• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Đặc sản Việt Nam

Bạch Việt

New member
Xu
69
ĐẶC SẢN VIỆT NAM


Tại sao Việt Nam không trở thành “Bếp ăn của thế giới” ? Đó là ý kiến của nhà marketing nổi tiếng, ông Philip Kotler trong buổi hội thảo “Marketing mới cho thời đại mới” tại Tp.HCM với hàng trăm nhà doanh nghiệp VN tham dự. Ông nói mỗi quốc gia đều phải có những sản phẩm mang tính quốc tế, mà hễ nói đến sản phẩm đó là người ta nghĩ ngay đến là của quốc gia đó. Ông nói tiếp, hiện nay Trung Quốc là “công xưởng” của thế giới, Ấn Độ là “văn phòng” của thế giới. Còn Việt Nam tại sao không trở thành “bếp ăn” của thế giới? Philip Kotler đặt câu hỏi như vậy. Theo ông thì Việt Nam có khá đầy đủ nguồn lương thực, thực phẩm – đây là thế mạnh của Việt Nam có thể phát triển và cung cấp cho thế giới. Đây là một gợi ý đáng suy nghĩ …

Việt Nam có một nền ẩm thực rất phong phú đa dạng. Chịu ảnh hưởng bởi Trung Hoa, các món ăn VN có nét gần giống với người bạn láng giềng, nhưng đồng thời, người Việt cũng biết chế biến sao cho hợp khẩu vị với mình và mang đặc tính riêng. Món ăn VN không “quá nhiều dầu mỡ” như Trung Hoa, không “quá nhiều bơ sữa” như món tây, không “tái sống” như Nhật Bản. Món ăn VN hầu hết là món ăn nóng và cũng “fast” như KFC của Mỹ (Tại sao không thể coi phở, hủ tiếu, bún bò VN là fastfood ?). Xin giới thiệu những món ăn Việt phổ biến nhất, hầu như ai cũng biết. Mỗi miền không chỉ có 1 món ăn là đặc sản. Một miền có nhiều vùng, mỗi vùng có 1 món riêng.

Miền Bắc: Cốm làng Vòng



Mỗi độ heo may về, trong ký ức của người Hà Nội lại nhớ đến hương cốm ngầy ngậy của làng Vòng. Quả thực, bức tranh thu Hà thành sẽ thiếu hụt biết bao nếu thiếu đi một nhúm nếp xanh bọc trong lá sen và quấn sợi rơm non.

Quanh ngoại thành bây giờ rất nhiều vùng có lúa nếp và có thể làm cốm nhưng vùng đất cốm nổi tiếng nhất từ trước đến nay chính gốc tại làng Vòng.
Cốm ngon hay kém chủ yếu phụ thuộc vào giống nếp. Tại mỗi mẻ cốm ra lò còn có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường.
Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể hoặc hơn lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này số lượng bao giờ cũng ít và hiếm, nếu có chỉ dành cho gia chủ thưởng thức mà thôi.


Miền Trung: cơm Âm Phủ



Lý do món này được gọi là cơm Âm Phủ vì: ngày xưa vua đi vi hành, dân không được phép thấy mặt vua nên phải đóng cửa ở trong nhà, lại phải tắt bớt đèn. Buổi chiều tối, vua ghé nhà 1 bà góa hỏi xin cơm ăn. Bà góa ko biết vua tới, ko có chuẩn bị gì ngon, trong nhà có gì thì đem hết ra thết đãi. Bà nấu cơm, xung quanh xếp dưa leo, rau cải bình thường, ko như bây giờ còn có thịt, chả lụa hay trứng chiên. Kiểu như chúa Trịnh ăn “mầm đá”, vua đi đường mệt nên ăn thứ đơn giản vậy lại thấy ngon. Sau này vua gọi bà góa vào cung nấu cho vua ăn món đó. Lại nhớ lúc ăn ngồi trong ánh đèn leo loét tù mù, nhà bà góa nằm trên 1 bãi đất bị sụp xuống, giống dưới âm phủ nên vua mới gọi món đó là cơm Âm Phủ.

