Dạng đề đọc hiểu và đáp án minh họa (Câu 1 trong đề thi quốc gia)

Một sồ đề đọc hiểu và đáp án minh hoạ các bạn tham khảo

Đề 1:

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van...” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
( Trích Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành)

Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
4. Nêu ý nghĩa biểu tượng ngón tay trong văn bản ?
5. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của tuổi trong cuộc sống hôm nay.

Trả lời :

1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vì đây là lời kể chuyện của nhân vật cụ Mết trong đêm Tnú về thăm làng Xô Man sau ba năm đi lực lượng.
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là :
- Cụ Mết kể lại và giải thích vì sao Tnú không cứu được vợ, con.
- Bản thân Tnú cũng bị giặc bắt và tra tấn
- Cụ Mết dẫn trai làng vào núi Ngọc Linh để lấy vũ khí về giết giặc
- Lời dặn dò của cụ Mết : phải cầm vũ khí để đứng lên chiến đấu.
3. Biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.: liệt kê, tăng tiến Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù. Ca ngợi tinh thần trung thành cách mạng,bản lĩnh kiên cường, dũng cảm của nhân vật Tnú. Đó còn là biểu tượng bi hùng, giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.
4/ Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!... có ý nghĩa: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Nhân dân miền Nam không có con đường nào là cầm vũ khí để đánh giặc cứu nước, đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc
5/ Đoạn văn phải đảm bảo các nội dung:
- Nhận thức của bản thân về tình hình đất nước hiện nay: thời cơ và thách thức
- Bảo vệ Tổ quốc là gì ?
- Tuổi trẻ phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?
- Liên hệ bản thân.

Đề 2:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”
(Trích Một người Hà Nội- Nguyễn Khải- Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.82)
1. Đoạn văn trên được viết theo thao tác lập luận nào ?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì ?
3. Xác định phép điệp trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó.
4. Tại sao nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng ?

Trả lời:
1. Đoạn văn trên được viết theo thap tác lập luận bình luận
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là nhà văn Nguyễn Khải suy ngẫm về nhân vật bà Hiền để gợi những nét đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội.
3. Phép điệp trong đoạn văn là điệp ngữ hạt bụi vàng. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó : nhấn mạnh phẩm giá người Hà Nội, đồng thời gợi niềm tin, niềm lạc quan, tự hào về một hà Nội trong tương lai, văn hoá Hà Nội trong xã hội hiện đại.
4. Nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng vì Bà Hiền là kết tinh của vẻ đẹp người Hà Nội truyền thống và Hà Nội hôm nay. Cụ thể:
− Bà Hiền là một người phụ nữ xinh đẹp, có phong cách sang trọng, quí phái.
− Có suy nghĩ sâu xa khi xây dựng gia đình.
− Có quan niệm sống và giáo dục con cái một cách đúng đắn, sâu sắc.
− Có niềm tin vào giá trị, sức mạnh của những truyền thống văn hóa tốt đẹp.
− Giữa thời Hà Nội sống trong kinh tế thị trường, bà vẫn giữ cái phong cách của người Hà Nội: phong lưu, nề nếp, văn hóa.

Đề 3:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu ý chính của đoạn thơ?
2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung?
3. Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. ?

Trả lời:

1. Ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ với những so sánh, liên tưởng độc đáo làm hiện lên tình yêu đôi lứa bền chặt, thuỷ chung. Đồng thời nhà thơ khẳng định chính tình yêu lứa đôi làm nên sức mạnh cho tình yêu quê hương đất nước.
2. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : đó là phép so sánh: nhớ em như đông về nhớ rét ; Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng; Như xuân đến chim rừng lông trở biếc .
Ý nghĩa: Tác giả sử dụng so sánh lạ, độc đáo: cái rét là linh hồn của mùa đông vì mùa đông mà không có rét sẽ không thành mùa động. Em là linh hồn thẳm sâu của nỗi nhớ khắc khoải, tự nhiên trong anh. Anh không có em sẽ không thành tình yêu. Hình ảnh Tình yêu như: cánh kiến hoa vàng – xuân đến chim rừng lông trở biếc là hình ảnh đẹp, đầy sức sống gợi tình yêu trẻ trung, sôi nổi, nỗi nhớ bao trùm bốn mùa thể hiện sự sâu sắc, vĩnh cửu mà luôn tươi mới. Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng với quê hương, đất nước.
3. Chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương: Nhà thơ lí giải cơ sở của tình yêu đất nước từ tình yêu đôi lứa . Đó là phần sâu nhất để “tâm hồn hoá” địa danh xa xôi chính là tình yêu nhỏ bé, thân thuộc, nhân bản.

