Dân chủ thật sự là vấn đề trung tâm, cốt tử của Chủ nghĩa xã hội

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Dân chủ thật sự là vấn đề trung tâm, cốt tử của Chủ nghĩa xã hội

Hiện nay, và cũng như trong Văn kiện dự thảo trình ĐH 11 của Đảng thì vấn đề dân chủ được đặt ra cả về mặt lý luận và nhất là về mặt thực tiễn. Ở đây ta thấy dân chủ vừa là một trong những mục tiêu và động lực của CNXH… Hoặc có sự dịch chyển mục tiếu dân chủ lên trước mục tiêu công bằng.


Cương lĩnh dự thảo ở mục IV, viết: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước


Nhưng chúng ta thấy vấn đề dân chủ vẫn chưa xứng tầm với nó trong xu thế phát triển hiện nay. Theo chúng tôi, Dân chủ là một vấn đề trung tâm, cốt tử của CNXH

Sau đây, chúng tôi muốn làm rõ thêm một số khía cạnh và góp ý cùng ĐH 11, mà trước đây chưa có dịp bàn luận:

1- Dân chủ là quyền lực gắn với lợi ích, quyền làm chủ của nhân dân. Đúng là bao nhiêu quyền lực, quyền lợi là ở nơi dân. Dân chủ không chỉ là một hình thái nhà nước mà còn là quyền lực căn bản và quyền lợi chính trị - xã hội của nhân dân, trách nhiệm ý chí và trí tuệ của nhân dân trong tất cả tổ chức xã hội.

Trong thể chế dân chủ một đảng cầm quyền cũng vậy, dân chủ như vậy không phải chỉ là ý chí, quyền lực nhà nước pháp quyền mà chủ yếu là ý chí, quyền lực, trí tuệ của nhân dân. Ý Đảng phải trước hết từ ý Dân, chứ không đơn giản là ý Đảng, lòng Dân.

Cần thay đổi cơ chế: Đảng lãnh đạo - nhân dân làm chủ - nhà nước quản lý, hay Đảng lãnh đạo - nhà nước quản lý,- nhân dân làm chủ, sang cơ chế Nhân dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý. Tức nhân dân là chủ thể, vừa là mục đích và là động lực của thể chế chính trị này. Xã hội ta là một xã hội Nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng nhà nước pháp quyền và các đoàn thể xã hội dân sự cũng như cơ chế kinh tế thị trường..

Nói cách khác, rừ trọng bản chất, đó là xã hội Dân chủ nhân dân (của dân, do dân và vì dân), nên Đảng lãnh đạo hay nhà nước quản lý, xã hội dân sự tự quản, cơ chế thị trường tự điều chỉnh. Đó là nền dân chủ theo hướng hiện đại, XHCN.


Dân chủ hiện đại (dân chủ pháp quyền) hình thành, là sản phẩm tổng hòa giữa kinh tế thị trường- nhà nước pháp quyền- xã hội dân sự văn minh (gắn với kỷ nguyên thông tin), chứ không phải của một mặt riêng lẻ nào. Quyền lực nhân dân hay dân chủ là chủ thể trung tâm, linh hồn trong các trụ cột ấy.

Do vậy, Cương lĩnh và các văn kiện khác khi nói về dân chủ không nên chỉ bó hẹp trong lĩnh vực hệ thống chính trị. Vì chính dân chủ trước hết là dân chủ kinh tế và cơ chế kinh tế thị trường cũng là cơ chế của nền dân chủ về mặt kinh tế (tự do kinh danh, tự do cạnh tranh, bình đẳng trước pháp uật…).

Hơn nữa, về cách trình bày. Trong Cương lĩnh dự thảo, 2011, mục IV- với tiêu đề “Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng”, nhưng lại sau đó, dưới cái tiêu đề ấy, đã trình bày ngay “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”, là chưa hợp lý, hẫng hụt, thiếu lô gích, liến mạch. Nói cụ thể là thiếu câu dẫn.

Đúng ra nên viết : Đổi mới, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị là trước hết là nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân, phát triển, phát huy nền dân chủ XHCN. Và tiếp theo là trình bày về dân chủ và các thiết chế của hệ thống chính trị từ nhà nước trở đi…(như tiêu đề đã nêu).

2- Dân chủ là một vấn đề cơ bản, mục tiêu, động lực lớn bậc nhất, và cũng là vấn đề, nội dung và nhiệm vụ trung tâm thường xuyên của CNXH. Chỉ có vấn đề giàu mạnh (cả kinh tế và văn hóa) cho cả người dân và dân tộc trên nền tảng phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, nhất là khả năng tạo ra năng suất lao động, từ đó mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân này càng được nâng cao, thì mới có CNXH.

