vanchuong83
New member
- Xu
- 0
[h=3] DI LI TỪ "TẦNG THỨ NHẤT" ĐẾN "...ĐỊA NGỤC"[/h]Tôi đã đọc Di Li từ những truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội như Cocktail, Tin nhắn… và nghĩ, đây là cây bút trẻ tuổi có bậc học cao, thành thạo các công cụ tiên tiến đương đại như ngoại ngữ, công nghệ thông tin với điện thoại di động, internet.
Khi Di Li, tức Nguyễn Diệu Linh, tác giả trẻ sinh năm 1978, giành được giải ba cuộc thi truyện ngắn hai năm 2005-2006 của Tạp chí Văn nghệ quân đội với truyện ngắn Cocktail, thì từ sau đó tôi được đọc Di Li đều hơn trên các tờ báo, tạp chí văn nghệ uy tín. Rồi như “một quả bom tấn”, trong quý III và quý IV năm 2007, Di Li cho xuất bản hai tập truyện ngắn “Tầng thứ nhất” và “Điệu Valse địa ngục” đều do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Hai tập sách này làm xôn xao bạn đọc và cộng đồng mạng, vì trước đó, đã có nhiều truyện ngắn của Di Li được đưa lên blog riêng của cô.
Đọc từ “Tầng thứ nhất” đến “Điệu Valse địa ngục”, trong tổng số 26 truyện ngắn đã vẽ lên Di Li với hai bộ mặt của người trần gian và của cõi u minh, của thế giới ảo giác. Tôi muốn nói đó là cõi u minh, ảo giác vì không phải cứ nói chuyện linh hồn người chết hiện về, chuyện ma là cho đó là chuyện kinh dị. Tác phẩm văn học kinh dị, theo tôi, nhân vật, bối cảnh, sự việc rất đặc biệt, quái đản, làm cho người đọc sợ hãi và còn mãi ấn tượng gớm ghiếc sau khi đọc xong. Ở nước ta, các tác phẩm văn học viết về đề tài kinh dị chưa nhiều, và Di Li đang muốn hướng ngòi bút khá tỉnh táo của mình đi theo lối này.
Nhưng trước hết là Di Li rất đời, quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trong xã hội chúng ta, về nhân tình thế thái và cách cư xử giữa con người với con người, đạo làm người. 26 truyện ngắn in trong hai tập truyện trên chỉ có 10 truyện theo hướng kinh dị, mà các truyện thể loại này cũng phần lớn để bàn về những vấn đề xã hội thực tại. Như thế là Di Li vẫn “Hai tay chín móng bám vào đời” (thơ Xuân Diệu). Ở các truyện nêu những vấn đề xã hội đương đại, Di Li bàn khá rộng, trong đó đáng chú ý là những tác động của công nghệ tiên tiến vào đời sống con người dẫn đến sự mê muội, không còn làm chủ được bản thân, không biết mình sẽ đi về đâu, như ở truyện Đồ mọt sách (Tầng thứ nhất). Sự tha hóa về lối sống, đạo đức xã hội dẫn đến những phát triển không bình thường, lệch lạc và hư hỏng, đổ vỡ trong giới trẻ như “Người cùng chung cư”, “Sự thật”, “Quà tặng cuối cùng” (Tầng thứ nhất), “Những người trẻ trong thành phố”, “Điệu Valse địa ngục” (Điệu Valse địa ngục). Ở những truyện ngắn này, Di Li có thế mạnh về tâm lý lứa tuổi, sống cùng thời, kết hợp với sự tỉnh táo trong bút pháp, khiến người đọc càng đọc càng bị cuốn hút. Sự tỉnh táo của Di Li ở chỗ viết về sự tha hóa lối sống của lớp trẻ, của những người dấn thân vào vòng quay thuốc lắc, vũ trường, ăn chơi sa đọa... nhưng không hề thấy có nhiều dòng tác giả miêu tả cách làm tình, gợi tình thân thể, như nhiều câu chuyện sex gây chú ý trên văn đàn hiện thời. Những chuyện về giới trẻ đang tha hóa đặt ra những mối quan tâm, trách nhiệm của xã hội, của các bậc cha, mẹ hiện nay. Nếu như Vi, con vị giáo sư ngôn ngữ có uy tín trong “Những người trẻ trong thành phố”, Mỏ Neo trong “Người cùng chung cư”, được đi học từ nước ngoài về, và những người trẻ tuổi khác được các gia đình, bố, mẹ không quá chú ý đến chuyện làm ăn mà quan tâm đến việc quản lý và sự học hành, làm việc của con cái thì dễ đâu chúng hư hỏng. Kể cả những người con gái trẻ muốn đổi giới tính trong “Sự thật”, hay những nghệ sĩ trong “Quà tặng cuối cùng”, nếu được quan tâm, chú ý của gia đình, cơ quan, tổ chức xã hội, chắc không để xảy ra những chuyện đau lòng và khó xử dường ấy. Nhưng không phải lớp trẻ là hư hỏng, là ham hưởng thụ, vẫn còn có những người trẻ như Miên (Người cùng chung cư), Minh (Quà tặng cuối cùng) hay Mỹ Lan (Những người trẻ tuổi trong thành phố) đã sống đúng mình, những người này qua ngòi bút của Di Li khá đứng đắn, song lại hơi cứng nhắc trong lối sống?
