Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 6
VẤN ĐỀ 1 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
1/ Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (thời gian, địa điểm, điều kiện tự nhiên)
Ở phương Đông
- Thời gian xuât hiện: cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên nien kỉ thứ III TCN
- Địa điểm: trên các lưu vực của các con sông lớn như: sông Nin ở Ai Cập; sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ; sông Ti-gờ-rờ và Ơ-phơ-rát ở Lưỡng Hà; sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc
- Điều kiện tự nhiên: đất đai mầu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp
· Ở phương Tây
- Thời gian: vào đầu thiên niên kỉ I TCN
- Địa điểm: trên các bán đảo Ban căng và Italia
- Điều kiện tự nhiên: chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn nhưng lại có nhiều hải cảng tốt thuận lợi cho việc buôn bán bằng đường biển
2/ Sơ lược về tổ chức và đời sống kinh tế - xã hội ở các quốc gia cổ đại
a. Ở các quốc gia cổ đại phương Đông
- Đời sống kinh tế:
+ Ngành kinh tế chính là nông nghiệp, ngoài ra còn chăn nuôi và làm các nghề thủ công
+ Biết làm thủy lợi, đào kênh mương dãn nước vào đồng ruộng
+ Thu hoạch lúa ổn định hàng năm
- Các tầng lớp xã hội
+ Nông dân công xã là tầng lớp đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính trong xã hội
+ quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quý tộc và tăng lữ
+ Nô lệ là những người hầu hạ phục dịnh cho quý tộc quan lại, thân phận không khác gì con vật
- Tổ chức xã hội
+ Vua đứng đầu nhà nước có quyền chỉ huy quân đội và đặt ra luật pháp, là người đại diện của thần thánh dưới trần gian
+ Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương lo việc thu thuế, xây dựng cung điện…
b. Ở các quốc gia cổ đại phương Tây
- Đời sống kinh tế
+ Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp
+ Ngoài ra còn trồng các loại cây lưu niên như : nho, ô liu, cam chanh…
- Các tầng lớp xã hội
+ Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, các chủ thuyền buôn các trang trại ..rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ
+ Giai cấp nô lệ số lượng đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo
- Tổ chức xã hội
+ Giai cấp chủ nô nắm mọi quyền hành
+ Nhà nước do chủ nô bầu ra làm việc theo thời gian
+ Khái niệm “xã hội chiếm hữu nô lệ”: là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ
VẤN ĐỀ 2 XÃ HỘI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
1. Đặc điểm của người tinh khôn và những dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy trên đất nước ta.
* Đặc điểm:
- Giống người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay khéo léo hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt
* Những dấu tích
- Ở giai đoạn đầu là những chiếc rìu bằng hòn cuội được nghè đẽo thô sơ được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên); Sơn Vi (Phú Thọ) có niên đại 3-2 vạn năm
- Ở giai đoạn phát triển là những công cụ được mài ở lưỡi như rìu có vai, rìu ngắn và một số công cụ bằng xương, sừng thú …được tìm thấy ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh)…. Có niên đại cách nay 12000 - 4000 năm
2. Đời sống vật chất và tinh thần của người tinh khôn
* Đời sống vật chất
- Công cụ lao động thường xuyên được cải tiến
- Nhiều loại hình công cụ được ra đời
- Biết dùng tre, gỗ, xương, sừng thú làm công cụ và biết làm gốm
- Biết trồng trọt rau, đậu, bầu bí và chăn nuôi chó lợn…
* Đời sống tinh thần
- Biết chế tác và sử dụng đồ trang sức
- Biết vẽ lại những hoạt động tinh thần trên các vách đá
- Phong tục tập quán là chôn cất người chết cùng với công cụ lao động
VẤN ĐỀ 3: THỜI KÌ VĂN LANG - ÂU LẠC
1. Phát minh ra thuật luyện kim
- Nhờ nghề làm gốm phát triển con người đã phát minh ra thuật luyện kim
- Người Phùng Nguyên, Hoa lộc là cư dân đầu tiên tìm ra thuật luyện kim
- Kim loại được dùng đầu tiên là đồng
- Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước phát triển trong chế tác công cụ sản xuất, làm cho sản xuất phát triển
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước.