Đề 4
Đọc bài thơ sau:
Lá đỏ
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn
( Nguyễn Đình Thi )
1/Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?
2/ Câu thơ “Em đứng bên đường, như quê hương” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ đó.
3/ Nêu ý nghĩa nhan đề "Lá đỏ"?

Đề 5:
Đọc văn bản sau: CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC
Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của các chuyên gia thuộc Đại học Rutgers ( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm. Theo báo Telegraph, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên và tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn ông cũng như sảy thai, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền sang các thế hệ sau.
(Nguồn: báo Thanh niên số 51, ngày 20-2-2008)
1/ Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào là chính?
2/ Văn bản trên đề cập vấn đề gì và phù hợp với những người đọc nào?
3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
4/ Ngoài tác hại như văn bản đã thể hiện, hãy viết một đoạn văn trình bày hiểu biết của anh.chị về các tác hại của việc đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều, đồng thời đưa ra biện pháp khắc phục hiện tượng đó.
 
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Đối với những người làm thuê số 1 Việt Nam, công việc cũng giống như một trò chơi. Hay say mê trò chơi công việc cũng giống như cac game thủ đam mê với trò chơi Võ lâm truyền kỳ hiện nay. Điểm khác biệt duy nhất giữa những người làm thuế số 1 với các gảm thủ chính là họ biết làm chủ bản thân mình. Họ biết rằng mình đang làm gì, công việc của họ đang giúp gì cho bản thân và xã hội. Còn những game thủ, những người đang sa đà vào một trò giải trí không hơn không kém, thì lại thiếu một điểm tôi cho là rất quan trọng đó là thiếu tự chủ, thiếu khả năng làm chủ bản thân. Hiểu một cách nào đó thì chúng ta đều là những người làm thuê cho nhau. Điều quan trọng nhất là khả năng làm chủ bản thân.
(Huỳnh Duy – Việt báo)
Câu 1. Thao tác lập luân chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? (0,25 điểm)
Câu 2. Nội dung khái quát của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 3. Phần gạch chân trong câu sau là thành phần gì của câu? (0,25 điểm)
Còn những game thủ, những người đang sa đà vào một trò giải trí không hơn không kém, thì lại thiếu một điểm tôi cho là rất quan trọng đó là thiếu sự tự chủ, thiếu khả năng làm chủ bản thân.
A.Vị ngữ
B.Trạng ngữ
C.Phụ chú
D.Chủ ngữ
Câu 4. Viết 4 đến 5 câu trình bày về khả năng làm chủ bản thân của mình (0,25 điểm)




 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )

1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
4- Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 - 8:

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
( Hồ Chí Minh)

5- Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.
6- Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.
7- Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
8-Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Gợi ý đáp án:

1- Thể thơ tự do.
2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:
- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
- Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
3- Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
4- Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt).


5- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
6- Phép thế với các đại từ “ đó”, “ ấy” , “ nó”.
7- Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng” ;
+ Dùng phép điệp trong cấu trúc “ nó kết thành”,” nó lướt qua”, “ nó nhấn chìm”…
+ Điệp từ “ nó”
+ Phép liệt kê.

8- Viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận, với những đặc trưng:
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm , thuyết phục.
 
Đề thi thử THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)
Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm)
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm)
Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)


Gợi ý giải
Câu 1:
Phương thức nghị luận. (0,5đ)
Câu 2.
Câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (0,5đ)
Câu 3.
Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. (0,25đ)
Câu 4.
Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người chấm. (0,25đ)
Câu 5.
Biện pháp điệp từ và ẩn dụ. Nêu đúng 01 biện pháp: 0,25 điểm.
Câu 6.
Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người minh yêu. (0,5đ)
Câu 7. (0,25đ)
Những từ: khao khát, xúc động, yêu.
Học sinh chỉ cần nêu được hai từ.
Câu 8.
Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;... (0,25đ)
 
ĐỀ 1
1/Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...”
(Nguyễn Khoa Điềm - trích Đất Nước - Ngữ văn 12)
1. Trình bày ngắn gọn nội dung đoạn thơ trên.
2. Hãy lí giải ngắn gọn vì sao nhà thơ viết "Đất Nước là máu xương của mình"?
3. Từ "hóa thân" trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?
4. Từ cảm nhận về đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 câu) nói về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước.

