Dấu chân người làm thiện nguyện

H

HuyNam

Guest
DẤU CHÂN NGƯỜI LÀM THIỆN NGUYỆN - DẤU CHÂN NGƯỜI LÀM THIỆN NGUYỆN TRẺ - TUỔI TRẺ VÀ DẤU CHÂN NGƯỜI LÀM THIỆN NGUYỆN

Thiện nguyện là gì?

Nguyện trong chữ tự nguyện. Thiện nguyện nghĩa là tự giác làm việc thiện và nguyện (ước nguyện) làm việc thiện. Đây là định nghĩa của
tớ

Tình nguyện viên thiện nguyện là gì?

Tình nguyện viên là người tình nguyện làm một công việc gì đó không lấy lương, không kể công. Tình nguyện viên thiện nguyện là người nguyện cống hiến công sức của mình cho những việc làm tốt lành (việc thiện), bằng cả trái tim, cả tấm lòng.

Ai ai cũng thừa biết thiện nguyện là từ tâm mà ra, thiện nguyện có rất nhiều cách và chúng ta vẫn đã thường xuyên va chạm hằng ngày, mọi phương diện, hình thức tuy khác nhau nhưng tất cả đều mang một cái “tâm” thiện nguyện.

View attachment 15458


Trong cuộc sống thường ngày bạn gặp rất nhiều tình huống mà bạn đã không làm gì bằng hành động nhưng suy nghĩ của bạn thì không phải vậy. Ví dụ: bạn thấy một thanh niên đi xe đụng phải một cụ già, cụ già đứng lên và nói là không sao. Bạn tự nghĩ tại sao không bắt người thanh niên đó có trách nhiệm hỏi thăm hoặc lo lắng cho cụ già hoặc phải gửi chút tiền thuốc, … những suy nghĩ mà bạn đang cảm thấy bất công đó chính là một hình thức “biến dị” của cái “thiện”.

Không phải là người giàu có thì mới làm thiện nguyện, mọi người đều có bổn phận với xã hội khi vẫn đang tồn tại trong xã hội đó. Khi bạn lượm một hòn gạch giữa đường để không ai bị vấp là bạn đang làm thiện nguyện, khi bạn san sẻ tài sản của mình cho người không may mắn là bạn đang làm thiện nguyện. <= sự “biến dị” của cái thiện sẽ mau chóng lan tỏa trong bạn và bạn chỉ cần điều nghiêng nó theo hướng “chánh” là bạn đã tạo thật tốt cho mình một tinh thần “thiện nguyện”

View attachment 15459

Nếu nói các bạn đi làm thiện nguyện là những người tốt, các bạn không nhất định là người tốt. Nếu nói các bạn không đi thiện nguyện là người xâu, các bạn không nhất định là người xấu. Tại sao? Bởi vì “tiêu chuẩn” nhận định tốt xấu của xã hội hiện tại đang bị méo mó bởi, vì, tại.

Những người làm thiện nguyện họ đi tới đâu rừng cây phủ xanh tới đó. xóm nghèo liền có ánh lửa đêm đông.


.......


HuyNam nhóm thiện nguyện : Nguyện Ước Hồng
 
Tôi đến bên một em đang ngồi trên tấm thảm. Một bé trai, nhìn khá hơn các em khác về hình thể. Tôi đưa gói bánh cho em. Em chẳng có phản ứng. Tôi cầm tay em, đặt gói bánh vào đó. Tôi buông tay ra, gói bánh cũng buông theo.Tôi thực sự hụt hẫng.

View attachment 15460
Tôi lặng lẽ bước ra cửa,có hai em ở phía trong đứng dậy. Gương mặt hai em khác lạ, vừa mừng, vừa như sợtôi đi mất. Hai em cứ giang bàn tay ra hướng về phía tôi như muốn níu kéo, giữtôi ở lại. Ở trong cở sở Thiên Phước này, nhiều em có hoàn cảnh gia đình khókhăn đặc biệt. Cha mẹ gửi con vào đây, rất muốn thi thoảng lên thăm con nhưngkhông có tiền để mua tàu, xe, đành chịu. Các em có lẽ nhớ gia đình nên mỗi lầncó người lạ đến là các em mừng như thể có cha mẹ đến thăm. Đó có thể là lý docác Em sợ tôi đi mất. Tôi quay lại, lặng nhìn hai Em. Các Em nhìn tôi thiện cảm.Tôi đưa tay lên xoa đầu hai Em rồi bước ra khỏi phòng thật nhanh để các Em khỏibịn rịn.Thương các Em đến nao lòng.

