Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và quá trình phát xít hóa ở Đức.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và quá trình phát xít hóa ở Đức.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933


Sau Mĩ, Đức là nước thứ hai sớm lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế (cuối 10-1929) nó đã giáng một đòn quyết định vào nền kinh tế Đức, đẩy nước này lâm vào tình trạng suy vong về mọi mặt:
+ Năm 1930, mức sản xuất công nghiệp Đức giảm 8,4% so với năm 1929.
+ Đến năm 1932, khủng hoảng đạt tới đỉnh cao, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với năm 1929, tổng giá trị xuất khẩu của Đức chỉ gần 5,7 tỉ Mác.
+ Năm 1933, bộ máy sản xuất công nghiệp của Đức chỉ sử dụng hết 35,7% công suất, nhiều nhà máy xí nghiệp bị phá sản, gần 7 vạn xí nghiệp vỡ nợ, 8 triệu công nhân thất nghiệp,…
Nguyên nhân khiến cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức diễn ra trầm trọng là do sự phát triển bồng bột của sản xuất công nghiệp Đức trong những năm 1924-1929 nhờ tiền của Mĩ đã không được tiếp tục bằng sự mở rộng của thị trường trong nước, mà đã diễn ra trong tình hình sức mua của người dân ngày càng giảm sút và sự tăng cường bóc lột của bọn tư bản, vì gánh nặng của thuế mã, tiền bồi thường và tiền lãi của các món nợ nước ngoài. Sự lệ thuộc về tài chính đối với tư bản Mĩ và Anh đã làm cho khủng hoảng kinh tế ở Đức thêm sâu sắc. Đức là nước bại trận cho nên nền kinh tế Đức cũng có những bất lợi lớn. Kế hoạch bồi thường cho các nước thắng trận như hai tầng máy ép hút mồ hôi và máu của nhân dân: Giai cấp tư sản Đức bòn rút giai cấp vô sản Đức và tư bản nước ngoài bòn rút nhân dân Đức. Việc bồi thường này làm cho Đức gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Không những thế các nước tư bản còn luôn cạnh tranh với Đức, kìm hãm Đức bằng cách ngăn chặn hàng hóa. Trong khi đó, sau chiến tranh thế giới thứ nhất đế quốc Đức đã mất hết thuộc địa và những thị trường độc quyền. Tình hình đó đã làm cho tư bản Đức gặp những khó khăn to lớn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1923 đã làm bộc lộ và tăng cường mạnh mẽ những mâu thuẫn của chủ nghiã đế quốc Đức, mang đến cho nước Đức những thay đổi về kinh tế và chính trị sâu sắc. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng giai cấp tư sản Đức thay vì thực hiện những cải cách đã chuyển sang quân sự triệt để nền kinh tế và đi đến thiết lập chính quyền phát xít.

2. Quá trình phát xít hóa ở Đức


Khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra, Đảng Xã hội dân chủ Đức đã mất ảnh hưởng một cách nhanh chóng trong quần chúng lao động. Ngày 28-3-1930, giai cấp tư sản Đức đã đưa Bơruninh – lãnh tụ của Đảng Trung tâm đứng ra thành lập nội các mới không có sự tham gia của Đảng Xã hội dân chủ. Chính phủ Bơruninh ngay từ khi thành lập đã công khai thực hiện những chính sách chống lại quyền lợi của nhân dân và dung túng cho các thế lực phản động phát xít làm mưa, làm gió. Để đối phó với cuộc khủng hoảng, nội các mới đã thi hành một loạt chính sách tăng cường bóc lột nhân dân lao động (ra sắc lệnh đặc biệt hạ lương công nhân, giảm thuế cho bọn tư bản, đánh thêm nhiều thứ thuế mới cho nhân dân lao động,…). Bên cạnh đó, chính phủ Bơruninh còn bắt tay vào việc mở rộng quân sự hóa nhân dân, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng và cấm đoán các hoạt động của Đảng cộng sản Đức.
Năm 1932, cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra trong bầu không khí đấu tranh và Hinđenbua - ứng cử viên của Đảng Xã hội dân chủ đã thắng cử với 19.360.000 phiếu (53%). Trước tình hình kinh tế khủng hoảng ngày càng trầm trọng và phong trào đấu tranh của công nhân sôi nổi, bọn đại tư bản thấy Bơruninh trong chừng mực nào đó còn bám vào hình thức dân chủ tư sản nên đã dùng áp lực buộc Hinđenbua phải giao cho Phôn Papen lập chính phủ mới ngày 30-5- 1932.
Chính phủ Phôn Papen gồm những phần tử cực đoan đại biểu cho giai cấp tư sản lũng đoạn và địa chủ. Nó đã thi hành một loạt biện pháp đặc biệt để chống lại nhân dân như: Xử tử những người tham gia hoạt động chính trị chống lại chế độ tư bản, hạ thấp lương công nhân, bớt xén phụ cấp cho những người thất nghiệp. Để củng cố địa vị của bọn phản động cực đoan, Phôn Papen đã hai lần cho giải tán Quốc hội nhưng không đạt được kết quả. Cuộc bầu cử tháng 7-1932 đã đưa đến thắng lợi to lớn của Đảng cộng sản Đức (27,5% số phiếu, tăng gấp 10 lần so với năm 1928). Sau đó tháng 11-1932, cuộc tuyển cử bất thường đã diễn ra và Đảng cộng sản tiếp tục giành được thắng lợi với gần 6 triệu phiếu. Cả bọn phát xít lẫn bọn xã hội dân chủ đều bị hụt phiếu so với những cuộc tuyển cử trước. Điều đó chứng tỏ uy tín của Đảng cộng sản ngày càng được tăng cường, bọn phát xít đã mất dần cơ sở ủng hộ của quần chúng. Kết quả của cuộc bầu cử này đã làm cho giai cấp tư sản Đức lo sợ, Hinddenbua đã cố gắng gọi Phôn Slaixơ – bộ trưởng quân đội lập chính phủ mới thay thế chính phủ Phôn Papen. Tuy nhiên, nắm quyền chưa đầy hai tháng, do không được sự ủng hộ của tư sản chính phủ Phôn Slaixơ đã phải xin từ chức.
Trước tình hình đó, bọn phát xít đã hoạt động ráo riết để nắm chính quyền. Chúng thủ tiêu nền cộng hòa Vâyma quay sang ủng hộ Hitle và Đảng Quốc xã.

nguon diendankienthuc.net*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top