Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Di sản thế giới ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là điểm dừng chân của du khách nước ngoài. Và trong những lý do hấp dẫn du khách, phải kể đến sự đóng góp của những di sản thế giới.
* Kinh đô Huế
Kinh đô Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam. Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong, của vua Quang Trung và 13 đời vua Nguyền sau này. Là kinh đô một thời của Việt Nam, Huế nổi tiếng với một hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc hết sức nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi sông thơ mộng. Bên cạnh đó, Huế còn là trung tâm văn hóa của cả nước bởi ở đây vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống hết sức đặc trưng của đất kinh kỳ. Quần thể di tích cố đô và lăng tẩm các vua triều Nguyễn Huế đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1993 Ngày 11/12/1993, lần đầu tiên, một di sản của Việt Nam được xướng tên trong danh sách các di sản thế giới. Đó là quần thể di tích Cố đô Huế. Từ đây, người VN biết đến một “đấu trường” mới – nơi mà di sản được vinh danh vừa là “tột đỉnh” vinh quang đồng thời với trách nhiệm phải bảo vệ, bảo tồn nghiêm ngặt theo “tiêu chuẩn thế giới”.
* Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng ngàn đảo đá muôn hình vạn trạng với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... cùng với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đến năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản thế giới về các giá trị địa chất, địa mạo và lịch sử văn hóa.
Với những giá trị đặc biệt như vậy, ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
* Khu di tích Mỹ Sơn
Khu di tích Mỹ Sơn là một di sản tọa lạc ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh quảnt Nam. Đây là một tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chămpa nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km được bao bọc bởi đồi núi. Nơi đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chămpa. Với hơn 70 đền tháp được thiết kế theo lối kiến trúc Chămpa, đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Với những giá trị độc đáo như trên, năm 1999 Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Năm 1999, Việt Nam, mà cụ thể hơn là tỉnh Quảng Nam đã thắng lớn trên "đấu trường di sản thế giới" với 2 di sản được được công nhận cùng một lúc, đó là Hội An và Mỹ Sơn.
Tháng 12 năm 1999, Mỹ Sơn đã chính thức là Di sản Văn hoá Thế giới với hai tiêu chuẩn: Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hoá với sự hội nhập vào văn hoá bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ. Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam Á.
* Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu phố cổ được hình thành từ thế kỷ XVI-XVII, trước đây là thương cảng của miền Trung. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình như: nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương Đông thời Trung đại. Cùng cuộc sống thường ngày của cư dân với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì một cách khá bền vững, Hội An hiện là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị thời phong kiến. Phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999. Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới. ...
* Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, ngoài hệ thống sinh cảnh thảm rừng và động vật hoang dã, vùng này chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ được mệnh danh là "vương quốc hang động". Hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bơ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003.
* Nhã nhạc Cung đình Huế
Nhã nhạc Cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận. Trong phần nhận định về nhã nhạc, Hội đồng UNESCO đã đánh giá: “Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa "âm nhạc tao nhã". Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: Lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Trong các thể loại phong phú đã được phát triển tại Việt Nam, chỉ có nhã nhạc mang tầm quốc gia". Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” năm 2003. Ngày 7/11/2003, UNESCO đã chính thức chọn lựa và ghi tên 28 kiệt tác của thế giới, trong đó có Âm nhạc cung đình Việt Nam: Nhã nhạc triều Nguyễn, là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Tuy nhiên, tới 31/1/2004, Việt Nam mới chính thức được trao bằng công nhận. Giáo sư Trần Văn Khê được mời giới thiệu về nguồn gốc cũng như sự phát triển của nhã nhạc cung đình Huế qua sự minh họa của các nghệ nhân nhã nhạc tại Lễ trao bằng. Sau phần thuyết trình của giáo sư Trần Văn Khê, các nghệ sĩ Việt Nam sẽ có buổi biểu diễn giới thiệu nhã nhạc trong vòng 50 phút.
* Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như: Ê-đê, Ba-na, Mạ, Lăc... Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn – Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới... Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Năm 2005 “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” đã chính thức được UNESCO công nhận là “ Kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại ”.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.
(Sưu tầm )