View attachment 15461
Phần đông các Em được gửi vào cơ sở Thiên Phước đều có hoàn cảnh gia đình éo le và khó khăn. Cha mẹ các Em ở xa , đời sống chật vật, không đủ tiền mua tàu xe để đến thăm con. Thiên Phước gồng mình để chăm sóc cho các Em đã khó, lấy đâu ra tiền hổ trợ cho người thân của các Em. Đó thực sự là một thiệt thòi cho các Em, nhất là những Em nhỏ tật nguyền nhưng còn cảm nhận được. Đôi khi các Em buồn. Những nỗi buồn nhớ nhà, nhớ cha mẹ không thể nguôi ngoai. Giá như có sự động viên thăm hỏi thường xuyên của gia đình, của bố mẹ chắc chắn giúp cho sự nuôi dưỡng và chăm sóc các Em sẽ tốt hơn.

View attachment 15462View attachment 15463
HuyNam: Nụ cười nhân sinh
 
Người xưa thường nói “Còn cha, còn mẹ thì hơn. Không cha không mẹ như đờn đứt dây...”. Thế nhưng có những đứa trẻ đường phố bơ vơ, từ nhỏ thiếu vắng tình mẫu tử thiêng liêng đã được xóa mù chữ, được ăn no mặc ấm nhờ một gia đình tốt bụng hiện ở trọ tại số 1B khu phố 5, đường Liên khu 5-11-12, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TPHCM

Hỏi về cơ duyên của lớp học nghèo, ông Đoàn Minh Hùng - người đứng lớp - nhớ lại, cách đây ba năm bà Chi, vợ ông, vừa tan buổi chợ trở về căn phòng thuê trong con hẻm nhỏ, ông cũng vừa dựng chiếc xe đạp cọc cạch nơi góc nhà sau buổi rong ruổi qua các chợ sửa cân dạo, bất chợt một cậu bé chừng năm tuổi, nhỏ thó, lem luốc, tay cầm tập vé số còn hơn phân nửa lếch thếch bước đến chào. Hỏi chuyện và biết cháu mù chữ, thế là ý tưởng lớp học xóa mù ra đời từ đó

Việc học ban đầu gian nan lắm, các cháu thường xuyên vắng mặt vì còn phải đi kiếm tiền, cả lớp chỉ có 2 - 3 cháu. Vậy là hai vợ chồng ông Hùng thay nhau đến từng nhà vận động để phụ huynh quan tâm hơn. Được vài hôm nhiều cháu vẫn bỏ lớp vì “đói và mệt lắm, đi bán vé số còn có tiền mua cơm”. Một lần nữa, cả gia đình lại bàn nhau bán ngôi nhà nhỏ ở Vũng Tàu, được ít tiền, ông dồn hết mở quán cơm chay, giá chỉ 8 ngàn đồng/suất, vừa giúp những người nghèo vừa lo cho các cháu ấm bụng sau mỗi buổi học. Lớp vì thế ngày một đông thêm, có thời điểm đến 80 cháu. Tập, viết, sách giáo khoa... tất tần tật, gia đình đều chu toàn. Tùng, con trai lớn của ông, khi rảnh thường lân la xin sách giáo khoa cũ về dạy cho tụi nhỏ.

Quê ở Bà Rịa-Vũng Tàu, khó khăn quá, gia đình ông đùm túm đưa nhau lên Sài Gòn làm mướn. Vợ chồng lăn lộn đủ thứ nghề, vất vả mấy vẫn quyết lo cho các con học hành đầy đủ: ngoài Tùng vừa tốt nghiệp đại học, còn cậu út đang học lớp 6, năm nào cũng đạt loại giỏi. “Ngày trước tôi từng ước rằng giá mình đừng nghèo thế này để lo cho bữa cơm của các cháu đầy đủ hơn. Nhưng giờ chỉ mong sao mình khỏe mạnh để có sức gánh gồng, chứ bệnh rồi các cháu sẽ ra sao...”, nói đến đây, người đàn ông 54 tuổi nghẹn giọng.

