Chia Sẻ Danh Mục Tổng hợp kiến thức Lịch sử Lớp 6- vnkienthuc.com

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Sau đây là danh mục Tổng hợp kiến thức Lịch sử Lớp 6 giúp các em học sinh bổ trợ kiến thức sau khi học tập trên lớp.

Hướng dẫn: Click vào tên bài giảng để bật mở cửa sổ mới hiển thị nội dung bài giảng.

PHẦN MỞ ĐẦU

Tiết 1 Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

Tiết 2 Bài 2: Cách tính thời gian trong Lịch sử

PHẦN 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

Tiết 3 Bài 3: Xã hội nguyên thủy

Tiết 4 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Tiết 5 Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

Tiết 6 Bài 6: Văn hóa cổ đại

Tiết 7 Bài 7: Ôn tập

PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA

Tiết 8 Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Tiết 9 Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

Tiết 10: Kiểm tra viết 1 tiết

CHƯƠNG II: THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

Tiết 11 Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

Tiết 12 Bài 11: Những chuyển biến về xã hội

Tiết 13 Bài 12: Nước Văn Lang

Tiết 14 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Tiết 15 và 16 Bài 14: Nước Âu Lạc (Tiếp theo)

Tiết 17 Bài 16: Ôn tập chương I và II

Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I

HỌC KỲ II

CHƯƠNG III: THỜI KỲ BẮC THUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP

Tiết 19 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng (năm 40)

Tiết 20 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Tiết 21 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI)

Tiết 22 Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI)

Tiết 23: Bài tập Lịch sử

Tiết 24 Bài 21: Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602)

Tiết 25 Bài 22: Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602)

Tiết 26 Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII - IX

Tiết 27 Bài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

Tiết 28: Bài tập lịch sử

Tiết 29 Bài 25: Ôn tập chương III

Tiết 30: Kiểm tra viết 1 tiết

CHƯƠNG IV: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỶ X

Tiết 31 Bài 26: Quyền đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương

Tiết 32 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Tiết 33 Bài 28: Ôn tập

Tiết 34: Kiểm tra học kỳ II

Tiết 35: Lịch sử địa phương
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI LỊCH SỬ 6
1/ Đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta?


-Họ biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ sò, đất nung…

-Biết vẽ trên vách hang động thể hiện đời sống tinh thần : thờ vật tổ

-Biết chôn người chết và chôn theo công cụ lao động, đồ trang sức

2/Những dấu tích chứng tỏ cư dân nguyên thủy đã phát minh ra nghề nông trồng lúa?

-Nước ta là một trong những quê hương của cây lúa nước.

-Cây lúa nước trở thành cây lương thực chính.

-Tại di chỉ Phùng Nguyên-Hoa Lộc : tìm thấy công cụ (lưỡi cuốc đá), dấu vết gạo cháy, thóc lúa đựng trong bình, vò, vại…

3/Những chuyển biến chính về xã hội.

-Con người sống định cư, hình thành chiềng chạ rồi thành bộ lạc.

-Do sản xuất phát triển, do hình thành các bộ lạc, do điều kiện lao động của từng gia đình đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.

-Chế độ thị tộc mẩu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ.

4/Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta hình thành những nền văn hóa lớn nào?Ở đâu?

-Hình thành 3 nền văn hóa lớn:

+Óc Eo (An Giang)

+Sa Huỳnh (Quãng Ngãi)

+Đông Sơn (Bắc Bộ-Bắc Trung Bộ)

5/ Những lý do cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang

-Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư à hình thành chiềng chạ, thành bộ lạc.

-Xã hội phân hóa giàu-nghèo.

-Nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi để bảo vệ mùa màng.

-Nhu cầu chống giặc ngoại xâm

àNhà nước Văn Lang ra đời.

6/ Vẽ và nhận xét tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

7/Nét mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang là gì?

-Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: những người quyền quý, dân tự do, nô tì.

