Thảo luận Đối thoại về cách tiếp cận dạy mới

Trang Dimple

New member
Xu
38

Tháng trước, tôi đã tham dự một cuộc hội nghị công nghệ ở Nhật Bản nơi tôi có bài nói về thay đổi nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu cải tiến giáo dục cho cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư. Trong cuộc hội nghị, tôi cũng gặp vài người lãnh đạo giáo dục châu Á và một người nói với tôi: “Dễ nói về cải tiến giáo dục nhưng làm điều đó là vấn đề khác. Nhiều người đã nói về chủ điểm này nhưng ít người có thể giải thích chi tiết làm sao làm nó. Gợi ý của ông là gì?”

Tôi hiểu mối quan tâm của ông ấy cho nên tôi trả lời: “Bước đầu tiên để cải tiến giáo dục là phát triển chương trình đào tạo mới mà hội tụ nhiều hơn vào khoa học và công nghệ rồi đào tạo lại mọi thầy cô giáo để cho họ có thể dạy chương trình mới này. Mục đích là sớm làm cho hầu hết các học sinh, từ tiểu học tới đại học, sẽ được giáo dục trong chương trình mới này để cho họ có thể phát triển các kĩ năng cần thiết cho việc làm tương lai của họ. Ngày nay nhiều học sinh không có chiều hướng về học cái gì, phát triển kĩ năng nào, và việc làm tương lai sẽ là gì, đó là lí do tại sao giáo dục hiện thời phần nhiều là “phỏng đoán” hơn là kế hoạch nghề nghiệp được thiết kế tốt.”

2.jpg

Ông ấy cười: “Chúng tôi đã thêm các môn khoa học và công nghệ vào chương trình đào tạo nhưng tôi không thấy ích lợi nào.” Tôi giải thích: “Việc thêm nhiều môn khoa học và công nghệ chỉ là bước đầu tiên. Ông phải thay đổi phương pháp dạy và cấu trúc lại chương trình đào tạo để làm cho nó hiệu quả. Theo ý kiến tôi, phương pháp đọc bài giảng hiện thời không còn phù hợp cho việc dạy khoa học và công nghệ và nó sẽ không động viên học sinh học.”

Ông ấy hỏi: “Làm sao ông cấu trúc lại được chương trình đào tạo?” Tôi giải thích: “Cấu trúc chương trình đào tạo truyền thống hội tụ vào “Môn học,” điều là trừu tượng với phần lớn học sinh. Chẳng hạn, học sinh thường hỏi: “Học Tính toán thì ích lợi gì? Tại sao em cần biết Sinh học?” Cách tiếp cận tốt hơn là chia môn học trừu tượng thành “các nhiệm vụ nhỏ hơn.” Từng nhiệm vụ được liên kết với một kĩ năng xác định, để cho học sinh biết nếu họ làm chủ những nhiệm vụ này, họ có thể phát triển những kĩ năng nào đó. Nhiệm vụ mô tả cho các chỉ dẫn để học sinh làm và điều họ sẽ có khả năng hoàn thành khi họ làm đầy đủ nó.”

Ông ấy dường như ngạc nhiên: “Tôi chưa bao giờ nghe bất kì ai nhắc tới việc chia môn học hàn lâm ra thành các nhiệm vụ nhỏ hơn.” Tôi tiếp tục: “Học sinh học một nhiệm vụ mỗi lúc là dễ hơn để cho chắc họ làm tốt nó trước khi chuyển sang nhiệm vụ tiếp cho nên không ai sẽ bị bỏ lại sau. Cũng dễ thay đổi nội dung của việc đào tạo hơn khi công nghệ thay đổi nữa. Đầu tiên, ông phải nhận diện ra mọi nhiệm vụ mà học sinh phải làm để đáp ứng cho yêu cầu môn học. Thế rồi ông phân tích từng nhiệm vụ để xác định cách học sinh có năng lực sẽ thực hiện nhiệm vụ đó. Ông cần hội tụ vào qui trình mà học sinh phải tuân theo và quyết định nào họ phải làm. Từ đó, ông sẽ có khả năng nhận diện các kĩ năng được cần để thực hiện nhiệm vụ này. Với thông tin đó, ông có thể viết ra kết quả học tập như bằng việc học nhiệm vụ ABC này, học sinh sẽ có khả năng thực hiện kĩ năng XYZ.”

Ông ấy dường như quan tâm: “Giờ tôi hiểu rồi, từng nhiệm vụ có thể được liên kết với một kĩ năng để cho học sinh có thể phát triển các kĩ năng nào đó khi họ hoàn thành môn học. Nhưng làm sao ông cấu trúc tài liệu môn học?”

