Chien Tong
New member
- Xu
- 33
Mô tả
Lách to được định nghĩa với “tiêu chuẩn vàng” là tính được khối lượng của lách (sau phẫu thuật cắt lách) khoảng 50-250g, con số này giảm dần theo tuổi. Dấu hiệu lách to thường được phát hiện khi sờ nắn thành bụng lúc thăm khám và/hoặc qua siêu âm.
Lá láchNguyên nhân
Có nhiều hệ cơ quan và quá trình bệnh lý khác nhau gây lách to. Các nguyên nhân có thể được trình bày trong bảng bên dưới.
Cơ chế
Cơ chế của hầu hết các nguyên nhân gây dấu hiệu lách to có thể được chia thành:
Gia tăng hay đáp ứng miễn dịch quá mức gây nên hiện tượng phì đại lách.
Lách to do đáp ứng với tình trạng tăng phá hủy hồng cầu.
Sung huyết do đáp ứng với việc máu ứ đọng nhiều ở lách.
Bệnh rối loạn tăng sinh tủy nguyên phát.
Rối loạn thâm nhiễm lắng đọng các thành phần không thuộc lách ở trong lách.
Bệnh lý u
Phì đại do đáp ứng miễn dịch
Liên quan đến tình trạng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, CMV, HIV và các nhiễm trùng khác. Trong thời gian tăng đáp ứng miễn dịch, lách tăng kích thước và chức năng để làm nơi chứa cho bạch cầu mới tăng sinh và trưởng thành.
Tăng phá hủy hồng cầu
Như trong bệnh hồng cầu hình cầu di truyền (hereditary spherocytosis), thiếu men G6PD, beta-thalassaemia.
Trong cơ chế này, lách tăng phá hủy hồng cầu do sự tăng hoạt động miễn dịch trong quá trình trưởng thành của lympho bào, chúng sẽ tấn công tế bào hồng cầu và gây nên hiện tượng phì đại lách. Bên cạnh đó sự tăng sản các tế bào trong xoang lách phải xảy ra nhằm đáp ứng với tình trạng tăng phá hủy hồng cầu.
Tình trạng sung huyết lách
Không kế đến những nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa, khi tăng áp lực tĩnh mạch cửa xuất hiện, dòng máu sẽ chảy ngược chiều về các mạch máu trong đó có tĩnh mạch lách. Cùng với tăng áp lực tĩnh mạch cửa, máu ứ đọng trong lách do bị dồn ngược sẽ làm lách to ra. Cũng có những giả thuyết và bằng chứng cho rằng việc hồi lưu tĩnh mạch bị suy giảm có thể dẫn đến tăng phá hủy hồng cầu và tăng cường các hoạt động thực bào trong lách, điều này sẽ góp phần gây ra hiện tượng cường lách.
Bệnh rối loạn tăng sinh tủy
Có nhiều yếu tố góp phần gây nên dấu hiệu lách to trong rối loạn tăng sinh tủy:
Tăng số lượng hồng cầu trong lách
Tăng sinh mạch máu ở lách
Tăng sinh tế bào trong lách
Phát triển các thành phần của hệ lưới
Phát triển các thành phần thuộc hệ lympho trong lách
Những yếu tố góp phần làm tăng kích thước của lách đề phụ thuộc vào nhau và ở một chừng mực nào đó, đều cùng một dòng tế bào tăng sinh. Trong một nghiên cứu về các bệnh nhân mắc chứng đa hồng cầu nguyên phát, nguyên nhân làm tăng kích thước lách được cho là do tăng sinh mạch máu ở trong lách; trong xơ hóa tủy xương và bệnh bạch cầu dạng tế bào lông, lách to có liên quan tới cả hai nguyên nhân tăng sinh mạch máu và tế bào của lách; trong khi đó đối với bệnh bạch cầu hạt mạn tính, lách to chủ yếu là do tăng sản tế bào hơn là tăng sinh mạch máu.
Ý nghĩa
Tuy rằng đôi lúc khó sờ được lách nhưng nếu sờ được rõ ràng thì chắc chắn có liên quan đến chứng lách to với độ nhạy 18-78%, độ đặc hiệu 89-99%.
