Trang Dimple

New member
Xu
38
Một phụ huynh viết cho tôi: “Chúng tôi biết rằng giáo dục STEM là quan trọng nhưng dù chúng tôi có dành bao nhiêu giờ việc giúp đứa con năm tuổi học toán, nó vẫn không thích toán. Chúng tôi sợ rằng con trai chúng tôi có thể không học giỏi trong Khoa học và Công nghệ khi nó vào trung học và đại học. Thầy có gợi ý gì không?”


Đáp: Việc dạy toán cho trẻ em là không dễ vì não của chúng còn chưa phát triển đầy đủ. Thay vì dạy toán theo kinh nghiệm truyền thống, bạn nên hội tụ vào cái gì đó dễ làm cho cháu quan tâm tới con số trước khi yêu cầu cháu giải bài toán. Vào độ tuổi này, bạn KHÔNG nên cho cháu làm việc với bài toán toán học mà cần biến nó thành kinh nghiệm hay “trò chơi” mà cả bạn và cháu có thể cùng chơi.

Chẳng hạn: “Nói cho bố có bao nhiêu quả chuối?” Sau khi cháu trả lời, bạn có thể hỏi: “Nếu bố thêm ba quả chuối nữa thì có bao nhiêu quả chuối?” Bằng việc chơi cộng hay trừ các đối tượng cùng con bạn, bạn có thể làm cho toán học thành vui và dễ. Tất nhiên, bạn có thể dùng bất kì cái gì mà trẻ em thích như quả, sỏi, tiền, sách, đồ chơi, con vật, cây cối, xe hơi và để cháu đếm số các đối tượng bạn có sẵn.

Toán là dễ dạy khi bạn dùng các đối tượng vật lí và để chúng đếm, cộng, trừ và nhân hơn là dùng các con số như 1, 2, 3, 4 …. v.v. Bạn có thể cho phép đứa trẻ cắt quả hay bánh thành từng mảnh để dạy chúng cách cộng và trừ phân số. Chẳng hạn, 1/4 cái bánh + 1/4 cái bánh = 1/2 cái bánh. Gắn các mảnh lại với nhau cho cháu thấy một nửa cái bánh.

Bạn nên dùng toán trong các hoạt động hàng ngày của bạn để làm cho con bạn quan tâm trong việc chơi với bạn, chẳng hạn: “Bao nhiêu xe hơi sơn xanh đi qua trước nhà chúng ta bây giờ? Với $1 mua được một cái bánh, chúng ta có thể mua được bao nhiêu bánh khi chúng ta có $5? Có sáu quả cam trong cái hộp này, nếu con ăn hai quả thì còn lại bao nhiêu?” Nếu bạn chỉ ra cho cháu toán học có thể là vui đùa thế nào, cháu sẽ thu được nhiệt tình học và một khi cháu thích học, không có điểm dừng cho cháu học hỏi thêm.

Điều quan trọng là
dành thời gian để “chơi” với con bạn vì con bạn học từ tương tác với bạn cho nên ĐỪNG làm toán học thành cái gì đó khó mà làm nó thành hoạt động thích thú. Trẻ nhỏ sẽ học nhiều hơn khi cả gia đình quan tâm trong việc chơi cùng vì cháu sẽ coi đây là trò chơi vui để chơi. Mặt khác, bạn có thể tạo ra sợ toán trong con bạn nếu bạn làm nó thành bổn phận hay cái gì đó cháy phải làm.

Hàng nghìn năm trước, Pythagoras, triết gia Hi Lạp đã viết: “Nếu ông muốn con ông đọc, thì ông phải đọc trước hết. Nếu ông muốn con ông thích toán, ông phải thích toán trước hết. Trẻ con học chủ yếu từ bố mẹ chúng cho nên điều ông muốn con ông làm, ông phải làm nó trước hết.”

Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
 
Lời khuyên về đi học nước ngoài
Trong vài tuần qua, tôi nhận được nhiều emails từ các bậc cha mẹ hỏi về lời khuyên liên quan tới việc đi học ở các trường của Mĩ. Một số người muốn cho con cái họ theo học ở các đại học hàng đầu (như, Harvard, Stanford, Yale, Princeton, MIT, Carnegie Mellon và Cornell, v.v.) Vì tôi không thể trả lời được từng email riêng, tôi muốn dùng blog này để trả lời cho một số trong các mối quan tâm của họ.

Mặc dầu con bạn có thể học tốt ở trung học, đỗ kì thi vào bắt buộc với điểm cao, có kĩ năng tiếng Anh tốt nhưng học tốt ở đại học, đặc biệt ở nước ngoài, đòi hỏi nhiều hơn chỉ những điều họ học trong trường trung học. Họ phải được chuẩn bị cho thách thức học trong hệ thống giáo dục và môi trường khác cũng như họ trưởng thành thế nào để chịu trách nhiệm về hành động của họ.

