• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Để dạy bài "Chó sói và cừu" cho học sinh

Phong Cầm

Yêu!
Thành viên BQT
Để dạy bài
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN

Tác giả: PGS.TS Vũ Nho

1. Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập hai có bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten của nhà phê bình nghiên cứu văn học Pháp kiêm triết gia, sử gia H. Ten. Đây là một đoạn trích nhỏ trong công trình nghiên cứu La Phông ten và thơ ngụ ngôn của ông xuất bản năm 1853.
Để có thể dạy được đoạn trích nhỏ này, người dạy cần nắm được nội dung những bài thơ ngụ ngôn của La Phông ten có liên quan đến hình tượng Cừu và Chó Sói. Theo PGS.TS. Lộc Phương Thuỷ, chuyên gia nghiên cứu văn học Pháp, thơ ngụ ngôn của La Phông ten có 3 tập gồm 12 quyển với tổng số 238 truyện ngụ ngôn.Trong số đó chỉ có 3 truyện có nhân vật Sói và Cừu ( một truyện đã được Tú Mỡ dịch và in trong sách giáo khoa Ngữ văn 9). Hai truyện khác thì có một truyện liên quan trực tiếp đến Sói và Cừu. Đó là truyện nói về cuộc hoà hoãn giữa Sói và Cừu sau cuộc chiến kéo dài hàng ngàn năm. Hai bên trao đổi tù binh. Phía Sói nhận về những con Sói con. Phía Cừu nhận về những con chó chăn Cừu. Một thời gian sau hoà bình, những con Cừu mập mạp nhất đàn bỗng tự nhiên biến mất. Kết luận là không bao giờ có hoà bình giữa những kẻ thù truyền kiếp. Một truyện khác nói về người chăn Cừu và đàn Cừu có liên quan đến Sói.Không có một truyện ngụ ngôn nào nói riêng về Cừu hay nói về Cừu với những con vật khác.Có những 14 truyện có nhân vật Sói. Khi thì là Sói và Ngựa; khi là Sói với người; khi là Sói với người đi săn; Sói với người chăn Cừu; Sói và Cáo (2 truyện); Sói và con Chó gầy; Sói, người mẹ và đứa con; Sói, dê cái, dê con; Sói, Ngựa và Cáo; Sói trở thành người chăn Cừu...Như vậy Sói là một nhân vật quan trọng, xuất hiện nhiều trong thơ ngụ ngôn của la Phông ten, tần suất xuất hiện cao hơn hẳn Cừu.
Nhận xét của H.Ten là nhận xét dựa trên 17 truyện trên chứ không phải chỉ là một truyện mà người giáo viên có trong tay. Tuy vậy cần thấy rằng khi nhà nghiên cứu, phê bình đã khái quát về hình tượng Cừu và chó Sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten thì Sói và Cừu trong một truyện cụ thể cũng phải thể hiện đúng tinh thần khái quát đó. Có như thế thì việc khái quát của nhà phê bình mới có giá trị.

2. Đây là một đoạn trích trong cuốn sách chứ không phải là một bài viết độc lập, vì vậy cần xác định đoạn trích chia làm hai phần (không nên tìm bố cục của bài nghị luận). Phần đầu cũng là trích chứ không phải mở bài của một bài nghị luận cho nên mới bắt đầu ngay bằng “Giọng của chú cừu non tội nghiệp mới buồn rầu và dịu dàng làm sao!”. Phần đầu nói về hình tượng Cừu(từ đầu cho đến ...với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế...), phần sau tiếp đến hết nói về hình tượng Sói.

3. Tác giả H. Ten đã so sánh hai cách nhìn nhận cùng một đối tượng của nhà vạn vật học (nhà khoa học trong lĩnh vực Sinh học) và nhà thơ.Nhà khoa học xem xét và mô tả đối tượng hoàn toàn khách quan. Buy phông chỉ nhìn thấy Cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt. Đoạn văn của Buy phông được tác giả trích chỉ nói về tính sợ hãi và ngu ngốc của Cừu mà thôi.Đến đây, có một vấn đề là chúng ta có yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi rằng Buy phông nói như thế đúng hay không? Đặt câu hỏi như vậy là một cách làm khó cho học sinh. Bởi vì ngay cả người dạy các em thì cũng chỉ mới ngó thấy con Cừu trong phim ảnh. Vậy, câu hỏi ở đây là : H. Ten đã đánh giá những nhận xét của Buy phông như thế nào? Câu trả lời các em dễ dàng tìm thấy trong văn bản. Mọi chuyện ấy đều đúng (sách giáo khoa, tr.39, dòng 5 trên xuống).
Nhà phê bình khẳng định Buy phông đúng, nhưng ông thêm là loài Cừu còn thân thương và tốt bụng nữa. Ông khẳng định rằng đấy là điều mà nhà thơ La Phông ten nhìn nhận có chỗ khác với nhà vạn vật học. La Phông ten động lòng thương cảm chúng, nhìn thấy chúng thân thương và tốt bụng. Phần hai, đối với loài Sói, H. Ten cũng so sánh tương tự như vậy.Nhưng về cách triển khai lập luận có khác phần một.Phần một nêu dẫn chứng về chú Cừu non, sau đó dẫn nhận xét của Buy phông. Tiếp theo, nhận xét về cách đánh giá của La Phông ten.Phần hai bắt đâù bằng nhận xét về Sói trong thơ La Phông ten. Đây là con Sói nói chung với các đặc điểm đáng thương, khốn khổ, bất hạnh bởi vì đói dài và luôn luôn bị ăn đòn.Tiếp theo là Sói trong con mắt nhìn của nhà vạn vật học. Đoạn trích văn Buy Phông cho thấy Sói thật đáng ghét, sống có hại, chết rồi thì vô dụng.Nhà phê bình tiếp tục quay trở lại với thơ La Phông ten. Nhà thơ, do phóng khoáng hơn nên còn phát hiện ra những khía cạnh khác. Đó là Sói tuy độc ác nhưng cũng khổ sở, tuy trộm cướpnhưng thường bị mắc mưu. Một lần nữa các nhìn nhận của nhà khoa học và nhà văn có sự khác biệt. Mà điều khác biệt cơ bản nhất là nhà văn đã nhìn đối tượng bằng sự động lòng. Với Cừu như vậy, cả với Sói cũng như vậy. Điều đáng chú ý là nhà nghiên cứu H. Ten đã không đối lập hai cách nhìn đó, mà chỉ nêu ra những “khía cạnh khác” trong cách nhìn của nhà thơ.