Chiếm số lượng lớn trong hai tập truyện của Di Li là các truyện ngắn về đề tài gia đình, các mối quan hệ vợ chồng, anh em, làng xóm láng giềng, sự lọc lừa, đảo điên trong các mối quan hệ xã hội… Sự không chung thủy của các cặp vợ chồng được tác giả đề cập ở nhiều dạng khác nhau. Một phụ nữ tần tảo, đi bòn nhặt, ăn bớt từng nhúm cà phê để về làm hài lòng chồng bằng tách cà phê nóng mỗi sáng. Chị tằn tiện những đồng lương ít ỏi chồng đưa để chi tiêu trong gia đình, nuôi con, bản thân thì không dám mua cho mình những bộ đồ đẹp, mặc dù chị làm trong một quán cà phê sang trọng. Để rồi chị mất hết niềm tin nơi chồng, biết mình bị chồng phản bội qua một tin nhắn, mà cô gái nhắn tin cho chồng, chị đã gặp, đã được nghe chuyện nhiều lần về những váy này, mốt kia, toàn những đồ dùng đắt tiền (Tin nhắn). Trong cuộc sống vợ chồng không phải điều gì cũng như ý, cũng lãng mạn, mà mỗi người cần phải biết tự điều chỉnh cho phù hợp (Buổi chữa bệnh, Mối tình khoai tây). Đặc biệt có sự tréo ngoe, làm người đọc bất ngờ như trong truyện “Phụ nữ không chung thủy”. Di Li có tài trong việc kết thúc câu chuyện, vì qua mỗi truyện người đọc thường dễ mỉm cười tâm đắc như truyện "Người làm ảo thuật trên chuyến tàu đi Xanh Pê-téc-bua" (Saint Peterburg), Cocktail, Tin nhắn. Những đề tài quen thuộc kể về thuở hàn vi của ai đó, được sự quan tâm, giúp đỡ của người anh, người chị hay người nào đó, đến khi thành đạt lại vô ơn, thường thấy rất nhiều. Trong hai truyện ngắn "Cái ghẻ" và "Cùng cha khác mẹ" tuy có hai đoạn kết khác nhau, nhưng chúng cùng chung điều tác giả muốn nói: Chúng ta đừng vô tình, đừng quá ích kỷ, cần trân trọng những con người đã tạo cho ta những thành công hôm nay.