Miền Nam: Cá lóc nướng trui và thịt chuột đồng



Nói đến món cá lóc nướng trui thì không ở đâu qua Cà Mau, nơi có rừng tràm U Minh hạ mà phía dưới là vô số cá đồng sinh sống. Hàng năm, mỗi khi gió bấc lùa về là nông dân tại Cà Mau vào mùa làm đìa. Tập quán này của người dân miệt U Minh đã làm nên rất nhiều huyền thoại để đời. Đó không chỉ là những câu chuyện kể của bác Ba Phi mà còn là huyền thoại Ba Đìa. Cá đồng mùa làm đìa (hay còn gọi là chụp đìa) ngon nhất trong năm bởi đây là những con cá đã no đủ trong mùa nước nổi và đã tích trữ năng lượng chuẩn bị sống qua mùa khô hạn. Nhiều con cá “chất lượng” được giữ lại làm giống, số khác cân cho thương lái. Tuy nhiên, người dân miệt U Minh hạ lại thích để dành những con cá ngon nhất làm món cá lóc nướng trui.

Vừa ăn hơn cả là những con cá nặng khoảng 600- 800g. Chặt tre, trúc lụi qua mình cá rồi cắm xuống đất, dùng bổi khô như rơm, sậy, cỏ đốt cho lửa cháy bùng. Món ăn này, mới nghe qua tưởng là đơn giản nhưng quá trình chế biến cũng đòi hỏi người đầu bếp phải có nhiều kinh nghiệm. Người ta phải canh lửa sao cho rơm, cỏ vừa đủ chín cá. Dư rơm, cá sẽ bị cháy khét; thiếu lửa cá sẽ nhão, phần ngon nhất là ruột cá nếu chưa chín, sẽ rất tanh, nhất là khi để nguội. Một bí quyết mà người Cà Mau luôn nhắc nhau là trước khi nướng phải chặt bỏ đuôi cá để tránh cho cá bị ứ máu. Sau khi lửa tàn, cạo sạch lớp vảy bị cháy bên ngoài, để cá lên tấm lá chuối rồi dùng đũa rọc theo sống lưng. Tách cá ra làm đôi, gắp miếng thịt cá trắng ngần, còn đang bốc hơi nghi ngút, gói trong miếng bánh tráng kèm thịt ba rọi xắt mỏng và một chút rau rừng thì không ai có thể cưỡng lại được ý muốn cắn ngay một miếng. Thêm dĩa mắm ruột, dĩa tôm lõi luộc chín thì cá lóc nướng trui đã thành một bữa ăn thịnh soạn. Chén nước chấm ăn kèm phải là loại nước mắm thật ngon, pha thêm chanh đường, ớt, tỏi, me hay chế biến từ mắm nêm và nước cốt trái khóm. Ngoài rau sống, chuối chát, khóm, khế thái mỏng, miệt U Minh hạ còn có hàng chục loại rau rừng với đủ các vị chua, chát nhẹ làm món ăn càng thêm đặc biệt.

Cá lóc nướng trui ngon nhất là từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch, cá lúc này thân béo tròn, ruột đầy mỡ. Vậy nếu có dịp đến Cà Mau mùa này, bạn hãy gọi món cá lóc nướng trui, vừa ăn vừa nghe kể chuyện bác Ba Phi… Trong nội ô TP Cà Mau, bạn có thể ghé quán Thanh Trúc đường Phan Ngọc Hiển, quán Hai Lúa đường Nguyễn Ngọc Sanh và Vườn ẩm thực 70 đường Trần Văn Thời để thưởng thức món ăn dân dã này với giá dao động từ 40.000 đến 70.000 đồng/ suất, tùy theo cân nặng của cá.