Tôi giải thích: “Sau khi xác định mọi nhiệm vụ, ông phải xác định mối quan hệ tiên quyết giữa các kết quả học tập. Ông phải hỏi kĩ năng nào đó cần được làm chủ trước kĩ năng khác để cho ông sẽ có khả năng cấu trúc tài liệu dạy của ông từ dễ tới khó hơn. Một khi quá trình này hoàn tất, ông có thể tổ chức việc dạy mà tạo khả năng cho học sinh làm chủ kết quả học tập. Nếu ông tổ chức chương trình đào tạo theo cách logic, chỉ ra cách chúng có quan hệ lẫn nhau, ông có thể tạo ra một phân cấp chỉ ra mối quan hệ tiên quyết trong các nhiệm vụ hay kĩ năng mà ông dự định đào tạo. Đây là cách tiếp cận tới việc phát triển chương trình đào tạo mới cho phương pháp học chủ động. Khi ông tổ chức nội dung môn học, ông phải nhận diện các điểm chính cần hoàn thành cho từng kết quả bằng việc tự hỏi mình “Học sinh phải biết cái gì và có khả năng làm gì khi họ hoàn thành môn học này?” Khi ông dạy, ông có thể nhận diện kết quả học tập và ích lợi của việc học những nhiệm vụ này cho học sinh để cho họ biết tại sao họ cần học nhiệm vụ này và ích lợi của việc học những nhiệm vụ này là gì. Trước khi chuyển sang chủ điểm mới, ông có thể ôn tập lại kết quả của nhiệm vụ này và đảm bảo rằng mọi học sinh có thể hoàn thành được nó.”

“Ích lợi của
phương pháp dạy mới này là học sinh biết làm cái gì, tại sao họ làm nó, và làm sao họ có thể phát triển kĩ năng của họ để cho họ được khuyến khích học thêm nữa. Khi học sinh được động viên, ông bổ sung thêm bài đọc trước để cho họ đọc trước khi tới lớp cho nên thời gian trên lớp có thể được dùng cho thảo luận thay vì đọc bài giảng nơi học sinh nghe thụ động điều ông dạy.”

Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
 
“Phong cách học truyền thống dùng việc giảng làm việc dạy chính. Nó yêu cầu học sinh phải hấp thu khối lượng lớn tri thức qua giáo sư. Vào thời xưa, đó là cách duy nhất để dạy nhưng ngày nay việc dạy khác rồi. Ngày nay học sinh dễ dàng bị sao lãng bởi nhiều thứ, và họ không có kiên nhẫn để ngồi yên tĩnh trong lớp. Nhiều người không có động cơ học tập cho nên chúng ta cần cách tiếp cận khác. Trong cách tiếp cận mới, thầy cô giáo không còn là “người truyền thụ tri thức” và học sinh không còn là “người hấp thu tri thức,” mà các thầy cô giáo là những người hướng dẫn để giúp cho học sinh tự họ học tài liệu.”

Ông ấy hỏi: “Đó có phải là nền tảng của phương pháp “Học chủ động” không?” Tôi trả lời: “Phương pháp học chủ động là cách tiếp cận thúc đẩy việc phát triển kĩ năng của học sinh thay vì việc hấp thu và ghi nhớ thông tin. Nó yêu cầu học sinh chủ động đọc, thảo luận, suy nghĩ và hành. Lớp học bao gồm nhiều hoạt động từ các câu hỏi và trả lời đơn giản tới việc làm sáng tỏ khái niệm để tranh cãi về một chủ điểm để cho học sinh có thể tổ chức quan niệm của họ. Về căn bản, nó thúc đẩy nỗ lực của học sinh để chủ động phát triển tri thức và kĩ năng riêng của họ. Trong phương pháp này, học sinh là “người học chủ động” và thực tại LÀM những nhiệm vụ đó để phát triển kĩ năng của họ. Phương pháp này hội tụ vào “Tương tác” nơi thời gian trên lớp được dành chủ yếu cho thảo luận và tranh cãi, KHÔNG dành cho nghe và hấp thu tài liệu.”

Ông ấy nói: “Khó mà thay đổi được thói quen của học sinh. Nó cũng cần nhiều nỗ lực từ phía các thầy cô nữa.” Tôi giải thích: “Tất nhiên rồi, bất kì thay đổi nào cũng đều khó lúc bắt đầu nhưng để cho việc học thực xảy ra, lớp học phải có tính tương tác. Mọi nhiệm vụ đều phải được thiết kế cho việc tương tác giữa học sinh và thầy cô giáo với nhiều câu hỏi và trả lời. Thầy cô giáo giám sát thảo luận giữa học sinh và nhận diện học sinh đang học tốt thế nào trong thảo luận, trình bày, bài tập tổ và giải quyết vấn đề của họ, v.v. Thầy cô giáo giữ cho hoạt động của lớp được năng động và cho phép học sinh học sâu hơn. Bằng tranh cãi và thách thức người khác, học sinh có thể tạo ra kết nối giữa tài liệu và tình huống thực nơi họ có thể áp dụng được chúng. Phương pháp mới hội tụ vào việc làm cho việc học thành “tiến trình” trên cơ sở hàng ngày thay vì chờ đợi việc thi cuối môn học. Điều này cũng tránh cho học sinh học nhồi nhét trước bài kiểm tra.”