Hiện giờ lớp đã có 189 em, tớ cũng không mong gì hơn, không dám mơ tất cả 189 em này sẽ trở thành kỹ sư doanh nhân hay bác sĩ mà chỉ mơ chúng nên người.
 
Tết Trung thu trong mỗi chúng ta là những kỷ niệm đẹp gắn liền với thời thơ ấu. Đó không chỉ là ngày Tết của thiếu nhi mà đó là ngày Tết sum họp, đoàn viên của gia đình, quây quần bên mâm cỗ nhỏ.

Những ngày đầu thu, trời vẫn còn nắng nóng, những cơn gió chưa ùa về thổi tung những đám bụi trên con đường làng. Bầu trời chưa mang một màu xanh trong vắt và mặt hồ chưa có những gợn sóng nhỏ lăn tăn trên nền xanh biếc. Nhưng ta lại cảm thấy mùa thu đang khẽ đến mang bao hương vị của đất trời.

Mấy hôm nay trăng đẹp lắm. Ở quê, trăng rằm tròn vành vạnh, ánh lên dòng sông nhỏ trước nhà, sáng cả khóm tre già đong đưa trước ngõ. Soi sáng con đường làng đầy bụi đất. Ta thoảng nghe hương cúc, hương bưởi trong làn gió nhẹ. Thế là Trung thu sắp đến rồi.

Từ hồi còn bé xíu, sắp đến Trung thu, chúng tôi lại nôn nao vô cùng. Chiếc đèn lồng ông sao bọc giấy kiếng đủ màu với chúng tôi là món quà xa xỉ. Nhà đứa nào cũng nghèo, vì thế, cứ cách Trung thu cả tháng là chúng tôi tìm những vỏ hộp sữa, những thanh tre để “chế” những chiếc đèn Trung thu. Ba tôi, mặt dù rất bận rộn nhưng cách Rằm Trung thu nửa tháng là đi tìm những hạt bưởi phơi khô rồi xâu lại thành chuỗi treo trên góc bếp. Đến hôm Trung thu, ba sẽ chia cho mỗi đứa một xâu, tiếng hạt bưởi cháy lách tách vui tai quyện với mùi thơm hương bưởi có lẽ là ký ức đẹp nhất của tuổi thơ tôi. Mẹ sẽ chuẩn bị mâm cỗ. Cỗ dành cho trẻ con chỉ có vài thứ hoa quả như bưởi, mận, xoài, ổi, vài chiếc kẹo, những cái bánh hình thỏ, hình gà, hình mặt trăng… mà mẹ đã chuẩn bị từ mấy hôm trước, để khi trăng lên đó sẽ là một bữa tiệc thịnh soạn với lũ trẻ chúng tôi trong tiếng hát và những tiếng cười giòn tan.

Còn đâu đó có những học trò chỉ ước ao một trung thu thế này thôi, là một giáo viên theo chúng từng bước chân từng giấc ngủ...tôi lòng như lặng lại khi nhìn chúng.

Cảm ơn bạn Nguyễn Hằng và các bạn đã tới cùng với học trò hẻm nhỏ nhé chúc các bạn ngày càng làm nhiều điều thiện cho đời.


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Quả thật những việc làm có ý nghĩa, chúc các bạn sức khỏe, chia sẻ nhiều điều tốt đẹp hơn trên mỗi néo đường vùng quê các bạn đến.
 
Cảm xúc hồi hộp mong chờ của những ngày tôi qua đi. Nhưng trong tâm trí tôi giờ đây hình ảnh những nụ cười ấm áp, những cái vẫy tay thân thiết qua ô cửa kính của chiếc xe chở đầy tình nguyện từ thành phố đến với Đảo thiềng liềng vẫn còn nguyên vẹn.

View attachment 15662
TRỞ VỀ ĐẤT LIỀN TỪ ĐẢO THIỀNG LIỀNG

Mới đó mà hơn nửa chặng đường đã trôi qua. Giờ đây, chúng tôi đang hăng say tổ chức các hoạt động cho thanh niên, thiếu nhi và bà con nơi đây. Nhìn những gương mặt rạng rỡ tươi vui của họ khi đón chào những điều mới mẻ một cách thân thiện và hào hứng, chúng tôi như quên đi mọi vất vả mệt mỏi của mình mà thay vào đó là niềm hạnh phúc vô cùng.

