vanchuong83
New member
- Xu
- 0
CUỘC CHIẾN CỦA CU MÙI VÀ THÀNH CÔNG NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
Mai Sơn
Kết hợp các thủ pháp đó một cách tự nhiên nhuần nhuyễn, cuốn sách làm hiện lên cuộc xung đột giữa một thế giới phi thực - sáng tạo của trẻ con với thế giới hiện thực cũ kỹ của người lớn, chỉ vì những đứa trẻ con muốn trở nên độc đáo giữa một vũ trụ đồng phục đã bày sẵn hoành tráng ra đó.
Một câu chuyện hứa hẹn bùng nổ như thế lại bắt đầu bằng sự buồn chán kinh niên, sự buồn chán gần như không thuốc chữa của một thằng bé lên tám khi nó thốt lên như ông cụ non: “Cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá”. Tưởng như triết gia Đức Martin Heidegger sống lại trong nó với câu phát biểu: “Khi mới sinh ra người ta đã đủ già để chết”. Nhưng thằng cu Mùi không nói trong cơn bốc đồng mà đó là sự đúc kết suy tư sau bao nhiêu trải nghiệm ghê gớm và không thể não nề hơn: “Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ.” Diễn biến một ngày như mọi ngày, một ngày dài hơn thế kỷ của cu Mùi là như thế. Là bài kinh nhật tụng đầy những âm thanh ảm đạm khiến người đọc có cảm giác đang đọc một sáng thế ký mới mà thoạt kỳ thủy là sự buồn tẻ.
Cu Mùi thao thức nghĩ: “Nếu tôi là trái đất, đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, tôi sẽ không cam chịu sống một cuộc sống máy móc và đơn điệu như thế. Tôi sẽ không thèm quay nữa, hoặc là tôi sẽ tìm cách quay theo hướng khác. Mặc cho mọi thứ ra sao thì ra. Nhưng tôi không phải là trái đất. Tôi là thằng cu Mùi. Thằng cu Mùi không lái được trái đất theo ý mình nhưng nó có thể bắt cuộc sống của nó đi theo cái cách mà nó chợt nghĩ ra”.
Cu Mùi tủi thân và sầu muộn khi chợt thấy mình rơi vào hết cái bẫy thường nhật này đến cái nhà tù đơn điệu khác. Chợt liên tưởng đến thi sĩ Pháp Arthur Rimbaud từng cảm thấy nỗi buồn chán tương tự khi phát hiện ra cái thị trấn ông ở lúc còn nhỏ “hầu như không có lấy một tai nạn”. Nên không có gì ngạc nhiên, khi đến giữa cuốn sách thì Nguyễn Nhật Ánh nhắc đến thi sĩ này và bài thơ “Những nguyên âm” nổi tiếng.
Nhưng điều may mắn cho cu Mùi, thằng bé sớm mang nỗi sầu vạn cổ, và những đứa bạn giống như nó là chúng không thể thù ghét thế giới này lâu hơn mức mà chúng có thể chịu đựng. “Tôi nghĩ, nghĩ mãi, và nhờ thượng đế phù hộ, cuối cùng tôi cũng nghĩ ra lối thoát”.
Vậy đó, chúng có một cơ chế tự nhiên để sống sót. Đó là khả năng sáng tạo và tưởng tượng, nổi loạn và “làm cách mạng” để tạo ra giá trị riêng.
Chúng sáng tạo ra một thế giới khác, trước hết bằng nghệ thuật kịch, tương tự như nhân loại từ mấy trăm năm trước công nguyên đã sáng tạo ra kịch vì muốn có thêm một hiện thực khác trên sân khấu bên cạnh hiện thực hằng ngày. Nội dung kịch của thằng cu Mùi và đám bạn là nỗ lực đảo lộn những quy phạm, nghi thức, thiết chế của người lớn đang bủa vây chúng. Phải chống lại ngay cả những chân lý sắt đá của toán học, của bảng cửu chương, rằng 4 nhân 2 không phải là 8.