Yếu tố thách thức nhất cho bất kì bố mẹ nào là chọn “đại học đúng” cho con cái họ. Có nhiều chọn lựa (như trường công hay tư, đại học vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận; truyền thống hay trực tuyến; lớn hay nhỏ, v.v.) Lời khuyên của tôi là cả bạn và con bạn cần nghiên cứu cẩn thận nhiều đại học TRƯỚC KHI xin vào vì điều đó sẽ cần thời gian và nỗ lực.

Một số bố mẹ muốn con cái họ vào đại học tốt nhất mà không tính tới tính chọn lọc dữ dội trong quá trình xét tuyển. Mỗi năm, hàng trăm nghìn sinh viên xin vào Havard, Yale, Stanford, Berkeley, Carnegie Mellon, hay MIT và phần lớn đơn xin đã bị bác bỏ. Tôi thường tự hỏi tại sao nhiều bố mẹ muốn con cái họ vào những đại học nổi tiếng này, khi biết rằng trên 90 phần trăm đơn xin của họ có thể bị bác bỏ? Nhiều người tin rằng các trường danh giá này sẽ tạo ra khác biệt lớn trong nghề nghiệp của con cái họ. Sự kiện là nghề nghiệp thành công của người tốt nghiệp đại học tuỳ thuộc vào tri thức và kĩ năng của họ và họ vận hành tốt thế nào trong việc làm của họ, KHÔNG phụ thuộc vào bằng cấp từ trường họ tham dự.

Vài năm trước đây, khi dạy ở châu Á, tôi đã gặp một số phụ huynh tự hào rằng con cái họ đã tham dự các trường hàng đầu này. Họ bảo tôi: “Con trai tôi học ở Harvard.” Hay “Con gái tôi đang học ở Stanford.” Tôi hiểu về “tự hào” của họ về việc có con học ở những trường này. Nhưng là một giáo sư trong một trong những trường này, tôi đã thấy những vấn đề mà con cái họ không nói cho họ. Chẳng hạn, bao nhiêu phụ huynh biết liệu con họ đang phát triển hay đang vật lộn ở những trường này? Hay họ đang phải chịu đựng bao nhiêu căng thẳng trong môi trường cạnh tranh dữ dội? Không ai hoài nghi bằng cấp danh giá từ các đại học này nhưng có nhiều sức ép ở đó nữa. Đôi khi, chương trình đào tạo nặng có thể tràn ngập sinh viên nếu người đó không được chuẩn bị. Quan điểm của tôi là các đại học hàng đầu KHÔNG dành cho mọi người. Được nhận vào là một chuyện, nhưng học tốt là chuyện khác. Tôi đã thấy nhiều sinh viên vật lộn, thất bại và cuối cùng bị đuổi và điều đó có thể phá huỷ tâm lí của họ. Kiểu thất bại đó có thể đeo bám dai dẳng một thời gian dài và có thể không bao giờ được chữa lành.

Lời khuyên của tôi là cả bố mẹ và con cái họ nên thảo luận kĩ lưỡng về xin vào trường nào. Điều cũng quan trọng là có bản kế hoạch nghề nghiệp sẵn sàng để đặt chiều hướng cho việc học tập, đặc biệt nếu con còn chưa đủ trưởng thành hay vẫn còn không chắc về mục đích giáo dục của họ. Học tập ở đại học nước ngoài là đầu tư chính dưới dạng thời gian, tiền bạc và nỗ lực và bố mẹ cùng con cái phải nghiên cứu cẩn thận bằng việc nhìn vào một số yếu tố chính như sự khắt khe của chương trình đào tạo (như sinh viên phải dành bao nhiêu thời gian để học mỗi tuần? Sinh viên được mong đợi đọc bao nhiêu? Kiểu phương pháp đào tạo nào được dùng như đọc bài giảng truyền thống hay học chủ động nơi sinh viên học theo nhóm? Tỉ lệ giữa các thầy trong khoa và sinh viên là gì? Số việc sắp đặt của sinh viên là gì? Bao nhiêu đơn vị được cần cho tốt nghiệp trong lĩnh vực học tập? Bao nhiêu sinh viên nước ngoài đang học tại trường đó, v.v.)

Lời khuyên của tôi cho các bố mẹ là cần suy nghĩ kĩ về liệu những đại học này có khớp với mục đích cá nhân và mục đích nghề nghiệp của con các bạn không. Có nhiều đại học xuất sắc khác mà họ có thể xin vào, không có tên nổi tiếng mà họ phải nghiên cứu dùng thông tin từ việc xếp hạng các trường như U.S. News và World Report về danh tiếng và sự xuất sắc hàn lâm của trường. Tìm ra “trường đúng” cho con bạn có thể tạo ra khác biệt lớn cho thành công tương lai của họ. Tất nhiên, nếu con bạn giỏi và đã học tốt ở trung học, con bạn nên xin vào “trường mơ ước” nhưng đừng quên xin vào các trường khác nữa. Bạn có thể có cơ hội tốt hơn để được nhận vào ở đó hơn là ở các trường hàng đầu.

Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top