Dạng lý thuyết đếm số phát biểu đúng sai

Lý thuyết hoá học vô cơ trong đề thi xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. Bao gồm lý thuyết đếm, tìm chất, chọn phát biểu... Cần nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học, luyện tập nhiều để nhớ sâu kiến thức. Điều đó sẽ tạo một nền tảng tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(a) Để dây thép ngoài không khí ẩm thì có xảy ra ăn mòn điện hóa.
(b) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục. (c) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
(đ) Ở trạng thái cơ bản, Al (Z = 13) có cấu hình electron là 1s22s22p63p3.
(e) Kim loại Al là chất lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và kiềm.
(g) Dung dịch NaOH có thể làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(a) Ăn mòn điện hóa học không phát sinh dòng điện.
(b) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện.
(c) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phèn chua thì thu được kết tủa.
(e) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại dạng đơn chất.
(f) Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 3. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.
(b) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
(c) Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.
(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ.
(f) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ được dùng trong kỹ thuật hàng không.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.

Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(a) Fe là kim loại phổ biến thứ hai trong vỏ Trái Đất.
(b) Gang trắng chứa ít cacbon, được dùng để luyện thép.
(c) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu đen.
(d) Cho thanh Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội thì thanh Al tan dần.
(e) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(g) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được kết tủa gồm Ag và AgCl.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.

Câu 5. Có các phát biểu sau:
(1) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
(2) Không thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn.
(3) Khi cho CrO3 tác dụng với nước tạo thành dung dịch chứa hai axit.
(4) Al(OH)3 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl.
(5) Để dây thép ngoài không khí ẩm, sau một thời gian thấy dây thép bị ăn mòn điện hóa.
(6) Tính oxi hóa của ion Cu2+ mạnh hơn ion Fe3+.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), thu được khí Cl2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3 và CuO đun nóng, thu được Fe và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại dẻo nhất là Au, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
(e) Để điều chế kim loại nhôm người ta điện phân nóng chảy Al2O3.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3 phản ứng kết thúc có kết tủa trắng.
(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.
(c) Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3-, SO42-, Cl-.
(d) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.
(e) Hỗn hợp tecmit (dùng để hàn gắn đường ray) gồm bột Fe và Al2O3.
(f) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(1) Kim loại Cr được điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(2) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(3) Cho Al vào dung dịch H2SO4 loãng có lẫn CuCl2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(4) Cho AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3, thu được kim loại Ag.
(5) Điện phân dung dịch KCl với điện cực trơ, thu được khí O2 ở catot.
(6) Kim loại K khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 9: Cho hỗn hợp bột X chứa Mg, MgO, Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp HCl
và KNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z chứa H2 và N2. Cho các nhận định sau về dung
dịch Y:
(a). Cho Mg vào Y có thể thu được khí.
(b). Cho Mg vào Y có thể thu được khí NO.
(c). Cho NaOH dư vào Y không thu được kết tủa. (d). Cho Ba(OH)2 dư vào Y có thể thu được kết tủa nhưng không thể thu được khí.
Tổng số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(1) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước…có công thức là KAl(SO4)2.24H2O.
(2) Dùng Ca(OH)2 với lượng dư để làm mất tính cứng tạm thời của nước.
(3) Khi nghiền clanhke, người ta trộn thêm 5-10% thạch cao để điều chỉnh tốc độ đông cứng của xi măng.
(4) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở,…).
(5) Xesi được dùng làm tế bào quang điện. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Thạch cao sống có trong tự nhiên và dùng để bó bột trong y tế.
(b) Hỗn hợp Al và Na (tỉ lệ số mol 1: 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2 thì không xảy ra phản ứng.
(d) Kim loại Cu có độ dẫn điện lớn hơn so với kim loại Ag.
(e) Muối KNO3 được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ.
(f) Hợp chất CrO3 tan trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch màu vàng. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 12. Cho các phát biểu sau:
(a) Cấu hình electron của nguyên tử crom (Z = 24) ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d54s1.
(b) Các kim loại từ Cu về đầu dãy điện hóa đều tác dụng được với dung dịch muối sắt (III).
(c) Đinh thép để lâu ngày trong không khí ẩm bị gỉ chủ yếu do hiện tượng ăn mòn điện hóa
học.
(d) Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch natri đicromat, dung dịch chuyển từ màu cam sang màu vàng.
(e) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Cu2+, Zn2+.
(f) Nhôm, sắt, crom không tan trong dung dịch HNO3 loãng, nguội.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2

Câu 13. Cho các phát biểu:
(1) Nhôm là một kim loại lưỡng tính.
(2) CrO3 là oxit lưỡng tính.
(3) Al2O3 là oxit lưỡng tính.
(4) Al(OH)3 là hiđoxit lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(a) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.
(b) Na2CO3 là chất được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày do dư axit.
(c) Để bảo quản kim loại kiềm nên ngâm vào ancol etylic.
(d) Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được dùng làm chất đúc tượng, bó bột trong y tế.
(e) Quặng boxit có thành phần chính là Fe2O3.
(f) Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng mạnh với nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 15. Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm đều phản ứng với CO thành kim loại.
(b) Các kim loại Mg, Cu, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Để một thanh thép ngoài không khí ẩm sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Gắn miếng Zn vào vỏ tàu phần ngâm nước để bảo vệ vỏ tàu bằng thép.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 16. Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxi dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy phân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top