Không ít đại diện Sở GD-ĐT cho rằng, để triển khai có hiệu quả công tác
phòng chống đuối nước và thực hiện thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học không đơn giản, do còn liên quan đến kinh phí và nhân lực thực hiện.
Tai nạn vì đuối nước là tai nạn hay mắc phải và dẫn tới tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em (so với các tai nạn khác), nên việc dạy bơi cho học sinh trong các trường tiểu học trở thành một nhu cầu bức thiết.
Khi nhận được văn bản hướng dẫn triển khai công tác phòng chống đuối nước và thực hiện thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015 của Bộ GD-ĐT, đại diện nhiều Sở GD-ĐT cũng như các trường tiểu học tỏ ra rất vui. Bởi lẽ, đây chính là giải pháp hữu hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do đuối nước gây ra đối với HS. Tuy nhiên, không ít người cũng cho rằng, để triển khai có hiệu quả là không đơn giản, do còn liên quan đến kinh phí và nhân lực thực hiện.
Nhu cầu bức thiết
Theo ông Lê Hữu Bình, Hiệu phó trường Tiểu học Thạnh An, (Cần Giờ, TP HCM), Cần Giờ là địa bàn nhiều sông nước nhưng số học sinh biết bơi không nhiều. “Trường Tiểu học Thạnh An nằm trên xã đảo của huyện Cần Giờ. Hằng ngày, HS đi học phải đi đò qua sông. Vào tháng 9, tháng 10 có khi mực nước dâng đến 2m, cầu gỗ thì mục nát, HS rất dễ trượt té”, ông Bình cho biết.
Bà Lê Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng trường tiểu học Lam Sơn (Thanh Sơn, Định Quán, Đồng Nai) cũng cho hay, dịp tựu trường cũng là mùa nước sông La Ngà dâng cao nhất, trong khi muốn tới trường, HS buộc phải qua sông. Những năm qua, dòng sông La Ngà đã cướp đi nhiều sinh mạng của người dân, trong đó có nhiều trẻ em. Gần đây nhất là vụ 2 HS trường THCS Thanh Sơn bị chết đuối vì lật đò. “Học sinh ở đây em nào hay ra sông, ra suối bắt cá thì may ra biết bơi, chứ số học sinh sống sâu trong nương rẫy của xã thì chịu”, bà Mai nói và cho biết thêm, mặc dù nhu câpf trở nên rất bức thiết, song Trường không có đủ điều kiện để xây hồ bơi và thuê giáo viên về dạy.
Tương tự, ông Phạm Trương, Trưởng phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT Quảng Bình cho biết: “Ở Quảng Bình năm nào cũng có tai nạn chìm đò, học sinh chết đuối vì đường đến trường của các em phải đi qua nhiều kênh rạch, sông ngòi. Gần đây nhất là vụ chìm đò ngày 30 Tết làm 47 người chết và mất tích, trong đó có 7 HS tiểu học”. Theo ông Trương, mặc dù có trung tâm thể dục - thể thao quốc gia nhưng Quảng Bình không thể tổ chức dạy bơi cho tất cả HS, trong khi các trường học thì không trường nào có điều kiệu để xây bể bơi.
Ưu tiên HS vùng sông nước
Theo văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, trong giai đoạn từ 2010 - 2015, các tỉnh, TP trực thuộc TƯ sẽ triển khai thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học, tập trung vào khối lớp 4, mở rộng dạy cho học sinh khối lớp 3, lớp 5. Tuy nhiên, trao đổi với Đất Việt, đại diện một số trường, và Sở GD-ĐT cho rằng, nên ưu tiên cho HS ở những vùng sông nước.
Ông Châu Văn Cân, Trưởng phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cũng đề xuất: “Bộ cần có những giải pháp ưu tiên hỗ trợ cho những tỉnh có có tỷ lệ học sinh bị tai nạn đuối nước cao”. Cho rằng việc dạy bơi nhằm phòng chống tai nạn đuối nước là hết sức cần thiết, song Bộ cần phải có kế hoạch chi tiết hơn, đặc biệt là về vấn đề hỗ trợ kinh phí và nhân lực. “Nếu không, các trường và Sở GD-ĐT không thể nào tự “bơi” được!”, ông Cân nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học TP HCM cho rằng, ưu tiên dạy bơi cho hoc sinh vùng sông nước là hết sức cần thiết. “Đối với học sinh sống ở thành phố hoặc vùng rừng, núi, theo tôi nên dạy cho các em kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp khi đi thuyền, đò”. Ngoài ra, theo ông Điệp, việc xây dựng hồ bơi trong trường học cũng như tìm kiếm giáo viên huấn luyện rất cần có sự hỗ trợ của địa phương như UBND, Phòng GD quận huyện, các trung tâm thể dục thể thao.