CNXH không chỉ là như vậy, nhưng không có nó thì không có CNXH đích thực, văn minh, hiện đại, tức là chỉ có CNXH khổ hạnh, tiểu nông hay công xã. Đối với nước ta nó có ý nghĩa sống còn. Đối với các nước TBCN phát triển cao thì chủ yếu nhất là tạo ra dân chủ XHCN từ dân chủ tư sản. Dân chủ đến cùng là CNXH {Lênin}. Giả sử ở VN có dân chủ XHCN mà kinh tế vẫ phát triển chưa cao thì cũng chưa thể có CNXH đích thực được.

Tuy nhiên, khi có trình độ kinh tế rất cao (giả sử như vậy) mà không có dân chủ thật sự của dân, do dân và vì dân ( xét về bản chất, thì dân chủ nhân dân= dân chủ xã hội= dân chủ XHCN), thì cũng chưa thể có CNXH. Dù rằng về mặt nào đó các nước TBCN phát triển cao lại có nhiều nội dung XHCN hơn các nước từng tuyên bố là XHCN nhưng về kinh tế mới ở mức nước kém phát triển hay đang phát triển, thậm chí đã bắt đầu phát triển.

Ngược lại, dù phát riển kinh tế chưa cao nhưng nếu có dân chủ thật sự thì người dân vẫn cảm thấy tính ưu việt nhất định của CNXH.

Dân chủ không chỉ là nội dung trung tâm của CNXH mà còn là động lực lớn phát triển đất nước và cũng là của CNXH, không dân chủ hóa thật sự sẽ không có đất nước (và nhân dân) vừa giàu vừa mạnh.

Do vậy, cần suy nghĩ sâu sắc căn dặn lại trong Di chúc của Hồ Chí Minh, rằng Dân chủ và giàu mạnh, chứ không phải Giàu mạnh và dân chủ. Trật tự này không đơn giản là hình thức mà là lôgich của tiến trình biện chứng khách quan.


Trong chế độ ta CÓ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀ CÓ CNXH. Mất dân chủ (nghiêm trọng) là mất CNXH.

Dân chủ và Giàu mạnh như vậy là hai mặt cơ bản, cốt lõi nhất, cấu thành CNXH thật sự, đích thực.

3- Nền dân chủ ở nước ta hiện nay là chưa thuần thục, chưa trưởng thành, còn thấp, nhiều hạn chế, chưa đi đến cùng. Gần như lần đầu tiên Cương lĩnh mới nêu lên xây dựng nền dân chủ XHCN, nghĩa là nó chưa có về cơ bản mà mới có những tiền đề và yếu tố, nên không chỉ là phát huy.

Nhận thức dân chủ là nền tảng của CNXH (có bài báo nêu như vậy, nhưng văn kiện cũng chưa có nếu khái niệm này), bên cạnh nền tảng kinh tế và văn hóa, thì phải dựa vào nền tảng này mà phát triển. Còn dân chủ là động lực thì cần phát huy. Dân chủ là mục tiêu thì cần phấn đấu hướng tới.

Dân chủ là vấn đề trung tâm thì các lĩnh vực khác phải hướng vào, để thực hiện, và phát huy nó làm cho nó lan tỏa xung quanh trong các lĩnh vực, trụ cột khác. Điều đó càng quan trọng trong bối cảnh hiện nay có yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, cải cách dân chủ, mở rộng quyền tự do, dân chủ của người dân, phát huy cao động lực dân chủ, như một động lực chủ yếu để xây dựng đất nước, xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới, xã hội mới, con người

Cương lĩnh viết như sau: “Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”.

Nhưng không rõ xây dựng nền dân chủ của nhân dân ngày càng cao, càn toàn diện – thực chất của nền dân chủ XHCN so với xây dựng nền kinh tế hiện đại thì nó có vị thế so sánh như thế nào?

Theo chúng tôi, Dân chủ là một vấn đề trung tâm, cốt tử của chế độ mới, nhất là của CNXH… Dân chủ trước hết, nhân dân là trung tâm, là chủ thể sáng tạo chứ không phải là đối tượng. Dân chủ nhân dân là sinh khí, sức sống của chế độ mới, và của CNXH.