Di Li mới mẻ, hấp dẫn bạn đọc bằng những truyện ngắn mang hơi hướng kinh dị, nó không bàng bạc hay giật gân mà rất trữ tình. Đọc những truyện này, người ta không thấy sợ mà chỉ tò mò xem người viết dẫn họ đi tới đâu và ngẫm ngợi cuộc sống xã hội. Đó là cảm giác khi đi vào “Tầng thứ nhất” với bao mảnh đời khi ở trần vẻ đạo đức, tu chỉnh, chung thủy, khi về cõi âm mới lộ diện. Là lòng tham dẫn đến giết người như trong “Chiếc vòng bạc”, hay mơ về những canh bạc vét tiền của thiên hạ “Canh bạc ma”. Tôi thích những truyện có hơi hướng ma quái như "Hoa mộc trắng", "Ma học trò", "Bức tranh và ngôi nhà cổ" (Tầng thứ nhất), "Bộ tóc giả", "Bến cuố"i (Điệu Valse địa ngục), đó là những truyện đầy nhân văn, thấm đẫm huyền ảo, trữ tình. Ở những truyện “Điệu Valse địa ngục”, “Vong hồn trên những cánh đồng chết”, Di Li viết sâu sắc và tự làm chủ ngòi bút của mình khi không sa vào những chi tiết, mô tả sự giết chóc hãi hùng. Những truyện có hơi hướng kinh dị là những truyện đẹp bởi hình ảnh, khung cảnh và cả nhân vật được Di Li miêu tả bằng những đoạn văn rất hình ảnh và trau truốt. Những đoạn văn thế này: “…Căn phòng chìm vào tĩnh mịch, chỉ còn tiếng gió hú ngoài sông. Chúng luồn qua rặng tre và xào vào nhau thành những tiếng rền rĩ. Nàng cảm thấy luồng hơi lạnh vô hình đang đứng trước mặt, im lặng quan sát nàng” (Bộ tóc giả); “Hoàng chạy theo nhưng chỉ thấy trước mặt là một màn mưa trắng xóa với cái buốt lạnh của núi rừng. Anh đội mưa chạy men xuống triền dốc nhưng Bạch Mộc đã biến đi tựa như có phép tàng hình… Bạch Mộc đến và đi như thể cơn gió rừng trờ qua đỉnh núi. Tiếng khèn nỉ non của phiên chợ tình như cào xé tâm can anh.” (Hoa Mộc trắng) rất giàu hình ảnh và chất thơ. Còn rất nhiều đoạn văn hay, huyền bí, khi đã đọc thì không dễ quên.
26 truyện ngắn trong hai tập truyện là hành trang đầu tiên của Di Li trên con đường sáng tạo văn học đầy nhọc nhằn. Có những truyện hay nhưng không phải không có truyện dở. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những vấn đề xã hội, đạo làm người với sự huyền bí, ma quái kinh dị khiến truyện của Di Li thêm hấp dẫn. Nhưng đọc kỹ, vẫn thấy Di Li xử lý một số tình huống, các chi tiết trong truyện chưa tới cùng, người đọc như vẫn thấy còn thiếu thứ gì nên chưa thật thỏa mãn, có thể nêu ngay điều ấy có trong “Điệu Valse địa ngục”, “Mối tình Khoai tây” hay “Những câu chuyện thời gian”.. Tuy có những tình tiết kết thúc truyện khác nhau, nhưng nhiều truyện vẫn còn gây cho người đọc cảm giác trùng lặp, chưa thật mới. Đường văn còn dài, nhọc nhằn và tốn sức lực, mong rằng Di Li tự tin, vững bước để đi đến cùng con đường ấy.
Khi Di Li, tức Nguyễn Diệu Linh, tác giả trẻ sinh năm 1978, giành được giải ba cuộc thi truyện ngắn hai năm 2005-2006 của Tạp chí Văn nghệ quân đội với truyện ngắn Cocktail, thì từ sau đó tôi được đọc Di Li đều hơn trên các tờ báo, tạp chí văn nghệ uy tín. Rồi như “một quả bom tấn”, trong quý III và quý IV năm 2007, Di Li cho xuất bản hai tập truyện ngắn “Tầng thứ nhất” và “Điệu Valse địa ngục” đều do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Hai tập sách này làm xôn xao bạn đọc và cộng đồng mạng, vì trước đó, đã có nhiều truyện ngắn của Di Li được đưa lên blog riêng của cô.
Đọc từ “Tầng thứ nhất” đến “Điệu Valse địa ngục”, trong tổng số 26 truyện ngắn đã vẽ lên Di Li với hai bộ mặt của người trần gian và của cõi u minh, của thế giới ảo giác. Tôi muốn nói đó là cõi u minh, ảo giác vì không phải cứ nói chuyện linh hồn người chết hiện về, chuyện ma là cho đó là chuyện kinh dị. Tác phẩm văn học kinh dị, theo tôi, nhân vật, bối cảnh, sự việc rất đặc biệt, quái đản, làm cho người đọc sợ hãi và còn mãi ấn tượng gớm ghiếc sau khi đọc xong. Ở nước ta, các tác phẩm văn học viết về đề tài kinh dị chưa nhiều, và Di Li đang muốn hướng ngòi bút khá tỉnh táo của mình đi theo lối này.
