Du lịch Miền Tây vào mùa nước nổi

Đối với các địa điểm du lịch vietnam travel thì miền tây luôn là điểm đến hấp dẫn nhất.Như một lời hò hẹn của thiên nhiên, hàng năm cứ từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mêkông tràn về hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp, mang lại cho cư dân trong vùng nguồn lợi thủy sản lớn.

Còn với nhiều du khách đi du lịch, cứ đợi mùa nước nổi để tìm về hưởng trọn cái mênh mông nước cùng vô vàn những đặc sản mùa nước nổi như bắt chuột, chài lưới, giăng câu, tắm đồng, đến những món ăn rất đỗi bình dân từ bông súng, bông điên điển, cá linh, cá rô non…

Mùa lũ - Mùa nước nổi

Mùa nước nổi chẳng qua chỉ là cách gọi "rất nên thơ” của dân du lich. Còn với người dân miền Tây, đây là mùa lũ. Mùa này những địa danh như Tràm Chim ở Tam Nông (Đồng Tháp), Làng Sen (Long An), Châu Đốc - Tịnh Biên - An Phú (An Giang) mênh mông con nước… Những cư dân sống vùng sông nước đã quá quen nên với họ, mùa lũ về cũng là một mùa thu hoạch. Những sản vật phong phú từ mùa lũ đem lại cho họ những lợi ích vật chất nhất định. Còn với dân du lịch, khi mùa nước nổi về họ lại rủ nhau khoác ba lô lên đường về miền Tây tham quan Tràm Chim, rừng tràm Trà Sư, ghé thăm vườn hoa Sa Đéc, cùng người dân giăng lưới, thả câu và lắng nghe giai điệu đờn ca tài tử...

Trong các chuyến du lịch vietnam tour thì An Giang là địa phương được nhiều du khách tìm về khi mùa nước nổi đến. Những cánh đồng lớn ở khu vực biên giới giáp với Campuchia như Tịnh Biên, An Phú, Tân Châu là những địa điểm du lịch lý tưởng. Năm nay vào mùa nước nổi, du khách còn được chứng kiến những người dân An Giang mưu sinh theo con nước. Họ chạy võ lãi tới các cánh đồng giáp biên để hái bông súng đồng. Khách du lịch thường chỉ quen với những bông súng mọc ở các ao đầm, thường ngắn và có màu tím. Chỉ khi đến với mùa nước nổi miền Tây họ mới được chiêm ngưỡng những thuyền đầy ắp bông súng dài tới 4-5m. Với người dân ở đây, họ mong mùa nước nổi kéo dài để đời bông súng được lâu và mùa thu hoạch kéo dài. Còn với các hãng lữ hành, mùa nước nổi cũng là lúc được mùa tour nhất.

Khai thác thế mạnh mùa nước nổi, nhiều năm qua các doanh nghiệp lữ hành ở ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh đã khai thác mùa nước nổi tạo sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Thực hiện các tour du lich về miền tây sông nước du khách sẽ được thưởng thức phong cách ẩm thực đa dạng và những đặc sản mùa nước nổi

Dù bạn đã thưởng thức các món ngon, đắt đỏ trong khách sạn 5 sao do đầu bếp phương Tây chế biến, thì những món ăn dân dã miền Tây mùa nước nổi vẫn khiến bạn nhớ mãi không quên. Nó đã biến thành nỗi nhớ, nỗi ám ảnh đeo bám vào tâm trí nhiều người, để dù có sống ở nước ngoài nhưng vẫn đau đáu nhớ về món ăn mùa nước nổi…

Đầu tiên phải kể đến các món từ cá linh. Người dân địa phương thường đánh bắt cá linh rồi bán cho các thương lái hoặc giữ lại để làm mắm, hoặc chế biến thành các món canh, kho... cho bữa cơm gia đình. Cá linh non chỉ nhỏ hơn hai ngón tay, rửa sạch và thả vào chảo mỡ đang sôi chiên giòn. Cá non có thể ăn nguyên cả con, không cần bỏ xương. Ngoài ra cá linh non kho là món ăn dân dã, dễ làm. Từ những con cá tươi rói sau khi làm sạch được đem kho riu riu cùng với nước dừa tươi, nước mắm ngon cùng ít tóp mỡ để thêm vị béo ngậy. Ngoài ra, cá linh còn được đem đi làm mắm. Loại mắm này dùng để nấu lẩu mắm, làm món mắm kho, mắm chưng.

Và một loài hoa gắn liền với miền Tây mùa con nước trắng xóa, đó là bông điên điển. Những bông hoa với màu vàng quyến rũ, lấp lánh khoe sắc khắp cả mé sông, đầm lầy, ruộng nước. Nhìn những rổ hoa điên điển vàng rực được người dân hái về, du khách ai nấy đều tò mò muốn ăn thử. Bông điên điển có hương vị giòn, bùi, béo… Loài hoa này góp mặt trong nhiều món ăn vùng sông nước, trong đó không thiếu sự kết hợp với cá linh để cho ra món lẩu cá linh bông điên điển. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng lẩu cá linh bông điên điển đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng bưng biền, chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng… Bên cạnh đó, điên điển còn có thể dùng để bóp xổi chấm kèm cá, mắm kho cũng rất ngon… Bông súng giòn, bóp xổi, ăn chung với cá linh hoặc cá rô non chiên giòn thì rất khó quên.

Ngoài ra, mỗi địa phương đều có thêm riêng những món ăn độc đáo. Như khi về Châu Đốc (An Giang) đừng quên ăn món bún cá được nấu từ cá lóc với bún và mắm cốt từ cá linh, cá sặc. Hoặc dân dã hơn như món cá lóc nướng trui, gà ta chườm đất sét nướng, ốc hấp lá sả…

Tắm đồng

Đã no mắt với cảnh đẹp, đã no bụng với những đặc sản vùng bưng biền, nếu không đi theo bất cứ tour du lịch chuyên nghiệp nào, bạn đừng quên một lần được thưởng thức tắm đồng mùa nước nổi.

Một số cánh đồng lớn nước mênh mông ở khu vực biên giới Tịnh Biên, An Phú, Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp) hay Mộc Hóa, Tân Hưng (Long An) là những địa điểm tắm đồng lý tưởng.

Bạn có thể liên hệ với người dân tại mỗi địa phương để được hướng dẫn chi tiết về dịch vụ cũng như các điểm tắm đồng an toàn, lý tưởng. Thông thường, người dân địa phương sẽ đưa đến những nơi không có chướng ngại vật hay dòng nước chảy xiết, phù sa lắng nhanh xuống đồng tạo nguồn nước trong. Đi tắm đồng thích nhất không phải chỉ để… tắm mà còn là một trải nghiệm thú vị, nhất là khi bạn đi cùng với người dân địa phương. Đi tắm đồng còn được cùng người dân trải nghiệm những công việc hàng ngày của họ như dùng vợt bắt ốc, giăng lưới đánh cá, câu cá bông lau… Đặc biệt, trên ghe đã trang bị thêm cà ràng làm từ đất nung để nướng hoặc chiên cá. Du khách bắt được con cá nào có thể nước và thưởng thức ngay giữa đồng nước mênh mông.



theo besttourasia
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top