Ngay cả xu hướng và hiện thực chủ nghĩa dân chủ xã hội (chúng ta hay dịch là CNXH dân chủ, cách dịch này khái niệm dân chủ đựa ra sau mang tính chất tính từ, trong khi đó quan niện của họ dân chủ đứng đầu là danh từ, là chủ thể) thì theo họ chẳng thà không nói, chứ nói thì phải nói CNXH dân chủ để phân biệt với CNXH Xôviết, mà thực chất có một thời gian dài là CNXH chuyến chế, toàn trị. Dân chủ của nhân dân là thực chất và là trung tâm của CNXH nhân bản, nhân đạo, nhân văn, CNXH khoa học. .

4- Cần tập trung xây dựng nền dân chủ của nhân dân, từng bước hình thành, hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Điều này hết sức quan trọng là khi chúng ta tiến lên xây dựng xã hội mới trong hoàn cảnh lịch sử từ chế độ tập trung, tập quyền, chuyên chế cao của phương thức sản xuất châu Á, lại trải qua chiến tranh, và chế độ thuộc địa nửa phong kiến và sau đó trải qua thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp.

Hiện nay, chúng ta thực hiện chế độ một đảng. Với chế độ một đảng cầm quyền thì phải dân chủ hóa mạnh mẽ để khắc phục khả năng một đảng thì dễ quan liêu, bảo thủ, độc đoán, lạm quyền Một đảng thì khả năng ổn định chính trị nhiều hơn nhưng phải tránh ổn định - trì trệ.

Chính chế độ một đảng nên phải dân chủ hóa mạnh mẽ hơn nữa. Cụ thể là cần thừa nhận thực hiện xã hội dân sự văn minh; thực hiện chế độ trưng cầu ý dân; thực hiện theo định kỳ Bảng đo lường uy tín cán bộ chủ chốt của Đàng và nhà nước; thực hiện các cơ chế độc lập giám sát và phản biện xã hội, kiểm soát quyền lực,kể cả đối với đảng cầm quyền cũng như đối với các cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân, thể chế hóa sự cầm quyền của đảng cầm quyền; tùy theo từng thời kỳ mà xây dựng thể chế dân chủ cho phù hợp với quá tình dân chủ hóa…; đồng thời phải xây dựng ý thức dân chủ, nâng cao dân trí và quan trí về dân chủ, có bản lĩnh rèn luyện và thực thi dân chủ.

Xây dựng và thực hiện nền dân chủ (cả về văn hóa dân chủ, thể chế dân chủ, hành vi, phong cách dân chủ) là một quá trình lâu dài cũng như xây dựng nền kinh tế. Ngay dân chủ TBCN cũng như vậy, huống hồ gì dân chủ XHCN.

Đảng tin dân, dựa vào dân, vì nhân dân thì không thể sợ hay ngại xã hội dân sự. Không thể vin vào mặt hạn chế nào đó của xã hội dân sự để bài bác nó. Ngay cả nhà nước cũng có mặt trái: còn nhà nước thì còn quan liêu lạm quyền, tham quyền cố vị, đặc quyền đặc lợi…Có là điều phải hạn chế tối đa mặt trái của nó bằng cơ chế, thể chế và sức mạnh của nhân dân, của dân chủ và pháp quyền mà thôi.

Vấn đề hiện nay là có thể hay chỉ cần bổ sung vào Cương lĩnh là xây dựng, thực hiện nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân là phát triển xã hội dân sự văn minh, xã hội dân chủ, pháp trị theo định hướng XHCN; Dân chủ là một vấn đề trung tâm, cốt tử, Dân chủ là sinh khí, sức sống của chế độ mới, và của CNXH. Như đã nói ở trên cần phải thể hiện ngày càng sinh động trong cuộc sống.

Hồ Bá Thâm - Chungta.com

 
Trong lịch sử,nhân dân là động lực tiên quyết đến sự phát triển của xã hội.Chính nhân dân là người xây dựng lên nhà nước,nhưng rồi cũng chính nhân dân là lực lượng lật đổ nhà nước nếu nhà nước kìm hãm sự phát triển.Giai cấp nào,đảng phái nào,cá nhân nào được quần chúng ủng hộ thì sẽ được tín nhiệm đưa lên làm lượng tiên phong lãnh đạo xã hội.Còn nếu như đi ngược lại lợi ích quần chúng:mâu thuẫn lợi ích kinh tế,tư tưởng đạo đức,văn hóa nghệ thuật... thì tất yếu sẽ bị lật đổ.Lịch sử cho thấy có giai cấp rồi có đảng phái,sau đó có nhà nước đặc trưng của đảng phái,của giai cấp đó,giai cấp lập ra đảng phái,đảng phái lập ra nhà nước,nhà nước dùng pháp luật để thực thi ý chí giai cấp mình,quá trình phát triển chỉ là sự thay thế vương triều này bằng vương triều khác ,thay thế nhà nước lỗi thời này bằng nhà nước tiến bộ hơn,đó là quy luật bao quát nhất.
Tuy có đấu tranh giai cấp,có sự tranh giành quyền lực giữa các Đảng phái,các tổ chức cầm quyền với nhau nhưng quyết định giai cấp nào là thắng cuộc còn phải phụ thuộc vào sự ủng hộ của dân. Một cuộc khởi nghĩa vì lợi ích chung sẽ có lợi hơn là những cuộc tranh giành địa vị của các tập đoàn thống trị với nhau,nếu có chiến tranh thì khổ nhất chính là dân.