Lách to được định nghĩa với “tiêu chuẩn vàng” là tính được khối lượng của lách (sau phẫu thuật cắt lách) khoảng 50-250g, con số này giảm dần theo tuổi. Dấu hiệu lách to thường được phát hiện khi sờ nắn thành bụng lúc thăm khám và/hoặc qua siêu âm.
Lá lách
Có nhiều hệ cơ quan và quá trình bệnh lý khác nhau gây lách to. Các nguyên nhân có thể được trình bày trong bảng bên dưới.
Cơ chế
Cơ chế của hầu hết các nguyên nhân gây dấu hiệu lách to có thể được chia thành:
Gia tăng hay đáp ứng miễn dịch quá mức gây nên hiện tượng phì đại lách.
Lách to do đáp ứng với tình trạng tăng phá hủy hồng cầu.
Sung huyết do đáp ứng với việc máu ứ đọng nhiều ở lách.
Bệnh rối loạn tăng sinh tủy nguyên phát.
Rối loạn thâm nhiễm lắng đọng các thành phần không thuộc lách ở trong lách.
Bệnh lý u
Phì đại do đáp ứng miễn dịch
Liên quan đến tình trạng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, CMV, HIV và các nhiễm trùng khác. Trong thời gian tăng đáp ứng miễn dịch, lách tăng kích thước và chức năng để làm nơi chứa cho bạch cầu mới tăng sinh và trưởng thành.
Tăng phá hủy hồng cầu
Như trong bệnh hồng cầu hình cầu di truyền (hereditary spherocytosis), thiếu men G6PD, beta-thalassaemia.
Trong cơ chế này, lách tăng phá hủy hồng cầu do sự tăng hoạt động miễn dịch trong quá trình trưởng thành của lympho bào, chúng sẽ tấn công tế bào hồng cầu và gây nên hiện tượng phì đại lách. Bên cạnh đó sự tăng sản các tế bào trong xoang lách phải xảy ra nhằm đáp ứng với tình trạng tăng phá hủy hồng cầu.
Tình trạng sung huyết lách
Không kế đến những nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa, khi tăng áp lực tĩnh mạch cửa xuất hiện, dòng máu sẽ chảy ngược chiều về các mạch máu trong đó có tĩnh mạch lách. Cùng với tăng áp lực tĩnh mạch cửa, máu ứ đọng trong lách do bị dồn ngược sẽ làm lách to ra. Cũng có những giả thuyết và bằng chứng cho rằng việc hồi lưu tĩnh mạch bị suy giảm có thể dẫn đến tăng phá hủy hồng cầu và tăng cường các hoạt động thực bào trong lách, điều này sẽ góp phần gây ra hiện tượng cường lách.
Bệnh rối loạn tăng sinh tủy
Có nhiều yếu tố góp phần gây nên dấu hiệu lách to trong rối loạn tăng sinh tủy:
Tăng số lượng hồng cầu trong lách
Tăng sinh mạch máu ở lách
Tăng sinh tế bào trong lách
Phát triển các thành phần của hệ lưới
Phát triển các thành phần thuộc hệ lympho trong lách
Những yếu tố góp phần làm tăng kích thước của lách đề phụ thuộc vào nhau và ở một chừng mực nào đó, đều cùng một dòng tế bào tăng sinh. Trong một nghiên cứu về các bệnh nhân mắc chứng đa hồng cầu nguyên phát, nguyên nhân làm tăng kích thước lách được cho là do tăng sinh mạch máu ở trong lách; trong xơ hóa tủy xương và bệnh bạch cầu dạng tế bào lông, lách to có liên quan tới cả hai nguyên nhân tăng sinh mạch máu và tế bào của lách; trong khi đó đối với bệnh bạch cầu hạt mạn tính, lách to chủ yếu là do tăng sản tế bào hơn là tăng sinh mạch máu.
Ý nghĩa
Tuy rằng đôi lúc khó sờ được lách nhưng nếu sờ được rõ ràng thì chắc chắn có liên quan đến chứng lách to với độ nhạy 18-78%, độ đặc hiệu 89-99%.