4. Vậy thì Cừu trong thơ của La Phông ten có đúng là vật thân thương và tốt bụng không?Để trả lời câu hỏi này, có thể dùng hình ảnh Cừu trong bài trích “ Chó Sói và chiên con”. H.Ten đã khẳng định giọng của Cừu “buồn rầu và dịu dàng làm sao!”. Chú Cừu non đã “khiêm tốn” chọn chỗ thấp của nguồn nước để không làm đục. Chú lễ phép thưa gửi và viện dẫn những lí do hết sức xác đáng khiến cho Sói không thể bắt bẻ. Chú Cừu chẳng sợ sệt mà cũng không hề ngu ngốc. Chú cứ hồn nhiên nói rõ sự thật. Rõ ràng chú Cừu non thật đáng thương mến đối với bạn đọc.

5. Thế còn nhân vật Sói, có đúng Sói trong thơ La Phông ten là kẻ ngu ngốc đáng cười ( hài kịch về sự ngu ngốc) như H. Ten đã khái quát?Tên Sói trong bài thơ là tên đang đói meo, đi lảng vảng (dạ trống không, Đói, đi lảng vảng kiếm mồi). Gặp Cừu, thế là hống hách: động dại bời bời thét vang. Rõ là một gã quen cậy thế bắt nạt. Nhưng, ngay ở đây, La Phông ten đã cho thấy Sói là một gã ngu ngốc đáng cười.Cái ngu thứ nhất buồn cười là Sói hạch Cừu làm đục nước, trong khi Cừu đứng ở dưới nguồn hơn hai chục bước.Cái ngu thứ hai buồn cười là trước sự thật rành rành mà Cừu nêu ra, Sói gầm lên, cố đổ lỗi cho Cừu và đưa lí do khác là Cừu nói xấu năm ngoái.Cái ngu thứ ba buồn cười là khi Cừu nói rằng năm ngoái chưa sinh, hiện còn đang bú mẹ thì Sói lại nghĩ bừa ra một tội lỗi khác là anh của Cừu nói xấu.Cái ngu thứ tư là khi Cừu thanh minh không có anh em thì Sói kết tội cả họ nhà Cừu, lại kết tội luôn cả chó, người, cùng nhau một thói.Cuối cùng là không cần lí do gì hết, Sói là kẻ mạnh nên cái lí phải thuộc về nó, nó có quyền ăn thịt mà không có một lí do nào xác đáng cả.Như vậy, Sói trong bài thơ cụ thể này hoàn toàn đúng như khái quát của nhà phê bình H. Ten về Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten.6. Đây là bài học về đoạn trích văn bản nghị luận văn chương của nhà nghiên cứu phê bình H.Ten. Đối tượng chính phải là những lập luận, dẫn chứng, phân tích của H. Ten. Nhưng những lập luận và nhận định ấy dựa vào hệ thống tác phẩm của La Phông ten. Biết các nội dung những tác phẩm của nhà ngụ ngôn về Sói và Cừu là cần thiết. Đồng thời sử dụng một truyện ngụ ngôn để minh hoạ cho những nhận định cũng hết sức quan trọng. Vấn đề là ở chỗ không sa đà vào các nội dung những truyện ngụ ngôn có Cáo và Sói, đồng thời cũng không sa đà vào phân tích một tác phẩm cụ thể là Chó Sói và Chiên con. Có như vậy thì bài học mới đạt được kết quả.

4/2004 Vũ. Nho.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN

CỦA LA-PHÔNG-TEN
H. Ten
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngụ ngôn vốn là một thể loại văn học dân gian, thường dựng chuyện về loài vật để nói về con người. Các câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, chính vì vậy mà một số nhà văn cũng thường sáng tác theo thể loại này, tiêu biểu như E-dốp, La-phông-ten...

2. Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.

3. Văn bản có bố cục hai phần:

- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ La-phông-ten, tác giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông. Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La-phông-ten - dưới ngòi bút của Buy-phông - dưới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La-phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

4. Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực. Ông không nói đến "sự thân thương của loài cừu" cũng như "nỗi bất hạnh của loài sói" bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

5. Khi xây dựng hình tượng con cừu, trước hết, La-phông-ten đã đặt một chú cừu con trong một hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Vì sáng tác theo thể loại ngụ ngôn nên La-phông-ten đã nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.

6. Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:

- Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).
- Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.

Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten theo những gợi ý sau:

+ Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non...).

+ Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG


1. Kĩ năng lập luận và phân tích.
2. Đọc văn bản cần chú ý giọng đọc giữa lời văn nghị luận với lời dẫn thơ.

Sưu tầm*
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top