Một nửa chặng đường trôi qua, Đảo thiềng liềng trước kia trong tôi là một vùng đất xa lạ thì giờ đây Đảo thiềng liềng trong tôi là những buổi đầu dân vận gian nan đường dài nắng xa; là hạnh phúc khi thấy người dân ở đây chuyển từ e dè sang tin tưởng; là tiếng hát lanh lảnh, tiếng cười khúc khích của trẻ thơ vang theo mỗi bước chân chúng tôi đi; là những trái bình bát, trái ổi, trái xoài của mấy bé hàng xóm. Và đặc biệt Đảo thiềng liềng mang lại cho tôi những người bạn, người đồng đội tuyệt vời.

Tình cảm của tôi với Đảo thiềng liềng càng sâu đậm thì trách nhiệm và lòng nhiệt huyết cũng lớn dần theo.Tôi thật sự tự hào về những gì mình làm được và sẽ nỗ lực hơn nữa cho những ngày sắp tới để những ngày dừng chân nơi mảnh đất này thật sự là những ngày ý nghĩa; để chúng tôi có thể truyền nhiệt huyết, sáng tạo, hi vọng, sự hiếu học cho các bé thiếu nhi và thanh niên nơi đây.

Giây phút này đây, tôi đang ngập tràn trong tình yêu thương của gia đình lớn và người dân Đảo thiềng liềng. Những ngày tình nguyện , chờ nhé! Chúng tôi sẽ hết mình làm nên những điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất.
 
Tôi được đi tham quan và xem nơi các em bé sơ sinh nằm ngủ. Chúng thật đáng yêu. Và tôi chợt nghĩ mình thật hạnh phúc khi có cả ba lẫn mẹ, được sống giữa tình yêu thương của gia đình.

Nhân từ thiện nguyện với tình thương
Đi bất cứ đâu khắp nẻo đường
Giúp đỡ cụ già không chỗ dựa
Chăm lo trẻ nhỏ chẳng nơi nương
Đưa người cơ nhỡ về quê cũ
Đón bé lang thang lại cố hương
Xóa đói giảm nghèo cho xã hội
Quan tâm săn sóc cháu trong trường

View attachment 15706
 
Bạn có bao giờ ngồi một mình thinh lặng và suy nghĩ về câu hỏi: “Bạn là ai? Tại sao bạn có mặt trên cõi đời này? Điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn?”. Câu trả lời tùy thuộc vào mục đích sống của bạn là gì. Nếu mục đích sống của bạn là sự giàu có thì tiền bạc là quan trọng nhất. Nếu đó là có được một địa vị cao trong cuộc sống thì sự thăng tiến trong sự nghiệp là điều quan trọng nhất. Còn nếu đó là hạnh phúc thì gia đình và tình yêu là quan trọng nhất.

Có một điều mà bạn cần biết đó là cần phải coi trọng các giá trị tinh thần, quan tâm đến những giá trị tinh thần sẽ làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất hơn là coi trọng đồng tiền. Tiến sĩ Vũ Minh Khương trong bài viết “Năm mới, nói chuyện đổi mới tư duy” có nhận xét: “Hầu hết các doanh nhân giàu có và có tiếng tăm lừng lẫy đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng say mê và tâm huyết tạo nên giá trị mới đặc sắc cho xã hội chứ không phải tham vọng làm giàu bằng mọi giá. Sự giàu có dường như là hệ quả chứ không phải là động lực chính yếu cho nỗ lực vươn lên của họ”.

Người hạnh phúc là người biết mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người chính là sống làm sao cho mình được hạnh phúc và để làm được điều đó thì cần phải mang hạnh phúc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cũng đừng quên mang hạnh phúc đến cho chính mình bằng những thú vui giải trí cùng mọi người xung quanh nhiều hơn. Cuộc sống luôn đa dạng và phong phú, hãy luôn quan tâm đến tất cả những điều đó.

View attachment 15709
 
Sắp tới là những tháng ngày thiện nguyện dài dài, lại được mang tiếng cười niềm vui đến với bà con xóm nghèo...
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top