- Mang lại nguồn lương thực dồi dào cho con người
- Từ đây con người có thể sống định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn
- Cuộc sống của con người ngày càng trở nên ổn định hơn, phát triển hơn về cả vật chất và tinh thần
3. Nhà nước Văn Lang ra đời
- Khoảng cuối TK VIII – đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung đã hình thành những bộ lạc lớn, gẫn gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế
- Sản xuất phát triển.
- Trong các chiềng, chạ có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giàu nghèo đã nảy sinh.
- Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực các con sông lớn gặp nhiều khó khăn: lũ, lụt.
4. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
· Đời sống vật chất:
- Ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, đậu, thịt, cá…. Biết sử dụng gia vị trong các bữa ăn
- Ở: nhà sàn mái cong hình thuyền, có cầu thang lên xuống để tránh thú dữ
- Mặc: nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy áo xẻ giữa, tóc cắt ngắn, hoặc để búi
- Đi lại: chủ yếu bằng thuyền
· Đời sống tinh thần:
- Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nô tỳ, sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc
- Thường tổ chức các lễ hội vui chơi ca hát
- Phong tục tập quán: ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng bánh giầy…
ð Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang hòa quyện nhau trong con người Lạc Việt tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc
5. Cộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà năm 179 TCN
· Diễn biến:
- Năm 207 TCN nhà Tần suy yếu Tiệu Đà cắt 3 quận thành lập nước Nam Việt, rồi đêm quân đánh xuống Âu Lạc
- Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã giữ vững nền độc lập
- Không thể đánh bại được Âu Lạc nên Triệu Đà xin giảng hòa và dung kế chia rẽ nội bộ nước ta
- Năm 179 TCN Triệu Đà lại sai quân sang đánh chiếm nước ta, An Dương Vương chủ quan không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi nên thất bại nhanh chóng
- Nước ta rơi vào ách đô hộ của Triệu Đà
· Nguyên nhân thất bại: do An Dương Vương chủ quan thiếu cảnh giác, nội bọ mất đoàn kết
VẤN ĐỀ 1 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
1/ Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (thời gian, địa điểm, điều kiện tự nhiên)
Ở phương Đông
- Thời gian xuât hiện: cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên nien kỉ thứ III TCN
- Địa điểm: trên các lưu vực của các con sông lớn như: sông Nin ở Ai Cập; sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ; sông Ti-gờ-rờ và Ơ-phơ-rát ở Lưỡng Hà; sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc
- Điều kiện tự nhiên: đất đai mầu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp
· Ở phương Tây
- Thời gian: vào đầu thiên niên kỉ I TCN
- Địa điểm: trên các bán đảo Ban căng và Italia
- Điều kiện tự nhiên: chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn nhưng lại có nhiều hải cảng tốt thuận lợi cho việc buôn bán bằng đường biển
2/ Sơ lược về tổ chức và đời sống kinh tế - xã hội ở các quốc gia cổ đại
a. Ở các quốc gia cổ đại phương Đông
- Đời sống kinh tế:
+ Ngành kinh tế chính là nông nghiệp, ngoài ra còn chăn nuôi và làm các nghề thủ công
+ Biết làm thủy lợi, đào kênh mương dãn nước vào đồng ruộng
+ Thu hoạch lúa ổn định hàng năm
- Các tầng lớp xã hội
+ Nông dân công xã là tầng lớp đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính trong xã hội
+ quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quý tộc và tăng lữ
+ Nô lệ là những người hầu hạ phục dịnh cho quý tộc quan lại, thân phận không khác gì con vật
- Tổ chức xã hội
+ Vua đứng đầu nhà nước có quyền chỉ huy quân đội và đặt ra luật pháp, là người đại diện của thần thánh dưới trần gian
+ Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương lo việc thu thuế, xây dựng cung điện…
b. Ở các quốc gia cổ đại phương Tây
- Đời sống kinh tế
+ Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp
+ Ngoài ra còn trồng các loại cây lưu niên như : nho, ô liu, cam chanh…
- Các tầng lớp xã hội
+ Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, các chủ thuyền buôn các trang trại ..rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ
+ Giai cấp nô lệ số lượng đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo
- Tổ chức xã hội
+ Giai cấp chủ nô nắm mọi quyền hành
+ Nhà nước do chủ nô bầu ra làm việc theo thời gian
+ Khái niệm “xã hội chiếm hữu nô lệ”: là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ
VẤN ĐỀ 2 XÃ HỘI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
1. Đặc điểm của người tinh khôn và những dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy trên đất nước ta.