Chưa đủ. Để lạ hóa cái thế giới cũ kỹ nhàm chán đó, chúng đặt tên lại sự vật theo ý mình. “Kể từ hôm nay, tụi mình không gọi con gà là con gà, con chim là con chim, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết nữa… Chúng tôi muốn thay đổi một cách gọi, thậm chí nếu được thì đặt tên lại cho cả thế giới, chỉ với một mục đích hết sức tốt đẹp là làm cho thế giới mới mẻ, tinh khôi như được sinh ra lần nữa. Chúng tôi đâu có cách nào khác khi chúng tôi còn quá trẻ trong khi thế giới thì lại quá già”.
Nhưng việc đó không hề dễ dàng như Adam và Eva lần đầu tiên đặt tên cho các loài kỳ hoa dị thảo trong vườn địa đàng được Chúa ban cho mình. Ở trần gian này mọi thứ đã đâu vào đấy, đã quá già cỗi, đã dính mắc lưu cữu với chức năng thực dụng của chúng, như “ly dùng để uống nước, chai dùng để chứa nước, chén là để ăn cơm, thau là để đựng rau, đựng thịt cá…”.
Dẫu sao thì chúng cũng đã thực sự sống giữa cái thế giới được đặt tên lại đó, dù chỉ trong ngắn hạn.
Không nghi ngờ gì nữa, cái thế giới đã bị chức năng hóa kia đã bao trùm và đè nặng lên mọi cá thể, đặc biệt là những cá thể non trẻ. Một lần nữa cu Mùi và những người bạn phải vượt qua cửa ải này bằng trí tưởng tượng. Cái gối không còn để gối đầu mà đã trở thành con búp bê hay khóc nhè; cây chổi không phải để quét nhà mà có thể trở thành thứ phá nát cửa kính nhà hàng xóm hay phương tiện để một đứa trẻ cưỡi lên, bay đi như phù thủy… Nhưng trí tưởng tượng còn phải làm một việc khác xứng đáng với nó hơn, một việc vĩ đại: chỉ ra chỗ có kho báu.
Và cu Mùi và những người bạn sẽ khai quật khu vườn nhà bạn nó. Vì nó nghĩ: “Nếu không hì hục xới tung khu vườn lên để tìm kho báu thì cuộc sống của chúng tôi không biết sẽ buồn tẻ đến nhường nào”. Đến ngày thứ mười một của cuộc khai quật, toàn bộ khu vườn và cây cối tan nát, cu Mùi và những người bạn bị quát đuổi như lũ giết người.
Cuộc phiêu lưu hay cuộc nổi loạn để tồn tại của cu Mùi và những người bạn đến đây có thể coi là kết thúc. Mọi phương cách đều đã được đem ra sử dụng nhưng đều không thắng được cái thế giới logic mạnh mẽ của người lớn. Đó là một cuộc chiến bại của những đứa trẻ tám tuổi muốn khẳng định rằng ta khác với phần còn lại của thế giới. Cuộc chiến bại đó đã được tiền định, với cái gót Achilles “chết người” thấy rõ nhất ở cu Mùi. Trời ơi, đầu óc nó lơ mơ để tận đâu đâu khi người lớn đang ra sức truyền trao “kho báu tri thức” cho nó: “Bao giờ cũng vậy, tôi nhìn các con chữ một hồi thì con chữ không còn là con chữ nữa mà thay vào đó vô số hình ảnh không biết từ đâu hiện ra lấp đầy tâm trí tôi”.
Đây là chỗ tác giả để cho một người bạn ngoại quốc đồng bệnh tương lân của cu Mùi xuất hiện: Arthur Rimbaud, người đã bị trí tưởng tượng cầm tù. Cu Mùi bị trí tưởng tượng bay bổng của mình cầm tù đã đành, nó còn bị tâm hồn thơ thẩn của nó đánh thuốc mê, khiến nó làm ta hồi hộp vì không sao nắm bắt được nó, thấy nó mong manh, sợ nó sa ngã đâu đó, không khác gì nhìn một đứa bé đi bằng mũi chân trên gờ tường cheo leo.
