về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phongkiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế- xã hội.

Thứ tám, các quan hệ sản xuất tư sản là hình thức đối kháng cuối cùng của quá trình sản xuất xã hội, đối kháng không phải với ý nghĩa là đối kháng cá
nhân,

Sự vận dụng triệt để nguyên lý của chủ nghĩa duy vật được thể hiện ở chỗ, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để nghiên cứu và giải thích sự phát triển xã hội. Vật chất trong lĩnh vực xã hội được chủ nghĩa duy vật lịch sử
quan niệm là tồn tại xã hội, còn ý thức trong lĩnh vực xã hội là ý thức xã hội.

Ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội ở hai trình độ: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng; đồng thời, nó còn được biểu hiện dưới các hình thái cơ bản khác, như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học và triết học.

Nếu như chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận rằng, vật chất là cái có trước và quyết định ý thức, còn ý thức là cái có sau và là sản phẩm của vật
chất có tổ chức cao là bộ óc con người; là sự phản ánh tự giác thế giới vật chất vào trong bộ óc con người, đồng thời có tác động tích cực trở lại đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới vật chất thì chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng khẳng định rằng, tồn tại xã hội có trước và quyết định ý thức xã hội; ý thức xã hội là
cái có sau và là sự phản ánh tự giác, tích cực ít nhiều tồn tại xã hội; nó có tính độc lập tương đối và đặc biệt là, thông qua hoạt động của con người, có tác
động trở lại tồn tại xã hội. Với tính chất này, ý thức xã hội có thể đóng vai trò đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.

Song, chủ nghĩa duy vật lịch sử không dừng lại ở việc lý giải nguyên lý chung về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, mà còn đi sâu phân tích kết
cấu của xã hội, xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố cấu thành xã hội, đồng thời xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố đó.

Trong hình thái kinh tế - xã hội, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở hạ tầng (bao gồm tổng thể các quan hệ sản xuất) có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng (bao gồm hệ tư tưởng, các thể chế và các quan hệ tương ứng - cái được thiết lập trên cơ sở hạ tầng đó. Tuy nhiên, kiến trúc
thượng tầng có tính độc lập tương đối và có tác động ngược trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Đây chính là điểm mà C.Mác đã nói đến khi khẳng định rằng, “cơ
sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mỗi hiện tượng, quá trình xã hội đều có muôn vàn mối liên hệ qua lại với các hiện tượng, quá trình khác của cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy con người. Đây chính là sự vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng vào xem xét xã hội.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng khẳng định rằng, xã hội nói chung cũng như mỗi hiện tượng xã hội nói riêng đều ở trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng.

Như vậy, quan niệm duy vật về lịch sử đã chỉ ra xu hướng khách quan và các động lực phát triển của xã hội loài người,

TRỌNG NAM KHINH NỮA CHỈ LÀ MỘT HÌNH THỨC XÃ HỘI NGÀY XƯA THÔI, BẠN DỰA VÀO PHẦN TRÊN LÀM TIẾP NHÁ
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng, ý nói người nam giới có thể có quyền lấy năm, lấy bảy vợ lẽ nhưng người con gái thủ tiết chỉ với một người chồng.

Trai tay không chẳng ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng: nhấn mạnh tiền của dù là hai vợ chồng làm ra hay của người chồng hoặc người vợ làm ra, thì cũng gọi là của chồng cả

Trọng nam khinh nữ trong văn hóa Việt Nam

Bàn về vấn đề trọng nam khinh nữ trong văn hóa Việt, Phan Kế Bính viết: Tục ta trọng nam khinh nữ thì là một tục trái hẳn với cách văn minh... Tục ta thì phần nhiều áp chế đàn bà quá. Có người coi vợ như kẻ ăn người ở, nào là bắt sửa túi nâng khăn, nào là bắt cơm dâng nước tiến, nào là bẻ hành bẻ tỏi, nào là bắt nhặt bắt khoan. Chồng ăn chơi như phá không sao, vợ xểnh ra một chút đã sinh ra ỏm tỏi; chồng chim chuột như quỷ thì chẳng hề gì, vợ động đi đâu một lúc thì sinh ra ngờ vực, ấy là trái với đạo công bằng. Tục ta buộc cho đàn bà một chữ trinh mới lại nghiệt nữa. Đã đành trinh tiết là một nết rất quý ở Á Đông ta, không có thể sao bỏ được, nhưng thủ trinh với chồng cốt ở trong bụng, chứ giữ gìn từng li thì tựa như đàn ông quá hà khắc...

BẠN NHÌN TỪ THỰC TẾ HIỆN NAY CŨNG CÓ RẤT NHIỀU ĐÓ, NHIỀU GIA ĐÌNH CHỈ VÌ KHÔNG CÓ CON TRAI MÀ ĐÂM RA XUNG ĐỘT, CÒN NẾU CÓ 3 4 CÔ NỮ RỒI MÀ CÓ THÊM 1 CẬU ÚT LÀ CON TRAI THÌ CƯNG CHIỀU PHẢI BIẾT, VÔ TÌNH LÀM TỔN THƯƠNG LÒNG TỰ TRỌNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CON KHÁC TRONG GIA ĐÌNH......
 
Có thể giải thích kĩ hơn về vd trọng nam khinh nữ trong báo hiếu từ góc nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử được không ạ?
 
Có thể giải thích kĩ hơn về vd trọng nam khinh nữ trong báo hiếu từ góc nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử được không ạ?

Vấn đề này có từ ngàn đời và sai lầm rất lớn

Con cái dù Nam hay Nữ thì cũng là con cái trong nhà

Đây cũng chính là tình trạng cha chung không ai khóc nè,

Bây giờ nước ta không còn bị đế quốc đô hộ và bọn quan lại phong kiến áp bức nữa nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người, từ nông thôn tới thành thị, từ những người không có học đến những nhà trí thức. Nhiều người còn lầm tưởng những tư tưởng phong kiến, những hủ tục lạc hậu về ma chay, cưới xin, về thờ cúng tổ tiên, dòng họ... là truyền thống, là tục lệ của dân tộc.

Khi cha mẹ mất đi thì người con trai phải đứng ra lo toan đủ thứ, con gái phụ được phần nào thì phụ không thì thôi, cũng có gia đình không cần sự chung tay của người con gái( thể hiện quá rõ ràng cái trọng nam khinh nữ)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top