Nhưng trước hết là Di Li rất đời, quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trong xã hội chúng ta, về nhân tình thế thái và cách cư xử giữa con người với con người, đạo làm người. 26 truyện ngắn in trong hai tập truyện trên chỉ có 10 truyện theo hướng kinh dị, mà các truyện thể loại này cũng phần lớn để bàn về những vấn đề xã hội thực tại. Như thế là Di Li vẫn “Hai tay chín móng bám vào đời” (thơ Xuân Diệu). Ở các truyện nêu những vấn đề xã hội đương đại, Di Li bàn khá rộng, trong đó đáng chú ý là những tác động của công nghệ tiên tiến vào đời sống con người dẫn đến sự mê muội, không còn làm chủ được bản thân, không biết mình sẽ đi về đâu, như ở truyện Đồ mọt sách (Tầng thứ nhất). Sự tha hóa về lối sống, đạo đức xã hội dẫn đến những phát triển không bình thường, lệch lạc và hư hỏng, đổ vỡ trong giới trẻ như “Người cùng chung cư”, “Sự thật”, “Quà tặng cuối cùng” (Tầng thứ nhất), “Những người trẻ trong thành phố”, “Điệu Valse địa ngục” (Điệu Valse địa ngục). Ở những truyện ngắn này, Di Li có thế mạnh về tâm lý lứa tuổi, sống cùng thời, kết hợp với sự tỉnh táo trong bút pháp, khiến người đọc càng đọc càng bị cuốn hút. Sự tỉnh táo của Di Li ở chỗ viết về sự tha hóa lối sống của lớp trẻ, của những người dấn thân vào vòng quay thuốc lắc, vũ trường, ăn chơi sa đọa... nhưng không hề thấy có nhiều dòng tác giả miêu tả cách làm tình, gợi tình thân thể, như nhiều câu chuyện sex gây chú ý trên văn đàn hiện thời. Những chuyện về giới trẻ đang tha hóa đặt ra những mối quan tâm, trách nhiệm của xã hội, của các bậc cha, mẹ hiện nay. Nếu như Vi, con vị giáo sư ngôn ngữ có uy tín trong “Những người trẻ trong thành phố”, Mỏ Neo trong “Người cùng chung cư”, được đi học từ nước ngoài về, và những người trẻ tuổi khác được các gia đình, bố, mẹ không quá chú ý đến chuyện làm ăn mà quan tâm đến việc quản lý và sự học hành, làm việc của con cái thì dễ đâu chúng hư hỏng. Kể cả những người con gái trẻ muốn đổi giới tính trong “Sự thật”, hay những nghệ sĩ trong “Quà tặng cuối cùng”, nếu được quan tâm, chú ý của gia đình, cơ quan, tổ chức xã hội, chắc không để xảy ra những chuyện đau lòng và khó xử dường ấy. Nhưng không phải lớp trẻ là hư hỏng, là ham hưởng thụ, vẫn còn có những người trẻ như Miên (Người cùng chung cư), Minh (Quà tặng cuối cùng) hay Mỹ Lan (Những người trẻ tuổi trong thành phố) đã sống đúng mình, những người này qua ngòi bút của Di Li khá đứng đắn, song lại hơi cứng nhắc trong lối sống?
Chiếm số lượng lớn trong hai tập truyện của Di Li là các truyện ngắn về đề tài gia đình, các mối quan hệ vợ chồng, anh em, làng xóm láng giềng, sự lọc lừa, đảo điên trong các mối quan hệ xã hội… Sự không chung thủy của các cặp vợ chồng được tác giả đề cập ở nhiều dạng khác nhau. Một phụ nữ tần tảo, đi bòn nhặt, ăn bớt từng nhúm cà phê để về làm hài lòng chồng bằng tách cà phê nóng mỗi sáng. Chị tằn tiện những đồng lương ít ỏi chồng đưa để chi tiêu trong gia đình, nuôi con, bản thân thì không dám mua cho mình những bộ đồ đẹp, mặc dù chị làm trong một quán cà phê sang trọng. Để rồi chị mất hết niềm tin nơi chồng, biết mình bị chồng phản bội qua một tin nhắn, mà cô gái nhắn tin cho chồng, chị đã gặp, đã được nghe chuyện nhiều lần về những váy này, mốt kia, toàn những đồ dùng đắt tiền (Tin nhắn). Trong cuộc sống vợ chồng không phải điều gì cũng như ý, cũng lãng mạn, mà mỗi người cần phải biết tự điều chỉnh cho phù hợp (Buổi chữa bệnh, Mối tình khoai tây). Đặc biệt có sự tréo ngoe, làm người đọc bất ngờ như trong truyện “Phụ nữ không chung thủy”. Di Li có tài trong việc kết thúc câu chuyện, vì qua mỗi truyện người đọc thường dễ mỉm cười tâm đắc như truyện "Người làm ảo thuật trên chuyến tàu đi Xanh Pê-téc-bua" (Saint Peterburg), Cocktail, Tin nhắn. Những đề tài quen thuộc kể về thuở hàn vi của ai đó, được sự quan tâm, giúp đỡ của người anh, người chị hay người nào đó, đến khi thành đạt lại vô ơn, thường thấy rất nhiều. Trong hai truyện ngắn "Cái ghẻ" và "Cùng cha khác mẹ" tuy có hai đoạn kết khác nhau, nhưng chúng cùng chung điều tác giả muốn nói: Chúng ta đừng vô tình, đừng quá ích kỷ, cần trân trọng những con người đã tạo cho ta những thành công hôm nay.