-Người cư dân Văn Lang thường tổ chức các ngày lễ hội sau mùa thu hoạch.

-Họ thích ca hát, nhảy múa,ăn mặc đẹp, đeo đồ trang sức, làm đẹp nhà cửa.

-Tín ngưỡng: thờ lực lượng thiên nhiên, thờ vật thiêng, thờ những vị anh hùng.

-Tục lệ: chôn người chết chôn theo công cụ và đồ trang sức.

8/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần

-Năm 218 TCN, Vua Tần cho quân xâm lược Âu Việt và Lạc Việt.

-Người Âu Việt và Lạc Việt trốn vào rừng sâu, bầu Thục Phán làm thủ lĩnh.

- Kế sách đánh giặc: Ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần.

-Năm 208 TCN, cuộc kháng chiến chống quân Tần giành thắng lợi.

9/ Mô tả thành Cổ Loa. Vì sao Cổ Loa còn được xem là một quân thành

-Thành Cổ Loa được xây dựng ở vùng đất Phong Khê.Thành gồm 3 vòng khép kín:

+Dài khoảng 16.000m

+Cao từ 5à10m

+Mặt thành rộng 10m

+Chân thành từ 10à20m

-Thành Cổ Loa là một quân thành vì có lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh,với vũ khí lợi hại đặc biệt là nỏ bắn một lần ra nhiều mũi tên.

10/ Tại sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà? Em rút ra bài học gì?

-Vì:+Nội bộ bị chia rẽ, mất hết tướng giỏi(Cao Lỗ, Nồi Hầu bỏ về quê)

+An Dương Vương chủ quan, thiếu phòng bị.

+Để lộ bí mật (vũ khí,cấu trúc phòng thủ thành)

-Bài học: Phải luôn nêu tinh thần đoàn kết, cảnh giác với kẻ thù xâm lược

11/ Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

- TKIV TCN, nhờ phát hiện ra công kim loại diện tích trồng trọt vả năng suất lao động ngày càng tăng, con người tích lũy có sản phẩm dư thừa-> Xã hội có người giàu, người nghè
72.gif
Con người không thể cùng làm chung, hưởng chung-> Xã hội nguyên thủy tan rã

12/Những điều kiện để dẫn tới việc hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.

Nghề nông trồng lúa phát triển, thu hoạch ổn định, xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghè
72.gif
Nhà nước ra đời.(cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN)

-Các quốc gia cổ đại đầu tiên ra đời ở: Ai Cập , ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc

13/Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu?

- Vùng châu thổ ven các con sông lớn.
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 HKII

1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

  • Đầu thế kỉ thứ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu, chúng chia nước ta thành: Giao Châu (Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hóa); Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh); Hoàng Châu (Quảng Ninh).
  • Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.
  • Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.
2. Khởi nghĩa Lý Bí.

  • Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây), được hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng.
  • Trong vòng gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc. Tháng 4 năm 542; đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động đón đánh và giành được thắng lợi.
3. Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:

  • Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
  • Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
  • Cách đánh chủ động, áp đảo.
  • Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
4. Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?

  • Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời)
  • Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
5. Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?

– Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

6. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?

- Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân.

- Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì – Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.

Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông – Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cánh quân lui về Thanh Hóa. Năm 548, Lý Nam Đế mất.

7. Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước?

Triệu Quang Phục là con trai Triệu Túc, quê ở vùng Chu Diên, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bí ngay từ đầu. Ông là một tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa nên được Lý Bí rất yêu quí và trọng dụng.

Ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước vì:

  • Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương, ông quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng
  • Triệu Quang Phục bí mật đem quân đóng trên bãi nổi (giữa đầm Dạ Trạch), ban ngày nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí và lương thực
  • Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây đầm Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
8. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?

  • Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau (571), Lý Phật Tử cướp ngôi vua (Hậu Lý Nam Đế)
  • Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt và bị giải về Trung Quốc
9. Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?

  • Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương và xã vẫn do người Việt tự cai quản
  • Ở miền núi, các châu vẫn do các tù trưởng địa phương cai quản. Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội)
  • Nhà Đường cho sửa sang các đường giao thong thủy bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện. Cho xây thành, đắp lũy và tăng them số quân đồn trú…
  • Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, sắt, đay, gai, tơ lụa…
  • Bắt nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, trầm hương, vàng, bạc,…
10. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?

  • Cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy
  • Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Ông chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế (Vua Đen)
  • Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa, kéo quân tấn công thành Tống Bình. Viên độ hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc
  • Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
11. Nêu tóm tắt điễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?

  • Khoảng năm 776 Phùng Hưng cùng em trai là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình
  • Ít lâu sau Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô hộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng Chiến được thành, sắp đặt việc cai trị
12. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử của nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc?

- Sử cũ gọi thời gian từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì thời kì này dân ta mất nước, phải chịu ách đô hộ hà khắc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhưng do thời kì này tại Trung Quốc cũng nội chiến liên miên, các triều đại lên thay nhau nên sử cũ ta gọi chung là Bắc thuộc, tức là thuộc địa của chế độ phong kiến phương Bắc (Trung Quốc)

Câu 13: Trong các thế kỉ I-VI chế độ cai trị trong các triều đại phong kiến phương bắc đối với nước ta có gì thay đổi?

*- Đầu TK III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.

- Đưa người Hán sang cai quản tận cấp huyện.

- Thu nhiều thứ thuế nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, lao dịch và nộp cống nặng nề.

- Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân theo phong tục tập quán của họ.

Câu 14: Giai đoạn nào trong lịch sử nước ta được gọi là thời Bắc Thuộc. Vì sao ?

  • *Từ năm 179TCN đến thế kỉ X
Vì trong giai đoạn này nước ta liên tiếp bị các triều đại phương Bắc đô hộ .

Câu 15: Em hãy nêu những thành tựu kinh tế,văn hoá của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X ?

* Kinh tế: + Sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò kéo cày

+ Trồng lúa nước, 2 vụ/năm. Làm ruộng bậc thang

+ Trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp

+ Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán phát triển

* Văn hóa:

+ Có chữ viết riêng từ thế kỷ IV, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

+ Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

+ Có tục hoả táng, ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau.

+ Sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...

Câu 16: Họ khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ?

*- Lợi dụng nhà Đường suy yếu, năm 905 Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

- Ông đánh chiếm Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng nền tự chủ ở nước ta.

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong cho ông làm Tiết độ sứ.

*Những việc làm của họ Khúc và ý nghĩa .

- Năm 907 ông mất, con trai là Khúc Hạo lên thay, tiến hành sắp đặt việc cai trị nâng cao đời sống nhân dân:

+ Đặt lại khu vực hành chính

+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã

+ Xem xét định lại mức thuế

+ Bãi bỏ các thứ lao dịch nặng nề của thời Bắc thuộc

+ Lập lại sổ hộ khẩu

Câu 17: Trình bày diễn biến , ý nghĩa của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Diễn biến:

- Cuối năm 938 Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.

- Khi thủy triều lên, Ngô Quyền cho quân dùng thuyền nhẹ ra đánh khiêu chiến nhử giặc, quân giặc vượt qua bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng mà không biết.

-Khi nước triều bắt đầu triều rút, quân ta dốc toàn lực đánh quật trở lại, kết hợp quân mai phục 2 bên bờ sông đánh tạt ngang.

- Quân Nam Hán rối loạn rút chạy, thuyền xô vào bãi cọc ngầm vỡ tan tành, quân ta xông vào đánh giáp lá cà quyết liệt. Lưu Hoằng Tháo bị giết tại trận. Vua Nam Hán hạ lệnh thu quân về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi .

Ý nghĩa : chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của nhân dân ta. . Mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top