Chén nước mắm me ăn kèm với cá lóc nướng trui​
Và thịt chuột…
Không quá xa lạ trong ẩm thực Việt Nam và cũng xuất hiện trong ẩm thực của một số quốc gia khác trên thế giới, thịt chuột có thể sử dụng chuột đồng (chuột cơm hoặc chuột cống nhum), thậm chí cả chuột chù, để chế biến thành nhiều món ăn ngon và lạ.
Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Hàng trăm món ăn thịt chuột đặc biệt về hương vị và cách thức thực hiện có thể được liệt kê: chuột xắt miếng to khìa nước dừa và sả ớt, chuột xào sả ớt, chuột ram mặn với muối, chuột xào lá cách, chuột nấu canh chua, chuột ướp sả nướng, chuột băm nhỏ xào lá quýt, chuột xào lá mò om cuộn bánh tráng nướng, chuột xào bầu, chuột luộc rắc lá chanh thái chỉ, chuột xào với đậu phụng và hành lá ăn với bún, chuột ram vàng kho mềm chấm muối chanh hay nước mắm dầm ớt, chuột nấu đong, chuột nấu giả cầy, chuột xào chua ngọt, chuột sốt cà chua, chuột ướp tỏi ớt kẹp lá chanh nướng, tiết canh chuột, chuột ướp lá lốt phơi hay sấy khô tương tự món bò khô hay khô nai khô mực, chuột ướp hành tỏi bỏ lò, chuột xào lăn, chuột làm mắm, chuột nấu đông, chuột bao tử hấp thuốc bắc, chuột xé phay, chuột lúc lắc, gỏi chuột, chuột cà ri, chuột quay trong các lu
vại, chuột nấu chua cơm mẻ, thịt chuột nấu với hà thủ ô và lá câu kỷ, chuột nhồi thịt và các gia vị vào da chuột đem hấp hoặc nướng, chuột bao tử hấp cơm, chuột bao tử nhúng dấm, chuột bao tử tẩm bột chiên v.v….

Hải sản
Trên hình là món cua farci.

Cua rang me
Ghẹ, một đặc sản miền biển. Tuy nhiên nếu ai ăn không quen sẽ dễ bị Tào Tháo rượt
Mực tươi
Mực 1 nắng, đặc sản rất nổi tiếng của Phan Thiết và Nha Trang
Tôm luộc
Tôm hấp nước dừa
Một tô soup sứa
Món sứa trộn
Bữa cơm điển hình của người Việt
Người Việt có thói quen cả nhà cùng nhau dùng bữa cơm chiều. Ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em quây quần bên nhau cùng ăn những món ăn ưa thích do bà và mẹ nấu, kể chuyện trường lớp, công việc cho nhau nghe rồi cùng cười, cùng bà luận. Thói quen đó giúp cho tình cảm gia đình thêm đầm ấm. Xã hội Việt Nam ngày nay ít còn gia đình nào giữ được truyền thống đó. Người lớn bận rộn hơn, trẻ con học thêm nhiều hơn khiến cho người ta không còn cơ hội bên nhau ăn bữa cơm chung. Nếu nhà nào vẫn còn duy trì được bữa cơm như thế thì thật là đáng quý.
Nhìn chung, một bữa cơm của người Việt thường có một món canh, một món cá, một món thịt (có khi người ta ăn tép), một món rau và sau đó là tráng miệng. Tui là người miền Nam nên tui chỉ có thể giới thiệu những món thường dùng của người miền Nam. Những món của người miền Trung hay người miền Bắc thì xin nhường lại cho bạn.
Món canh thì có canh chua cá lóc.
Dân miền Tây còn có món Canh chua lươn rất ngon và bổ dưỡng.
Món thịt thì có thịt kho hột vịt (hay còn gọi là thịt kho nước dừa).
Món cá thì có cá kho tộ
Đây là một dĩa rau muống xào tỏi.
Đặc biệt, người Việt ăn cơm bao giờ cũng có 1 chén nước chấm để chính giữa mâm. Đó thường là 1 chén nước mắm sống (nước mắm nguyên chất) có dằm chút ớt, cũng có khi là chén nước mắm pha với đường-chanh-tỏi-ớt. Về các loại nước chấm tui sẽ bàn sau. Nhưng dù có ăn gì thì người Việt cũng không thể thiếu chén nước mắm. Trong hình là chén nước mắm nguyên chất ăn với canh chua là “tuyệt cú mèo”.
Trái cây nhiệt đới
Ăn cơm xong thì người Việt sẽ ăn tráng miệng. Thường người Việt ăn trái cây, ít ăn đồ ngọt như các nước Âu Mỹ. Đây là những loại trái cây ngon phổ biến ở Việt Nam.
Quýt – Mandarin
Trái thơm (trái khóm) – Pineapple
Dưa hấu – Water melon
Chuối – Banana
Bưởi xanh – Pomelo
Bưởi đỏ – Grapefruit
Sầu riêng – Durian
Măng cụt – Mangosteen
Mít – Jackfruit
Trái vải – Lychee
Xoài – Mango
Đu đủ – Papaya
Sa pô chê – Sapodilla
Nhãn – Longan
Chôm chôm – Rambutan
Mận – Plum
Vú sữa – Starapple
Táo xanh – Apple
Trái hồng – Persimmon
Mãng cầu dai (na) – Custard apple
Mãng cầu xiêm (mãng cầu gai) – Soursop​
Nghêu, sò, ốc, hến
Chem chép nướng
Khô mực nướng
Nghêu luộc
Nghêu xào me
Ốc bươu xào tỏi
Ốc hương luộc
Ốc len xào dừa
Ốc mỡ xào me
Ốc móng tay xào rau muống
Ốc nhảy
Sò điệp nướng phô mai
Sò dương
Sò huyết
Chè các loại
Chè chuối chưng
Sương sa hột lựu
Chè trôi nước
Chè hạt sen
Chè mè đen
Chè đậu trắng
Chè đậu xanh
Các món dân dã
Các món của miền Nam:

