• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Đề ôn chắc 8 điểm bài thi tốt nghiệp THPT môn hóa

Kina Ngaan

Active member
Còn 5 ngày nữa kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 chính thức diễn ra. Đề ôn chắc 8 điểm sẽ giúp bạn chinh phục được phần nền tảng trong đề thi. Luyện nhiều đề để tăng kỹ năng làm bài. Bên cạnh đó, trau dồi các kiến thức cơ bản để chinh phục các bài tập vận dụng cao.

Câu 1: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Cu B. Al. C. Fe D. Ag

Câu 2: Công thức phân tử của sắt(III) clorua là
A. Fe2(SO4)3 B. FeSO4 C. FeCl2 D. FeCl3

Câu 3: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol
A. Tristearin B. Benzyl axetat C. Metyl axetat D. Metyl fomat

Câu 4: Chất có tính lưỡng tính là
A. Na2CO3 B. NaNO3 C. Al2O3 D. AlCl3

Câu 5: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2CrO4 là
A. +3 B. +6 C. +2 D. +4

Câu 6: Trong các chất sau, chất gây ô nhiễm môi trường không khí có nguồn gốc từ khí thải sinh
hoạt là
A. H2. B. N2. C. CO. D. O3.

Câu 7: Trước những năm 50 của thế kỉ XX, công nghiệp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền và tiện lợi hơn so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là
A. C2H2. B. C2H4. C. C2H6. D. CH4.

Câu 8: Chất bị thủy phân trong môi trường axit (H+) là
A. axit fomic. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. anđehit axetic.

Câu 9: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. tơ nilon-6,6. B. tơ olon. C. tơ lapsan. D. tơ visco.

Câu 10: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để
rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh.

Câu 11: Glucozơ không tham gia vào phản ứng
A. thủy phân. B. với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. C. lên men ancol. D. tráng bạc.

Câu 12: Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lí lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước?
A. Muối ăn. B. Cồn. C. Nước vôi trong. D. Giấm ăn.

Câu 13: Ở điều kiện thường, crom tác dụng với phi kim nào sau đây?
A. Flo. B. Lưu huỳnh. C. Photpho. D. Nitơ.

Câu 14: Cho m gam Fe tác dụng với oxi thu đươc 23,2 gam Fe3O4. Giá trị của m là
A. 16,8. B. 11,2. C. 8,4. D. 5,6.

Câu 15: Dầu chuối là este có tên isoamyl axetat, được điều chế từ
A. CH3OH và CH3COOH.
B. (CH3)2CHCH2CH2OH và CH3COOH.
C. C2H5OH và C2H5COOH.
D. (CH3)2CHCH2CH2CH2OH và CH3COOH.

Câu 16: Để tinh chế Ag từ hỗn hợp (Fe, Cu, Ag) sao cho khối lượng Ag không đổi ta dùng
A. dung dịch AgNO3. B. dung dịch HCl. C. Fe. D. dung dịch Fe(NO3)3.

Câu 17: Có bao nhiêu chất (chứa các nguyên tố C, H, O); có khối lượng mol bằng 60 gam/mol và
đều tác dụng với Na ở điều kiện thường?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 18: Kim loại Fe phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)?
A. Dung dịch AgNO3. B. Dung dịch H2SO4 (loãng, không có mặt oxi). C. Dung dịch H2SO4 (đặc, nguội). D. Dung dịch CuSO4.

Câu 19: Cho hỗn hơp gồm 2,7 gam Al và 11,2 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu đươc V lit H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 7,84. B. 8,96. C. 6,72. D. 10,08.

Câu 20: Cho các phản ứng có phương trình hóa học sau:
(a) NaOH + HCl → NaCl + H2O
(b) Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + H2O
(c) 3KOH + H3PO4 → K3PO4 +3H2O
(d) Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Số phản ứng có phương trình ion thu gọn: H+ + OH− → H2O là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 21: Thủy phân este nào sau đây thu được sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc?
A. HCOOCH=CH2. B. HCOOCH2CH=CH2. C. HCOOCH3. D. CH2=CHCOOOCH=CH2.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg2+ và Ca2+.
B. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
C. Có thể làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.
D. Dùng dịch Na2CO3 có thể làm mềm nước cứng tạm thời.

