Di chỉ khảo cổ nào ở VN đánh dấu bước phát triển cao nhất của nghề đúc đồng và buổi đầu của nghề rèn

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Trong số các di chỉ đã được các nhà khảo cổ phát hiện, di chỉ nào đánh dấu bước phát triển cao nhất của nghề đúc đồng và buổi đầu của nghề rèn sắt ở nước ta?

Văn hóa Đông Sơn là di chỉ đánh dấu bước phát triển cao nhất của nghề đúc đồng và buổi đầu rèn sắt ở nước ta.

Văn hóa Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Đông Sơn là tên một làng nằm ở bờ sông Mã, cách cầu Hàm Rồng khoảng 1 km về phía thượng nguồn (thuộc huyện Đông Sơn - Thanh Hóa). Năm 1924, một người nông dân trong làng khi đang câu cá đã tìm thấy một số đồ đồng ở ven bờ sông sạt lở. Viên thuế quan người Pháp tại Thanh Hóa lúc đó là Pajot (một người say mê nghiên cứu lịch sử Đông Dương và văn hóa Việt Nam) đã mua những cổ vật đó và mang ra Trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) để xác định giá trị. Được sự ủy quyền của giám đốc EFEO, từ năm 1924 - 1932, viên quan Pajot đã nhiều lần tiến hành khai quật ở Đông Sơn và thu được nhiều hiện vật có giá trị. Năm 1929, với những hiện vật thu được ở Đông Sơn kết hợp với các di vật do các nhà khoa học Pháp tìm thấy ở khu vực sông Hồng, các học giả đã phát hiện ra "thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và ở Bắc Trung Kỳ. Năm 1934, R.Heine Geldern, một nhà nghiên cứu người Áo lần đầu tiên đề nghị định danh nền văn hóa đó là "Văn hóa Đông Sơn". Cùng với Gloubew (1929) R.Heine Geldern coi văn hóa Đông Sơn có vai trò của "văn hóa mẹ" đối với toàn vùng Đông Nam Á. Những di vật của văn hóa Đông Sơn đã được người dân Việt Nam biết đến từ lâu, nhưng từ năm 1934 thì thuật ngữ "Văn hóa Đông Sơn" mới có chính thức.

View attachment 10254

Hoa văn trên trống đồng Ngọc lũ. Ảnh: Internet


Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn của các nhà nghiên cứu Việt Nam chỉ bắt đầu từ sau năm 1954. Năm 1957, học giả Đào Duy Anh coi văn hóa Đông Sơn là văn hóa đồ đồng và là văn hóa của người Lạc Việt, tổ tiên của người Việt - Mường. Dưới góc độ nghiên cứu khảo cổ học và dân tộc học thì văn hóa Đông Sơn lạ một nền văn hóa thuộc thời đại kim khí cách nay 2.000 - 2.500 năm, có nguồn gốc bản địa với địa bàn phân bố tương đối rộng (từ biên giới phía Bắc đến tỉnh Quảng Bình ở Bắc Trung Bộ) và bao gồm nhiều nhóm di tích có niên đại sớm, muộn khác nhau.

Văn hóa Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả một quá trình hội tụ lâu dài từ những nên văn hóa trước đó. Nguồn gốc cơ bản để hình thành nền văn hóa này có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa phát triển cùng thời như văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đồng Nai...Đồng thời đây cũng được coi là trung tâm Đông Bắc (Thái Lan), trung tâm Điền (Vân Nam, Trung Quốc). Đặc trưng cơ bản của nền văn hóa này là tính thông nhất trong đa dạng. Đỉnh cao của văn hóa Đông Sơn là nghệ thuật đúc đồng và từ đó người Việt cổ đã hoàn toàn làm chủ nguyên liệu và công nghệ chế tạo đồng thau.

Việc đúc đồng đã có mặt trong toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của người Đông Sơn. Kỹ thuật luyện kim và đúc đồng thời kỳ này đã đạt đến trình độ toàn mỹ. Trống đồng chính là một linh vật của người Việt cổ được sử dụng trong các lễ hội, nó còn là một bộ sử bằng hình ảnh khi chữ viết chưa phát triển. Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã chia hiện vật của văn hóa Đông Sơn thành các loại chính: vũ khí, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụ và đồ trang sức.


Theo Sách Hỏi đáp Lịch Sử Việt Nam*

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top