Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI



a. Hoàn cảnh lịch sử

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình
thành hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

- Hậu quả chiến tranh làm các cường quốc tư bản châu Âu gặp khó khăn, Cách mạng tháng Mười
Nga thắng lợi, Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời  Tình hình trên tác động mạnh đến
Việt Nam.

- Sau chiến tranh, đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt
quệ. Để bù đắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh, trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế của
mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành
“Chương trình khai thác lần hai” ở Đông Dương.

b. Nội dung chương trình khai thác thuộc địa :

- Từ năm 1924 đến 1929, tổng số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam tăng 6 lần so với trước chiến tranh.

- Đầu tư chủ yếu vào nông nghiệp và khai mỏ.

* Nông nghiệp:

Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền mà chủ yếu
là đồn điền lua và cao su.

- Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến
tranh); diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918, lên 120 ngàn hécta năm 1930.

- Thực dân Pháp vốn đầu tư gấp 10 lần trước chiến tranh;

- Lập đồn điền cao su, diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn ha năm 1918 lên 120 ngàn hécta năm
1930

- Nhiều công ty cao su lớn ra đời (như công ty đất đỏ, Công ty Misơlanh..)
.
* Khai mỏ (chủ yếu mỏ than)

* Pháp chú ý khai thác hai ngành này là vì:

+ Chỉ cần bỏ vốn ít mà thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.

+ Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc.

* Thương nghiệp (chính sách thuế khoá nặng nề) : Để độc chiếm thị trường Đông Dương, thực
dân Pháp ban hành đạo luật đánh thuế nặng vào các hàng hoá nhập của nước ngoài (chủ yếu là hàng
Trung Quốc và Nhật Bản), nhờ vậy hàng hoá Pháp tràn vào Đông Dương ngày càng nhiều: trước chiến
tranh 37%, sau mấy năm tăng 62% (trong tổng số hàng nhập).
Tư bản Pháp

tập trung đầu tư vào lĩnh vực khai thác than và khoáng sản

Các công ty than đã có trước đây: tăng cường đầu tư và khai thác. Lập thêm nhiều công ty than mới: Công ty than Hạ Long - Đồng Đăng; Công ty than và kim khí Đông Dương; Công ty than Tuyên Quang; Công ty than Đông Triều.
-
* Ngân hàng Đông Dương : Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông
Dương. Từ 1912 – 1930, ngân sách Đông Dương tăng gấp 3 lần nhờ vào việc đánh thuế nặng các loại
thuế đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện....

* Công nghiệp chế biến : Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở mới (sợi Hải Phòng, rượu Hà Nội,
diêm Bến Thuỷ,...)

* Về giao thông vận tải : Cũng được đầu tư để phát triển thêm phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác
và chuyên chở hàng hoá trong và ngoài nước. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn
như Đồng Đăng – Na Sầm (1922), Vĩnh – Đông Hà (1927).

c. Kết quả :

- Về kinh tế
:
+ Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam thông qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xen kẽ
với quan hệ sản xuất phong kiến.

+ Kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng vẫn bị kìm hảm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
- Về xã hội :

Có sự phân hoá sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ (địa chủ, phong kiến, nông dân) xuất hiện những tầng
lớp, giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) với những lợi ích khác nhau.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top