Câu 23: Trong các dung dịch sau: metylamin, anilin, etyl axetat, lysin, số dung dịch làm đổi màu
quỳ tim là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 24: Cho 7 gam Zn vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hơp kim loại. Giá trị của m là
A. 7,0. B. 6,9. C. 6,5. D. 6,4.

Câu 25: Cho các chất sau: (1) metylamin; (2) ammoniac; (3) etylamin; (4) anilin; (5) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất thứ tự tăng dần tính bazơ là
A. (2) < (5) < (4) < (3) < (1). B. (2) < (1) < (3) < (4) < (5). C. (4) < (2) < (1) < (3) < (5). D. (4) < (5) < (2) < (3) < (1).

Câu 26: Cho 3,36 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là
A. 80%. B. 60%. C. 20%. D. 40%

Câu 27: Cho các chất sau: axetilen, etilen, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, phenol, alanin, metyl acrylat. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 5 B. 4 C. 7 D. 6

Câu 28: Amin X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 0,475 mol O2, thu được 0,05 mol N2 và 19,5 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N. B. C3H9N. C. C2H7N. D. C4H11N.

Câu 29: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (c) Cho dung dịch HCl và dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.
(f) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 30: Cho 5 lít dung dịch HNO3 68% (D = 1,4 gam/ml) phản ứng với xenlulozơ dư thu được m
gam thuốc súng không khói(xenlulozơ trinitrat), biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị của m
gần nhất với
A. 8,5. B. 6,5. C. 9,5. D. 7,5.

Câu 31: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3 và 0,1 mol H2SO4 đến
khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 0,40. B. 0,25. C. 0,20. D. 0,45.

Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng:
20220702_054118.jpg

A là hợp chất hữu cơ mạch hở (chứa C, H và 2 nguyên tố oxi trong phân tử), có khối lượng phân
tử bằng 86, A không phản ứng với Na. Công thức thu gọn của A là
A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH=CHCH3. C. CH3COOCCH3. D. CH2=CHCOOCH3.

Câu 33: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là
A. 65,38%. B. 34,62%. C. 51,92%. D. 48,08%.

Câu 34: Cho m gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Y thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam nước. Giá trị của m là
A. 30,4 B. 21,9 C. 22,8 D. 20,1

Câu 35: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với NaOH đun nóng thu được
muối Y và ancol Z. Oxi hóa Z bằng CuO thu được chất hữu cơ Z1. Khi cho 1 mol Z1 tác dụng với
AgNO3 trong dung dịch NH3 thì thu được tối đa 4 mol Ag. Tên gọi đúng của X là
A. metyl propionat. B. etyl axetat. C. n-propyl fomat. D. isopropyl fomat.

Câu 36: Cho sơ đồ chuyển hóa:
(1) P2O5 + KOH → X
(2) X + H3PO4 → Y
(3)Y+ KOH→Z
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4. B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4. C. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4. D. K2HPO4, KH2PO4, K3PO4.

Câu 37: Hỗn hợp X gồm but-1-en và butan có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Dẫn X qua ống đựng xúc tác thích hợp, nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất mạch hở CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H6, C4H8, C4H10, H2. Tỉ khối của Y so với X là 0,5. Nếu dẫn 1 mol Y qua dung dịch brom dư thì
khối lượng brom phản ứng là
A. 120 gam. B. 100 gam. C. 160 gam. D. 80 gam.

Câu 38: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(f) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2.

Câu 39: Nung hỗn hợp X gồm N2 và H2 trong một bình kín với bột Fe thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi đối với H2 là 3,75. Dẫn hỗn hợp khí Y đi qua ống sứ có chứa m gam CuO đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được (m - 12,8) gam chất rắn Z và 20 gam hỗn hợp khí và
hơi T. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 10%. B. 20%. C. 15%. D. 25%.

Câu 40: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl
1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 380 ml dung dịch
KOH 0,5M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng
dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong bình giảm 43,74 gam. Giá trị
của a là
A. 8,85. B. 7,75. C. 7,57. D. 5,48

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top