Ông ấy cãi: “Điều đó rất khó làm nếu không nói là không thể được.” Tôi thách thức ông ấy: “Ông đã đề nghị tôi giải thích chi tiết về phương pháp dạy mới. Điều tôi đã mô tả là cách tiếp cận mà tôi đã dùng rất thành công trong nhiều năm ở Carnegie Mellon và ở các đại học hàng đầu khác. Học sinh học tốt nhất qua trải nghiệm hoạt động dạy mà thúc đẩy ba yếu tố học tập: Nhận thức, Xúc cảm, và Hành vi. Nhận thức nói tới tri thức về môn học. Xúc cảm nói tới thái độ của học sinh trong việc học, và Hành vi nói tới áp dụng thực hành. Ba phong cách học tập là Nhìn, Nghe và Vận động. Về căn bản, học sinh phải nhìn thấy thầy cô giáo (Nhìn), nghe thầy cô giáo (Nghe) và hấp thu thông tin để hiểu môn học. Sách giáo khoa và tài liệu môn học là tốt cho việc học nhận thức bằng việc cung cấp tri thức cơ bản nhưng để hấp thu nó, học sinh phải nghe nó (Nghe) đó là lí do tại sao việc tham dự lớp là quan trọng. Tuy nhiên, việc nghe không có nghĩa chỉ là nghe một cách im lặng mà còn là nói, thảo luận và tranh cãi. Học sinh diễn giải tri thức và làm sáng tỏ tri thức qua việc nghe bài giảng của thầy cô và việc hỏi câu hỏi của người khác hay thảo luận trong lớp. Bằng việc nghe và nhìn, họ sẽ phát triển hiểu biết riêng của họ. Đó là lí do tại sao thầy cô giáo phải giải thích ích lợi của kĩ năng thu nhận trên tài liệu bài giảng. Thay vì là khái niệm trừu tượng về môn học, thầy cô giáo chia nhỏ môn học thành các nhiệm vụ nhỏ hơn mà dễ giải thích và dạy hơn. Những điều này tạo thành nền tảng cho việc học nhưng cũng cho cả việc thu nhận kĩ năng, học sinh phải học qua việc làm nó (Vận động). Học sinh học và phát triển kĩ năng của họ bằng việc thực tế làm nhiều bài tập. Phương pháp này yêu cầu nhiều bài tập, bài tập về nhà, câu hỏi ngắn và làm việc tổ hơn các phương pháp khác.”

“Khảo cứu của chúng tôi thấy rằng học sinh chỉ giữa lại 10 phần trăm điều họ thấy; 20 phần trăm điều họ nhìn thấy và nghe thấy nhưng giữ lại 90 phần trăm điều họ thấy, nghe và làm. Tất nhiên, phương pháp này yêu cầu cả thầy cô giáo và học sinh phải làm việc nhiều hơn nhưng đó là cách duy nhất để cải tiến hệ thống giáo dục. Để cải tiến chất lượng giáo dục, chúng ta cần đào tạo lại mọi thầy giáo theo phương pháp dạy mới này. Học sinh cũng phải sẵn lòng điều chỉnh lại theo phong cách học mới này để cho việc cải tiến có thể xảy ra. Ông không thể cải tiến được giáo dục bằng việc bổ sung thêm các môn học nhưng vẫn dùng cùng phương pháp dạy truyền thống. Để dạy khoa học và công nghệ, ông cần cách tiếp cận mới, viễn kiến mới, và cách thức mới để động viên học sinh học.”

“Vào lúc bắt đầu lớp học, thầy cô giáo giải thích ích lợi của nhiệm vụ mà họ sẽ dạy. Bằng việc biết cái gì sẽ có lợi cho họ, học sinh hăng hái học và họ sẽ học chăm chỉ để phát triển các kĩ năng được cần. Chẳng hạn, tôi kể cho học sinh của tôi về một quảng cáo tôi thấy trên báo chí hôm đó: “Hôm nay Google có một quảng cáo trên tờ New York Times rằng họ cần công nhân có kĩ năng học máy. Vì hôm nay chúng ta đang học về Tensorflow, các em cần biết rằng đây là một thư viện phần mềm nguồn mở cho lập trình luồng dữ liệu được dùng trong các ứng dụng học máy và nó được phát triển và sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm của Google. Nếu các em có thể phát triển kĩ năng này, các em sẽ làm tốt trong phỏng vấn việc làm với Google.”

“Bằng việc nêu ra các trường hợp về ích lợi mà học sinh cần, họ sẽ chú ý hơn vào môn học. Ham muốn của họ để học nhiều hơn sẽ giúp tạo điều kiện cho thái độ học của họ từ cách nhìn phụ thuộc sang cách nhìn độc lập. Cuối cùng, họ sẽ phát triển trách nhiệm riêng của họ về cuộc đời họ như lập kế hoạch nghề nghiệp, thu nhận kĩ năng, đạt tới năng lực, có được việc làm, đóng góp cho xã hội, xây dựng gia đình, là người chuyên nghiệp, là công dân tốt v.v. Đó là cách tiếp cận giáo dục mới mà tôi tin là phù hợp cho mọi nghề nghiệp tương lai và đáp ứng cho nhu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư.”

Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top