ĐỀ 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.
( Trích Về việc đọc sách – Nguồn Internet)

Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?(0,25 điểm)
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ ĐỀ của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách đối với lớp trẻ ngày nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão.
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chi còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)

Câu 5: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,25đ)
Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như hàng cây / Đã qua mùa gió bão / Tình ta như dòng sông / Đã yên ngày thác lũ.(0,5đ)
Câu 7: .Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý nghĩa gì? (0,25đ)
Câu 8: Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ: Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em …/Cùng tình yêu ở lại. Trả lời trong khoảng 5-7dòng. (0,5đ)
ĐỀ 3
Câu I (2,0 điểm)
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? (0,5 điểm)
3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó . (1,0 điểm)

ĐỀ 4

Phần 1: Đọc hiểu (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.
“…Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng chạy vụt ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc,...”

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai?
Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
Câu 3: Các từ láy được gạch chân: rón rén, hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ?
Câu 4: Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay.

ĐỀ 5
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:
Cho ngữ liệu sau:
Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ.
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 12 mà em đã học? Của tác giả nào?
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Đặt nhan ĐỀ?
3. Nêu ý nghĩa chi tiết “con đường mòn”?
4. Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?

ĐỀ 6
I. Phần Đọc - hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau:

Đến hẹn lại lên, đã gần chục năm nay, cứ vào tháng 8 âm lịch, nhân dân các dân tộc trong tỉnh và du khách gần xa lại hành hương về thành phố Tuyên Quang xinh đẹp bên dòng Lô lịch sử để tham gia các hoạt động của Lễ hội Thành Tuyên.
Lễ hội Thành Tuyên năm 2014 là lễ hội cấp tỉnh, sẽ diễn ra từ ngày 5 đến hết ngày 7- 9- 2014 tại thành phố Tuyên Quang, với các hoạt động chính: Lễ khai mạc, Lễ hội Bia gắn với giới thiệu ẩm thực "Hương vị xứ Tuyên"; Chung khảo cuộc thi " Người đẹp xứ Tuyên" và Đêm hội Thành Tuyên. Bên cạnh đó còn có các hoạt động phụ trợ như Hội trại thanh niên, thể thao, văn nghệ, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, trong đó có sự tham gia của một số tỉnh, thành phố của các nước bạn Lào, Hàn Quốc, Cộng hòa Belarus...
( Tích cực chuẩn bị cho Lễ hội Thành Tuyên 2014 Báo Tuyên Quang, Thứ 2 ngày 25-8-2014)

1. Nội dung thông tin chính của đoạn văn trên ? (0,5 điểm)
2. Mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội Thành Tuyên năm 2014 ? (0,75 điểm).
3. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của mỗi người dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Thành Tuyên ? (0,75 điểm)

ĐỀ 7

I. Phần Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thủa còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
(Trích: Việt Bắc – Tố Hữu; SGK 12, Tập 1, trang 110)

1. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) giới thiệu về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc (1,0đ).
2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,5).
3. Đoạn thơ trên được gieo vần gì? (0,5).
4. Nhận xét về cách kết cấu trong đoạn thơ. Cho biết cách kết cấu ấy có gì gần gũi với ca dao, dân ca và có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm trong đoạn thơ? (1,0).
5. Nhận xét về cách sử dụng hai đại từ “mình”, “ta” trong đoạn thơ. Phân tích tác dụng của việc sử dụng hai đại từ ấy? (1,0).

ĐỀ 8

Câu I (3 điểm)1) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đitìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào? (0,25 điểm)
b) Đoạn văn nói về vấn ĐỀ gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? (0,5 điểm)
c) Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộngvà bề sâumà tác giả nói đến ở đây? (0,25 điểm)
d) Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc —hiểu các bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông? (0,5 điểm)
2) Đọc văn bản:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu–Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 144)
Trả lời các câu hỏi:
a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.(0,25 điểm)
b) Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từấy ở đây có gì đặc sắc? (0,5 điểm)
c) Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ ―con gặp lại nhân dân‖ ở văn bản? (0,25 điểm)
d) Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản.(0,5 điểm)


ĐỀ 9
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.
( Trích Về việc đọc sách – Nguồn Internet)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?(0,25 điểm)
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ ĐỀ của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách đối với lớp trẻ ngày nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão.
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.

Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chi còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)

Câu 5: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,25đ)
Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như hàng cây / Đã qua mùa gió bão / Tình ta như dòng sông / Đã yên ngày thác lũ.(0,5đ)
Câu 7: .Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý nghĩa gì? (0,25đ)
Câu 8: Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ: Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em …/Cùng tình yêu ở lại. Trả lời trong khoảng 5-7dòng. (0,5đ)

ĐỀ 10
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN PHÚC KHẢO BÀI THI
Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường THPT X.
Em là A., học sinh lớp 12C
Thưa Ban Giám Hiệu, trong kì thi học kì I hồi thứ 6 tuần trước, môn Hóa học của em được có 4 điểm. Trong khi em dò kết quả trên mạng thì phải là 6 điểm mới đúng.
Vì vậy, em làm đơn này xin Ban Giám Hiệu xem xét chấm lại bài để em khỏi bị oan ức.
Em xin chân thành cảm ơn.
… ngày…tháng…năm….
Người làm đơn
LÊ NGỌC A.

a. Anh/ chị hãy chỉ ra những lỗi sai về chính tả, về cách sử dụng từ ngữ, diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ hành chính trong lá đơn trên.
b.Điều chỉnh những lỗi sai đó bằng cách viết lại hoàn chỉnh lá đơn trên.
Câu 2: (1,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau
Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng nên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ.
(Trích “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003”- Cô-phi An-nan, SGK Ngữ văn 12 tập 1, trang 82)
a. Khái niệm “chúng ta” và “họ” trong ngữ liệu trên chỉ những đối tượng nào?
b. Giải thích ý nghĩa của câu nói “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ.”?

ĐỀ 11
Câu I (3 điểm)
1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

THI THỔI XÔI NẤU CƠM
Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hàng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội ĐỀn Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng trên đầm Giang Ðình, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Các cô chèo thuyền ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tuỳ ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới đạt điểm cao.
Khó khăn đối với các cô là ở chỗ nhóm bếp thổi lửa, phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hoà, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa.
Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả, còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Ðình, trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng.

a) Văn bản trên đây sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra điều ấy? (0,25 điểm)
b) Đây là trò chơi dân gian truyền thống hay là là trò chơi hiện đại? Câu nào trong văn bản cho ta biết điều đó? Kể tên những đồ dùng, vật liệu mà mỗi cô gái tham gia thi nấu cơm, thổi xôi mang theo. Trong những thứ ấy, có thứ nào khác thường? (0,25 điểm)
c) Những khó khăn mà các cô gái dự thi thổi xôi nấu cơm gặp phải là gì? Điều ấy đòi hỏi ở người con gái những đức tính nào? (0,5 điểm)
d) Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh chị về việc phục hồi một số trò chơi dân gian trong những năm gần đây. (0,5 điểm)

2. Đọc đoạn văn sau:
“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
(Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 149 – 150)

Trả lời các câu hỏi:
a) Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu ý chính của đoạn văn. (0,25 điểm)
b) Nêu cụ thể những câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn trong đoạn văn trên. Sự đan xen nhiều loại câu như vậy có tác dụng gì? (0,5 điểm)
c) Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn. (0,25 điểm)
d) Viết một đoạn văn ngắn về chủ ĐỀ: sự thức tỉnh của Chí Phèo. (0,5 điểm)

ĐỀ 12

Phần 1. Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.
Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm ĐỀu phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm…
Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

(Theo vinhvien.edu.vn)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. “Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.”
Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp
đó?
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên?

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 7
Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước.
Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lực lượng lao động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong khu vực.

(Báo Giáo Dục và Thời Đại, số 86, ngày 10/04/2015)

Câu 5. Xác định thao tác lập luận chủ yếu?
Câu 6. Văn bản nói về vấn ĐỀ gì?
Câu 7. Theo anh/ chị cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam là gì?