HỦ TIẾU
Hủ tiếu vốn là món ăn của người Trung Quốc di cư đem vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người Tiều phát âm là “cổ chéo”, có nghĩa là những sợi làm bằng bột nhỏ và dài. “Cổ chéo” đã Việt hóa trở thành hủ tiếu, một món ăn mà ngày nay, có người miêu tả là “đậm đà tính dân tộc”, kể ra cũng rất đúng.
Hủ tiếu khô với chén nước lèo.
của miền Bắc là:
PHỞ
Phở có nhiều loại: tái, nạm, gầu, gân, béo, chính. Để nấu thịt phở người ta thường dùng thịt bò và gà.
Phở bò
Phở gà
BÚN BÒ HUẾ
Nguyên liệu nấu bún bò thì ngoài thịt bò còn có chả và giò heo.
Bún bò giò heo
Bún bò
Sau đây là những “cực phẩm” khác cũng ngon không kém… Có thể xem chúng là fastfood cũng chẳng sai. Thêm nữa, chúng là những thức ăn nóng, rất ngon, bổ và tốt cho sức khỏe. Chỉ cần gọi và ngồi chờ 5 phút, bạn sẽ có ngay một phần “fastfood Việt Nam” chất lượng tuyệt hảo, hơn hẳn bánh mì sandwiches hay hamburgers.
Bánh bao
Bánh mì kẹp thịt
Hột vịt lộn xào me
Bún thịt nướng
Bánh cuốn
Bánh ướt
Một dĩa bánh cuốn đầy đủ chả và bánh tôm
Cơm tấm sườn
Cơm tấm bì chả
Bánh canh giò heo
Bò viên
Bún bò viên
Bún măng giò heo
Bún măng vịt
Bún mọc
Miến gà
Cháo lòng
Bún ốc

Bún riêu

Bài viết sưu tầm.
 

vàng

New member
Xu
0
Nhiều đặc sản nhỉ :D

Mình thích Bánh Cốm làng Vòng vớ
i Mít :">

Không ngờ trong này cũng có Bánh mì với bánh bao nữa..

Thích quá :))
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top