Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Ngày xưa, trừ những đám cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì hầu hết là các chàng trai nhờ bạn thân hoặc ông chú, ông cậu mách mối rồi trình bày với cha mẹ. Cũng có những chàng trai giả vờ làm người đi mua lợn giống hoặc mua cau để có cớ đến nhà cô gái. Và cũng có những cô gái sắm vai người đi mua lá dâu hoặc mua chè để có cơ hội đến nhà chàng trai để tìm hiểu.
Để xây dựng mối quan hệ giữa hai gia đình, nhà trai phải mượn người làm mối sang ướm lời bên nhà gái. Những ông hoặc bà mối này ăn nói rất khéo. Nhiều khi còn nói có vần có điệu rất dễ đi vào lòng người.
Nếu nhà gái đồng ý thì bên nhà trai làm lễ chạm ngõ. Lễ giản đơn nhất là vài chục quả cau, xếp lá trầu, mấy gói chè. Sau đó, nhà trai phải đi lại với bên nhà gái qua vài cái Tết rồi mới được làm lễ ăn hỏi và cưới. Trong giai đoạn này, nếu là tết Nguyên Đán, nhà trai phải mang sang biếu nhà gái mứt, chè, bánh chưng. Việc biếu này gọi là “đi xêu,” Tết Đoan Ngọ thì “xiêu” bằng đôi ngỗng. Tết cơm mới thì “xêu” bằng gạo mới và gà.
Ở nông thôn xưa, nhà nghèo thì cô dâu sắm chiếc áo ngắn, thắt lưng hồng hoặc hoa lý và một chiếc nón che mặt để về nhà chồng, rồi sau đó che nắng, che mưa khi lao động. Nhà khá giả thì may cho con gái cánh sen, áo cánh trắng. Ngoài là áo (dài nõn chuối rồi áo màu mỡ gà. Hành trang còn có áo the hoặc áo sa đen, khăn nhiễu tím hoặc nhung đen, thắt lưng hồng đào hoa lý, nhiễu tím ba chiếc, ruột tượng sồi, khuyên vàng, xà tích, ống vôi bằng bạc. Váy trong màu hồng đào Váy ngoài là lĩnh tía. Chân đi dép cong.
Lễ rước dâu thường đi bộ. Nàng thì vui, gặp mưa, quần áo, dò đường đi từng bước. Nhà trai khá giả thì có ngựa, có võng. Sáu, bảy con ngựa cho cụ cầm hương, cha cô dâu, cha chú rể và chú rể cùng đôi ba vị chức sắc cô dâu ngồi võng đào...
Đám cưới thường chọn năm, tháng, ngày, giờ tốt lành nhất cưới vợ xem tuổi đàn bà. Làm nhà xem cách ... Đón dâu về nhà trai, cô dâu và chú rể phải làm lễ tơ hồng. Trong lúc đó, có một ông chú hoặc ông bác nào đó tốt giọng nói lên: “Dù trai dù gái cũng xin báo điềm vui cho sớm. Dù giàu, dù nghèo, dù sang dù hèn cũng xin được ăn ở với nhau đến trọn đời, mãn chiều xế bóng...”. Sau lễ tơ hồng, cô dâu phải vào lạy cha mẹ chồng, vừa ra mắt vừa nhận nhiệm vụ gia đình gọi là gánh vác giang sơn nhà chồng.
Để xây dựng mối quan hệ giữa hai gia đình, nhà trai phải mượn người làm mối sang ướm lời bên nhà gái. Những ông hoặc bà mối này ăn nói rất khéo. Nhiều khi còn nói có vần có điệu rất dễ đi vào lòng người.
Nếu nhà gái đồng ý thì bên nhà trai làm lễ chạm ngõ. Lễ giản đơn nhất là vài chục quả cau, xếp lá trầu, mấy gói chè. Sau đó, nhà trai phải đi lại với bên nhà gái qua vài cái Tết rồi mới được làm lễ ăn hỏi và cưới. Trong giai đoạn này, nếu là tết Nguyên Đán, nhà trai phải mang sang biếu nhà gái mứt, chè, bánh chưng. Việc biếu này gọi là “đi xêu,” Tết Đoan Ngọ thì “xiêu” bằng đôi ngỗng. Tết cơm mới thì “xêu” bằng gạo mới và gà.
Ở nông thôn xưa, nhà nghèo thì cô dâu sắm chiếc áo ngắn, thắt lưng hồng hoặc hoa lý và một chiếc nón che mặt để về nhà chồng, rồi sau đó che nắng, che mưa khi lao động. Nhà khá giả thì may cho con gái cánh sen, áo cánh trắng. Ngoài là áo (dài nõn chuối rồi áo màu mỡ gà. Hành trang còn có áo the hoặc áo sa đen, khăn nhiễu tím hoặc nhung đen, thắt lưng hồng đào hoa lý, nhiễu tím ba chiếc, ruột tượng sồi, khuyên vàng, xà tích, ống vôi bằng bạc. Váy trong màu hồng đào Váy ngoài là lĩnh tía. Chân đi dép cong.
Lễ rước dâu thường đi bộ. Nàng thì vui, gặp mưa, quần áo, dò đường đi từng bước. Nhà trai khá giả thì có ngựa, có võng. Sáu, bảy con ngựa cho cụ cầm hương, cha cô dâu, cha chú rể và chú rể cùng đôi ba vị chức sắc cô dâu ngồi võng đào...
Đám cưới thường chọn năm, tháng, ngày, giờ tốt lành nhất cưới vợ xem tuổi đàn bà. Làm nhà xem cách ... Đón dâu về nhà trai, cô dâu và chú rể phải làm lễ tơ hồng. Trong lúc đó, có một ông chú hoặc ông bác nào đó tốt giọng nói lên: “Dù trai dù gái cũng xin báo điềm vui cho sớm. Dù giàu, dù nghèo, dù sang dù hèn cũng xin được ăn ở với nhau đến trọn đời, mãn chiều xế bóng...”. Sau lễ tơ hồng, cô dâu phải vào lạy cha mẹ chồng, vừa ra mắt vừa nhận nhiệm vụ gia đình gọi là gánh vác giang sơn nhà chồng.
( Theo Lý Khắc Cung )