ĐỀ 13

I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (3Đ)

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 3:
"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

1. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?
2. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?
3. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

Đọc các đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 4 đến 6:
(1)"Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh"
(Trích Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)
(2)" Nhưng tức quá, càng uống càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoáng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức."
(Trích Chí Phèo- Nam Cao)
(3)" - Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ....- Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc."
(Trích Vợ nhặt- Kim Lân)

4. Xác định nội dung của từng đoạn văn bản? Tìm một câu khái quát đặt làm nhan ĐỀ chung cho các đoạn văn?
5. Các đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Lí giải?.
6. Hãy viết một đoạn văn nhỏ (khoảng 5-7 dòng), bày tỏ cảm nhận về tác động của hình ảnh những giọt nước mắt trong các đoạn văn bản trên đối với anh/chị?

ĐỀ 14

Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta ĐỀu được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ ĐỀ của đoạn. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)

Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm)
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm)
Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)

ĐỀ 15
Câu I ( 2 điểm)
“Người phải thật là người
Không phải là con rối
Để số phận ngược xuôi
Đến bất ngờ chi phối.

Người phải thật là người
Sức mạnh và dũng cảm
Giúp cho ta tác chiến
Với số phận, cuộc đời.

Như một cây đại thụ
Gió bật gốc đi rồi
Mà thân cây to lớn
Vẫn thẳng tắp đời đời.” (Mac-xim Go-rơ-ki)

Đọc kĩ văn bản trên và trả lời ngắn gọn các câu hỏi:

1. Căn cứ vào cấu trúc, xác định từ loại của các từ “người” .
2. Ý nghĩa của hình ảnh “con rối”.
3. Lời khuyên của tác giả qua khổ 1 của văn bản.
4. Nghĩa của từ “tác chiến”.
5. Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ cuối của văn bản.
6. Qua biện pháp tu từ đó, tác giả khuyên ta điều gì?
7. Hãy khái quát nội dung chính của văn bản.
8. Hãy đặt một nhan đề phù hợp cho văn bản.

ĐỀ 16

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )

1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
4- Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

ĐỀ 17
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến cấu 3:

Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân của bé.

(Báo: Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? ( 0.25)
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì? (0.25)
Câu 3. Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh chị về hình ảnh chiếc phao trong văn bản trên khoảng 5 -7 dòng?(0.5)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5.

…Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về…
(Đất Nước- Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? (0,25 điểm)
Câu 2. Trong câu thơ : Trời thu thay áo mới, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.(0.5 điểm)
Câu 3. Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì? Từ đó, phân tích ý nghĩa cả câu thơ trên ? (0,5 điểm)
Câu 4. Cả đoạn thơ cho ở ĐỀ bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?(0.5 điểm)
Câu 5. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên. (0.25 điểm)

ĐỀ 18
Câu I (3 điểm)

1) Đọc văn bản:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt.

Trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn văn trên ĐỀ cập đến vấn ĐỀ gì? (0,25 điểm)
b) Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội? (0,25 điểm)
c) Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? (0,5 điểm)
d) Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (0,5 điểm)

2) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 44)

a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,25 điểm)
b) Dựa vào đâu để nhận ra biện pháp so sánh và biện pháp ẩn dụ trong văn bản? (0,25 điểm)
c) Nêu ý chính của văn bản. (0,5 điểm)
d) Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về vai trò của lí tưởng đối với sự phấn đấu của con người trong cuộc sống. (0,5 điểm)

ĐỀ 19

1. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Trên những trang vở học sinh
Trên bàn học trên cây xanh
Trên đất cát và trên tuyết
Tôi viết tên em

…Trên sức khỏe được phục hồi
Trên hiểm nguy đã tan biến
Trên hi vọng chẳng vấn vương
Tôi viết tên em

Và bằng phép màu một tiếng
Tôi bắt đầu lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
TỰ DO
( Tự do – Pôn Ê-luy-a - SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1,tr. 120)

Câu 1. Cho biết đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy giải thích ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ TỰ DO ở cuối bài thơ bằng chữ in hoa?(0,5 điểm)

2. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

“ (1)Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….

