• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Áo Dài

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Tôi nghĩ có thể bạn đã từng nghe tới hoặc xem bộ phim kinh điển mang tên "Satántangó", một phim dài khoảng hơn 7 tiếng đồng hồ thử thách sự chịu đựng của người xem. Bộ phim mất khá nhiều thời gian. Việc Tarr áp dụng phong cách này đã khiến nhiều người vẽ ra sự tương đồng giữa Tarr và Andrei Tarkovsky, cả hai đều chọn để phim của họ phát với tốc độ thiền định hơn. Nhưng sức hút của bộ phim thì không hề kém.

Để tìm hiểu hơn về người đạo diễn này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.​

FB_IMG_1633156363071.jpg

Béla Tarr (21/07/1955) là một đạo diễn người Hungary. Ông sinh trưởng trong gia đình làm nghệ thuật và bắt đầu diễn xuất từ năm 10 tuổi. Vốn có ý định theo đuổi triết học nhưng sau khi không được học đại học Béla Tarr quyết định theo đuổi điện ảnh.

Béla Tarr bắt đầu làm phim từ năm 16 tuổi, phần lớn là phim tài liệu về cuộc sống của công nhân và người nghèo ở ngoại ô Hungary. Những bộ phim này được Béla Balász Studios chú ý và họ trợ giúp sản xuất Family Nest (1977), bộ phim đầu tay của Béla Tarr. Bộ phim được làm theo phái “Budapest”, theo chủ nghĩa hiện thực xã hội rất thành công của Béla Balász Studios thời đó. Family Nest được quay tại địa điểm thực cùng dàn diễn viên không chuyên là bạn của Tarr.

Sau bộ phim, Béla Tarr theo học Đại học Sân khấu Điện ảnh Hungary. Những bộ phim tiếp theo như The Outsider (1980) và The Prefab People (1980) không có mấy thay đổi về phong cách, ngoại trừ sự tham gia của diễn viên chuyên nghiệp trong The Prefab People.

Chỉ đến Macbeth năm 1982, bản phim truyền hình chuyển thể từ vở kịch của Shakespeare, chỉ đạo nghệ thuật của Tarr mới thay đổi rõ rệt. Macbeth bao gồm duy nhất hai cảnh: một cảnh mở đầu (trước tiêu đề phim) dài năm phút, và cảnh hai dài 67 phút. Những phim sau, Tarr thay những cận cảnh bằng nhiều trung và đại cảnh trừu tượng hơn. Ý niệm của ông cũng thay đổi từ chủ nghĩa thực tế tới viễn cảnh siêu hình giống các tác phẩm của Andrei Tarkovsky hơn. Tuy nhiên, Béla Tarr coi Reiner Werner Fassbinder là nguồn ảnh hưởng lớn hơn Tarkovsky.

Sau Almanac of Fall năm 1984, Béla Tarr hợp tác với nhà văn người Hungary László Krasznahorkai trong Damnation (1988). Sản phẩm đình đám nhất của họ là Sátántangó với bảy năm sản xuất và dài 415 phút, ra mắt năm 1994. Sau bộ phim đó, Tarr ngừng làm phim trong năm năm cho tới Werckmeister Harmonies năm 2000. Phần lớn các cảnh trong phim đều dài tầm 11 phút, nhiều cảnh mất tới một tháng để quay. Camera trong phim chuyển động rất nhiều, xoay quanh nhân vật và chuyển giữa các cảnh. Nó có thể đi theo một đàn bò quanh làng, hoặc theo chuyến viễn du của một người say rượu bị đuổi khỏi nhà.

Đạo diễn Thái Lan Apichatpong Weerasethakul từng nói về phim của Bela Tarr:
"Tôi nhớ một cảnh trong phim [Satantango] khi trời mưa tưởng chừng như cả hơn một giờ đồng hồ, và tôi cảm thấy như rạp chiếu phim sắp lụt. Đó là một bộ phim dài mười một tiếng mà ai cũng cho là khó xem. Nhưng tôi nghĩ đó là một bộ phim đáng phải xem, dù chỉ để nhận ra rằng văn hoá điện ảnh vẫn còn sống."

Đó cũng là hầu hết nhận xét của các nhà làm phim khác về phim của Bela Tarr - không dễ xem tuy nhiên rất cần phải xem.

Sau The Man From London (2007) Béla Tarr cho ra mắt The Turin Horse (2008) và thông báo đó là bộ phim cuối của mình. Ông rời bỏ điện ảnh sớm vì cảm thấy mình đã nói hết những điều cần nói và nếu tiếp tục nói thêm nữa thì chỉ là sự lặp lại chính mình không đáng có. Ông không thực sự coi mình là một nhà làm phim mà chỉ là một người muốn kể lại câu chuyện của những con người ông gặp trong cuộc sống. Khi những câu chuyện đã được kể hết, điện ảnh không còn gì để níu kéo ông.

Tháng 09/2012, Béla Tarr nhận giải Thành tựu trọn đời của British International Amateur Film Festival. Những sáng tạo của ông trong nghệ thuật quay phim luôn nhận được nhiều lời khen ngợi, trong đó Susan Sontag coi ông là “vị cứu thế của điện ảnh hiện đại”.

Hội những người yêu thích phim kinh điển

Nguồn: Tổng hợp

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về người đạo diễn này. Bạn có thể tìm kiếm thêm những bộ phim khác của ông để thưởng thức và chắc chắn nó sẽ giúp bạn có trải nghiệm thú vị.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top