Dân chủ là động lực phát triển và mục đích xuyên suốt trong lịch sử loài người.
Người nô lệ đấu tranh với giai cấp chủ nô để làm chủ thân thể mình,người công nhân đấu tranh để có quyền làm chủ tư liệu sản xuất,hợp nhất giữa sử dụng tư liệu sản xuất với sở hữu tư liệu sản xuất,người dân có quyền bầu cử,có quyền được tham gia ứng cử,tham gia quản lí xã hội.Ngân sách nhà nước đều từ tiền thu thuế của dân,các công trình xây dựng phải khoan thư sức dân,tất cả mọi người trước khi là lãnh đạo,thuộc giai cấp này hay tầng lớp nọ thì trước tiên họ phải là công dân đã.Như thế vè mặt tự nhiên dân là lực lượng sản xuất,kiến thiết dất nước.Nhưng mặt xã hội thì thời phong kiến thiên hạ là của vua chúa,vua chúa là người độc tôn lãnh đạo,con vua lại làm vua,dòng dõi quan lại,hoàng tộc là những người hưởng lợi nhiều nhất,luật lệ ,phép tắc là ý chí của vua.Chế độ tư bản tuy dân chủ hơn nhưng giai cấp tư sản vẫn là lực lượng nắm quyền,các tổng thống ở các nước tư bản lớn hầu như đều xuất thân từ dòng dõi con nhà tư sản giàu có,trong quan hệ sản xuất thì người chủ là người quản lí,hưởng thụ cao hơn công nhân.Người công nhân làm việc anh ta sẽ biết hơn ai hết mình đã mệt chưa,đã nên nghỉ chưa,ngày làm bao nhiêu giờ thì hợp.Như thế nếu để anh ta lên lịch làm việc thì sẽ chuẩn hơn là để người chủ ép làm bằng này tiếng trong một ngày.
Như thế dân chủ phải là đưa tài nguyên về cho dân,tài sản quốc gia là của dân,dân có quyền quản lí xã hội,luật pháp là ý chí của dân,quan trọng hơn là dân có quyền phản biện lại nhà nước.Dân có quyền phản biện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua quốc hội,thời xưa ở La Mã hội nguyên lão chính là hình thức quốc hội đầu tiên. Dân chủ đến cực điểm là thủ tiêu nhà nước,nhà nước sẽ không còn nữa ,lúc đó nhân dân làm chủ thực sự,xã hội không còn giai cấp.Dân chủ là mục đích cao nhất,không thể lấy danh nghĩa cá nhân hay tập thể để thủ tiêu quyền tự do chính đáng của con người.Con người có quyền làm chủ thân thể mình,làm chủ sức lao động của mình,làm chủ thành quả lao động sáng tạo của mình.Mỗi người đều có quyền lợi và trách nhiệm gắn với mình,không ai được phép dân chủ quá trớn xâm phạm lên quyền của người khác bởi vì qua quá trình phát triển người ta đã xây dựng phát triển và xác định ra khái niệm dân chủ chung nhất cơ bản áp dụng cho tất cả ,còn những quyền hạn riêng như nơi công cộng này chỉ dành cho quan lại,còn dân đen không được vào chỉ là dân chủ lệch lạc,chà đạp lên quyền của nhau.Nhà nước cũng chỉ có quyền hạn nhất định của mình.Trong gia đình giữa cha mẹ con cái cũng có những quyền hạn nhất định của nhau.
Dân chủ và kỉ luật thì dân chủ là cái tiên quyết,có thể phá vỡ khuôn khổ của kỉ luật,còn kỉ luật thì lại tác động lại để tránh dân chủ quá trớn tránh xâm phạm quyền hạn lẫn nhau sẽ làm mất dân chủ .Luật pháp là ý chí của nhà nước,nên nhà nước hay mâu thuẫn với quyền dân chủ của nhân dân,đó là cái tất yếu của mối quan hệ biện chứng,nếu như nhà nước của toàn dân thì luật pháp sẽ là ý chí của dân.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top