…(2)Câu chuyện thứ hai tôi muốn ĐỀ cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

…(3)Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà ĐỀu có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”
(Dẫn theo https://vanhoagiaoduc.vn/tu-ruou-cua-nguoi-viet-va-tu-sach-c…)

Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 6. Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu nào? (0,25 điểm)
Câu 7. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ ĐỀ của toàn bộ đoạn trích trên (0,5 điểm)
Câu 8. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

ĐỀ 20
Câu 1:(3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”
(Quà tặng cuộc sống)

a. Nội dung câu chuyện trên là gì?(0,5 điểm)
b.Theo anh/chị hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?.(0,5 điểm)
c. Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?(0,5 điểm)
d. Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? (0,5 điểm)
e. Đọc xong văn bản trên, anh/chị nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó. (1,0 điểm)

ĐỀ 21

Câu 1 (2.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.

(“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD 2013)

a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?
c. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của nó?
ĐỀ 22

Phần I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)

- Tnú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó đứng đằng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…

Câu 1: Đoạn văn trên là lời ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục đích gì?
Câu 3: Từ câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man, người kể chuyện rút ra chân lí lịch sử nào? Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) nêu suy nghĩ của anh/ chị về chân lí đó.

ĐỀ 23

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi -
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)

1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,25đ)
2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)
3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương? (0,25đ)
4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)
5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)
6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc? (0,5đ)
7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)
8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ (0,5đ)

ĐỀ 24

Câu 1 (2.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“...Ai đi vô nơi đây
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi đây
Kịp dừng chân xứ Nghệ

Nghe câu vè ví dặm
Càng lắng lại càng sâu
Như sông La chảy chậm
Đong bao thuở vui sầu

Ăn, xứ Nghệ ăn đặm
Đã nói, nói hết lòng
Đất này bền nghĩa bạn
Đất này tình thủy chung...”
(Gởi bạn người Nghệ Tĩnh – Huy Cận)

1. a. Thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
2. b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
3. c. Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ gì?
4. d. Trên là một đoạn thơ giàu tính nhạc, hãy chỉ ra những yếu tố tạo tính nhạc cho đoạn thơ trên.

ĐỀ 25

Câu 1 (2,0 điểm)

“…Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa…”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?
2. Xác định những phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ?
3. Hình ảnh “Mẹ yêu thương” được tác giả sử dụng để chỉ ai? Vì sao?
4. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng?

ĐỀ 26

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39 - 40)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
2. Nêu các dạng phép điệp của văn bản và hiệu quả nghệ thuật của chúng?
3. Nội dung chính của văn bản là gì?

ĐỀ 27

Câu 1 (4,0 điểm ):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

a. Anh/ chị hãy nêu xuất xứ của đoạn trích, nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
b. Tìm và phân tích tác dụng của việc sử dụng các thán từ và câu cảm thán trong đoạn thơ trên?
c. Nêu nội dung tư tưởng của văn bản trên?

ĐỀ 28 (THEO THANG ĐIỂM 20)

I. Đọc hiểu 8Đ

Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê. “Chim hôm thoi thót về rừng..”. Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không còn là một ý, một bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh động truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn ngoại.

(Trích Mấy ý nghĩ về thơ. Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi. Tiểu luận-Bút kí. NXB Văn học, Hà Nội, 2001)

Đọc đoạn trích văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :

1. Nêu những ý chính của đoạn trích văn bản trên?
2. Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào trong đoạn trích trên? Xác định thao tác lập luận chính.
3. Xác định và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung.
4. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Thi tại ngôn ngoại”? Hãy chỉ ra phần “Thi tại ngôn ngoại” trong 2 câu thơ:

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về

( Đất nước- Nguyễn Đình Thi)

5. Từ cách hiểu ở mục 4, hãy viết một đoạn văn ngắn suy nghĩ về câu nói: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác” của nhà thơ Daghestan Rasul Gamzatovich Gamzatov.

ĐỀ 29

Câu 1: (2 điểm)

“... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…

Facebook kết nối thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop…”

(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn>Tin tức)

a) Đoạn văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
b) Đoạn văn bản ĐỀ cập đến những tác hại nào của mạng xã hội Facebook?
c) Bên cạnh tác hại khó lường, Facebook cũng có những tác dụng hữu ích. Anh/chị hãy tưởng tượng mình là tác giả bài viết trên để viết tiếp một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) bàn về việc sử dụng mạng xã hội Facebook sao cho hiệu quả.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top