Theo Đất việt.
phòng chống đuối nước và thực hiện thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học không đơn giản, do còn liên quan đến kinh phí và nhân lực thực hiện.
Tai nạn vì đuối nước là tai nạn hay mắc phải và dẫn tới tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em (so với các tai nạn khác), nên việc dạy bơi cho học sinh trong các trường tiểu học trở thành một nhu cầu bức thiết.
Khi nhận được văn bản hướng dẫn triển khai công tác phòng chống đuối nước và thực hiện thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015 của Bộ GD-ĐT, đại diện nhiều Sở GD-ĐT cũng như các trường tiểu học tỏ ra rất vui. Bởi lẽ, đây chính là giải pháp hữu hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do đuối nước gây ra đối với HS. Tuy nhiên, không ít người cũng cho rằng, để triển khai có hiệu quả là không đơn giản, do còn liên quan đến kinh phí và nhân lực thực hiện.
Nhu cầu bức thiết
Theo ông Lê Hữu Bình, Hiệu phó trường Tiểu học Thạnh An, (Cần Giờ, TP HCM), Cần Giờ là địa bàn nhiều sông nước nhưng số học sinh biết bơi không nhiều. “Trường Tiểu học Thạnh An nằm trên xã đảo của huyện Cần Giờ. Hằng ngày, HS đi học phải đi đò qua sông. Vào tháng 9, tháng 10 có khi mực nước dâng đến 2m, cầu gỗ thì mục nát, HS rất dễ trượt té”, ông Bình cho biết.
Bà Lê Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng trường tiểu học Lam Sơn (Thanh Sơn, Định Quán, Đồng Nai) cũng cho hay, dịp tựu trường cũng là mùa nước sông La Ngà dâng cao nhất, trong khi muốn tới trường, HS buộc phải qua sông. Những năm qua, dòng sông La Ngà đã cướp đi nhiều sinh mạng của người dân, trong đó có nhiều trẻ em. Gần đây nhất là vụ 2 HS trường THCS Thanh Sơn bị chết đuối vì lật đò. “Học sinh ở đây em nào hay ra sông, ra suối bắt cá thì may ra biết bơi, chứ số học sinh sống sâu trong nương rẫy của xã thì chịu”, bà Mai nói và cho biết thêm, mặc dù nhu câpf trở nên rất bức thiết, song Trường không có đủ điều kiện để xây hồ bơi và thuê giáo viên về dạy.
Tương tự, ông Phạm Trương, Trưởng phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT Quảng Bình cho biết: “Ở Quảng Bình năm nào cũng có tai nạn chìm đò, học sinh chết đuối vì đường đến trường của các em phải đi qua nhiều kênh rạch, sông ngòi. Gần đây nhất là vụ chìm đò ngày 30 Tết làm 47 người chết và mất tích, trong đó có 7 HS tiểu học”. Theo ông Trương, mặc dù có trung tâm thể dục - thể thao quốc gia nhưng Quảng Bình không thể tổ chức dạy bơi cho tất cả HS, trong khi các trường học thì không trường nào có điều kiệu để xây bể bơi.
Ưu tiên HS vùng sông nước
Theo văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, trong giai đoạn từ 2010 - 2015, các tỉnh, TP trực thuộc TƯ sẽ triển khai thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học, tập trung vào khối lớp 4, mở rộng dạy cho học sinh khối lớp 3, lớp 5. Tuy nhiên, trao đổi với Đất Việt, đại diện một số trường, và Sở GD-ĐT cho rằng, nên ưu tiên cho HS ở những vùng sông nước.
Ông Châu Văn Cân, Trưởng phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cũng đề xuất: “Bộ cần có những giải pháp ưu tiên hỗ trợ cho những tỉnh có có tỷ lệ học sinh bị tai nạn đuối nước cao”. Cho rằng việc dạy bơi nhằm phòng chống tai nạn đuối nước là hết sức cần thiết, song Bộ cần phải có kế hoạch chi tiết hơn, đặc biệt là về vấn đề hỗ trợ kinh phí và nhân lực. “Nếu không, các trường và Sở GD-ĐT không thể nào tự “bơi” được!”, ông Cân nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học TP HCM cho rằng, ưu tiên dạy bơi cho hoc sinh vùng sông nước là hết sức cần thiết. “Đối với học sinh sống ở thành phố hoặc vùng rừng, núi, theo tôi nên dạy cho các em kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp khi đi thuyền, đò”. Ngoài ra, theo ông Điệp, việc xây dựng hồ bơi trong trường học cũng như tìm kiếm giáo viên huấn luyện rất cần có sự hỗ trợ của địa phương như UBND, Phòng GD quận huyện, các trung tâm thể dục thể thao.
Theo Đất việt.