• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hướng dẫn Đề tổng hợp: tác phẩm Chữ người tử tù và tác phẩm Hai đứa trẻ

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Đề bài: Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với những hiểu biết về hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, anh/ chị hãy làm sáng tỏ.
chu%20nguoi%20tu%20tu.JPG
Hướng dẫn:

1. Nội dung


- Khái quát về hai nhà văn, hai tác phẩm
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận


2. Bàn luận:

- Ánh sáng và bóng tối: vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau

- Ánh sáng và bóng tối trong 2 tác phẩm được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt “ nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm”

Chứng minh qua 2 tác phẩm:
- Qua “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân xây dựng một tình huống đặc biệt. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt.

- Không gian nghệ thuật của “Chữ người tử tù” chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian của bóng tối: nhà tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ u ám. Ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ".

Nội dung tư tưởng, chủ đề: tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. (nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

- Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam: Ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp cơ bản: tương phản trong không gian, thời gian; tương phản trong cuộc sống và tinh thần con người ( nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

- Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm có điểm giống nhau: Cả hai tác giả đều sử như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Cùng bộc lộ giá trị tư tưởng.

- Khác nhau:

+ Trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân: ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng. Bóng tối đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống. Ánh sáng đại diện cho cái đẹp, cái cao cả, cái thiêng liêng. Ánh sáng trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách.

+ Trong “Hai đứa trẻ” - bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây; ánh sáng biểu tượng cho ước mơ, khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống của người lao động nghèo nhưng ngày càng mong manh.


3. Đánh giá

- Khẳng định lại vấn đề.

- Hai nhà văn đã đóng góp nhiều mới mẻ cho văn học. Qua nghệ thuật miêu tả ánh sáng và bóng tối trong hai sáng tác ta hiểu rõ hơn về tính độc đáo và tính sáng tạo của văn chương.

- Tiếp cận tác phẩm văn chương, ta không chỉ tiếp cận vỏ ngôn từ mà cần nhìn ra.
 

Chien Tong

New member
Xu
33
Đề bài: Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với những hiểu biết về hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, anh/ chị hãy làm sáng tỏ.
chu%20nguoi%20tu%20tu.JPG
Hướng dẫn:

1. Nội dung


- Khái quát về hai nhà văn, hai tác phẩm
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận


2. Bàn luận:

- Ánh sáng và bóng tối: vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau

- Ánh sáng và bóng tối trong 2 tác phẩm được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt “ nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm”

Chứng minh qua 2 tác phẩm:
- Qua “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân xây dựng một tình huống đặc biệt. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt.

- Không gian nghệ thuật của “Chữ người tử tù” chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian của bóng tối: nhà tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ u ám. Ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ".

Nội dung tư tưởng, chủ đề: tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. (nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

- Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam: Ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp cơ bản: tương phản trong không gian, thời gian; tương phản trong cuộc sống và tinh thần con người ( nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

- Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm có điểm giống nhau: Cả hai tác giả đều sử như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Cùng bộc lộ giá trị tư tưởng.

- Khác nhau:

+ Trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân: ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng. Bóng tối đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống. Ánh sáng đại diện cho cái đẹp, cái cao cả, cái thiêng liêng. Ánh sáng trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách.

+ Trong “Hai đứa trẻ” - bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây; ánh sáng biểu tượng cho ước mơ, khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống của người lao động nghèo nhưng ngày càng mong manh.


3. Đánh giá

- Khẳng định lại vấn đề.

- Hai nhà văn đã đóng góp nhiều mới mẻ cho văn học. Qua nghệ thuật miêu tả ánh sáng và bóng tối trong hai sáng tác ta hiểu rõ hơn về tính độc đáo và tính sáng tạo của văn chương.

- Tiếp cận tác phẩm văn chương, ta không chỉ tiếp cận vỏ ngôn từ mà cần nhìn ra.

Các bạn xem thêm bài giảng chữ người tử tù:
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top