* Đặc điểm:
- Giống người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay khéo léo hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt
* Những dấu tích
- Ở giai đoạn đầu là những chiếc rìu bằng hòn cuội được nghè đẽo thô sơ được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên); Sơn Vi (Phú Thọ) có niên đại 3-2 vạn năm
- Ở giai đoạn phát triển là những công cụ được mài ở lưỡi như rìu có vai, rìu ngắn và một số công cụ bằng xương, sừng thú …được tìm thấy ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh)…. Có niên đại cách nay 12000 - 4000 năm
2. Đời sống vật chất và tinh thần của người tinh khôn
* Đời sống vật chất
- Công cụ lao động thường xuyên được cải tiến
- Nhiều loại hình công cụ được ra đời
- Biết dùng tre, gỗ, xương, sừng thú làm công cụ và biết làm gốm
- Biết trồng trọt rau, đậu, bầu bí và chăn nuôi chó lợn…
* Đời sống tinh thần
- Biết chế tác và sử dụng đồ trang sức
- Biết vẽ lại những hoạt động tinh thần trên các vách đá
- Phong tục tập quán là chôn cất người chết cùng với công cụ lao động
VẤN ĐỀ 3: THỜI KÌ VĂN LANG - ÂU LẠC
1. Phát minh ra thuật luyện kim
- Nhờ nghề làm gốm phát triển con người đã phát minh ra thuật luyện kim
- Người Phùng Nguyên, Hoa lộc là cư dân đầu tiên tìm ra thuật luyện kim
- Kim loại được dùng đầu tiên là đồng
- Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước phát triển trong chế tác công cụ sản xuất, làm cho sản xuất phát triển
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước.
- Mang lại nguồn lương thực dồi dào cho con người
- Từ đây con người có thể sống định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn
- Cuộc sống của con người ngày càng trở nên ổn định hơn, phát triển hơn về cả vật chất và tinh thần
3. Nhà nước Văn Lang ra đời
- Khoảng cuối TK VIII – đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung đã hình thành những bộ lạc lớn, gẫn gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế
- Sản xuất phát triển.
- Trong các chiềng, chạ có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giàu nghèo đã nảy sinh.
- Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực các con sông lớn gặp nhiều khó khăn: lũ, lụt.
4. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
· Đời sống vật chất:
- Ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, đậu, thịt, cá…. Biết sử dụng gia vị trong các bữa ăn
- Ở: nhà sàn mái cong hình thuyền, có cầu thang lên xuống để tránh thú dữ
- Mặc: nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy áo xẻ giữa, tóc cắt ngắn, hoặc để búi
- Đi lại: chủ yếu bằng thuyền
· Đời sống tinh thần:
- Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nô tỳ, sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc
- Thường tổ chức các lễ hội vui chơi ca hát
- Phong tục tập quán: ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng bánh giầy…
ð Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang hòa quyện nhau trong con người Lạc Việt tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc
5. Cộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà năm 179 TCN
· Diễn biến:
- Năm 207 TCN nhà Tần suy yếu Tiệu Đà cắt 3 quận thành lập nước Nam Việt, rồi đêm quân đánh xuống Âu Lạc
- Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã giữ vững nền độc lập
- Không thể đánh bại được Âu Lạc nên Triệu Đà xin giảng hòa và dung kế chia rẽ nội bộ nước ta
- Năm 179 TCN Triệu Đà lại sai quân sang đánh chiếm nước ta, An Dương Vương chủ quan không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi nên thất bại nhanh chóng
- Nước ta rơi vào ách đô hộ của Triệu Đà
· Nguyên nhân thất bại: do An Dương Vương chủ quan thiếu cảnh giác, nội bọ mất đoàn kết