Di Li mới mẻ, hấp dẫn bạn đọc bằng những truyện ngắn mang hơi hướng kinh dị, nó không bàng bạc hay giật gân mà rất trữ tình. Đọc những truyện này, người ta không thấy sợ mà chỉ tò mò xem người viết dẫn họ đi tới đâu và ngẫm ngợi cuộc sống xã hội. Đó là cảm giác khi đi vào “Tầng thứ nhất” với bao mảnh đời khi ở trần vẻ đạo đức, tu chỉnh, chung thủy, khi về cõi âm mới lộ diện. Là lòng tham dẫn đến giết người như trong “Chiếc vòng bạc”, hay mơ về những canh bạc vét tiền của thiên hạ “Canh bạc ma”. Tôi thích những truyện có hơi hướng ma quái như "Hoa mộc trắng", "Ma học trò", "Bức tranh và ngôi nhà cổ" (Tầng thứ nhất), "Bộ tóc giả", "Bến cuố"i (Điệu Valse địa ngục), đó là những truyện đầy nhân văn, thấm đẫm huyền ảo, trữ tình. Ở những truyện “Điệu Valse địa ngục”, “Vong hồn trên những cánh đồng chết”, Di Li viết sâu sắc và tự làm chủ ngòi bút của mình khi không sa vào những chi tiết, mô tả sự giết chóc hãi hùng. Những truyện có hơi hướng kinh dị là những truyện đẹp bởi hình ảnh, khung cảnh và cả nhân vật được Di Li miêu tả bằng những đoạn văn rất hình ảnh và trau truốt. Những đoạn văn thế này: “…Căn phòng chìm vào tĩnh mịch, chỉ còn tiếng gió hú ngoài sông. Chúng luồn qua rặng tre và xào vào nhau thành những tiếng rền rĩ. Nàng cảm thấy luồng hơi lạnh vô hình đang đứng trước mặt, im lặng quan sát nàng” (Bộ tóc giả); “Hoàng chạy theo nhưng chỉ thấy trước mặt là một màn mưa trắng xóa với cái buốt lạnh của núi rừng. Anh đội mưa chạy men xuống triền dốc nhưng Bạch Mộc đã biến đi tựa như có phép tàng hình… Bạch Mộc đến và đi như thể cơn gió rừng trờ qua đỉnh núi. Tiếng khèn nỉ non của phiên chợ tình như cào xé tâm can anh.” (Hoa Mộc trắng) rất giàu hình ảnh và chất thơ. Còn rất nhiều đoạn văn hay, huyền bí, khi đã đọc thì không dễ quên.
26 truyện ngắn trong hai tập truyện là hành trang đầu tiên của Di Li trên con đường sáng tạo văn học đầy nhọc nhằn. Có những truyện hay nhưng không phải không có truyện dở. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những vấn đề xã hội, đạo làm người với sự huyền bí, ma quái kinh dị khiến truyện của Di Li thêm hấp dẫn. Nhưng đọc kỹ, vẫn thấy Di Li xử lý một số tình huống, các chi tiết trong truyện chưa tới cùng, người đọc như vẫn thấy còn thiếu thứ gì nên chưa thật thỏa mãn, có thể nêu ngay điều ấy có trong “Điệu Valse địa ngục”, “Mối tình Khoai tây” hay “Những câu chuyện thời gian”.. Tuy có những tình tiết kết thúc truyện khác nhau, nhưng nhiều truyện vẫn còn gây cho người đọc cảm giác trùng lặp, chưa thật mới. Đường văn còn dài, nhọc nhằn và tốn sức lực, mong rằng Di Li tự tin, vững bước để đi đến cùng con đường ấy.
Nguồn: QĐND