Cu Mùi đang sống trong một thế giới phi thực do nó tự sáng nghĩ ra. Đọc đến đoạn này, ta bất giác muốn rời khỏi trang sách vì cảm động và ngây ngất. Cảm động và ngây ngất vì thấy có một cu Mùi, một Arthur Rimbaud, một Đinh Hùng [1] đang đứng lộng lẫy mà bơ vơ trên đỉnh cao chon von.
Cu Mùi là một nhân vật mới của văn học, cưu mang trong nó một chiều kích lớn của nhân loại, theo đó, mỗi người sinh ra với một khí quyển riêng để sống. Nó khiến ta, với tư cách độc giả, phải thắc mắc không thôi về số phận của nó. Làm sao nuôi dưỡng bầu sinh quyển đặc biệt này cho cu Mùi đây? Cu Mùi có hòa giải được với đời sống hay không? Và nếu hòa giải được thì nó có còn là nó như một con người độc đáo và có giá trị riêng hay không? Rất may là sau này cu Mùi đã trở thành nhà văn (cũng như Arthur Rimbaud sớm trở thành thi sĩ vĩ đại của nước Pháp), một nhà viết tiểu luận, một nhà bảo vệ quyền trẻ thơ trên các diễn đàn quốc tế.
"Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" là một mô tả tài tình về một thế giới kỳ lạ của tuổi thơ. Và tài năng của nhà văn là nhìn vào đôi mắt buồn bã của những đứa trẻ con mà thấy ra cả một hậu cảnh sâu thẳm, tưởng tượng ra cả một câu chuyện bi tráng.
Cuốn tiểu thuyết này thấm đẫm nỗi buồn. Dù ta có bị sự dí dỏm của tác giả (sự dí dỏm như một đặc điểm của tài năng văn chương hiện ra trên từng chữ, từng câu, trong mỗi tình tiết) lôi cuốn đi hết dễ dàng câu chuyện trầm trọng này, thì sau khi xếp sách lại, hình ảnh đứa trẻ con mỏng manh buộc phải từ giã vương quốc huy hoàng của nó để dấn bước vào thế giới đầy toan tính và cạm bẫy của người lớn vẫn sẽ ám ảnh ta không dứt.
Hai chương cuối của cuốn sách mô tả về cái khoảnh khắc cu Mùi và những người bạn bị sụp đổ hoàn toàn, khi từ bên này chúng bị “giải giáp” sang bên kia biên thùy của thế giới chức năng, thực dụng, bạo hành, luận lý, máy móc. Hôm đó, “[cả] bọn đã chạm đến đáy của sự chịu đựng. Cả bọn đều kiệt sức và đồng loạt lăn ra ốm một trận ra trò”. Phải cứng cỏi lắm chúng ta mới có thể đọc hết một mạch hai chương này.
Với nghệ thuật viết tiểu thuyết, tác giả làm ta say mê; bằng sự nghị luận sâu sắc, tác giả kéo chúng ta đến trước tấm gương lớn, để tự lục vấn; và nhờ sự lịch duyệt, tác giả hào phóng chia sẻ với chúng ta nhiều trái chín trong khu vườn trầm tư của mình.
Một câu hỏi rốt cuộc cũng phải đặt ra: Không biết cuốn tiểu thuyết mà ngay cả người lớn đọc cũng bị quần thảo về trí óc như thế này có gây khó khăn cho bạn đọc tuổi nhỏ của tác giả hay không? Chắc hẳn là không khi ta biết rằng hơn 100.000 bản của cuốn tiểu thuyết đã được bán ra. Một con số nói lên nhiều sự thực.
Một trong những sự thực là, cho dẫu nhiều triết lý, nhiều nghị luận hơn nữa, các bạn nhỏ ấy cũng luôn tìm thấy trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh thế giới tâm hồn của mình. Các em say sưa với cách kể chuyện duyên dáng, giàu tưởng tượng, cách hành văn trong sáng, những hư cấu kỳ ảo và đối thoại thông minh, dí dỏm của tác giả. Chữ nghĩa mà có thể gây nên những hiệu ứng như thế trong tâm trí tuổi mới lớn thì chữ nghĩa đó là của văn chương.
Có thể nói văn chương Nguyễn Nhật Ánh đã là một thành tố trong cấu trúc giáo dục thẩm mỹ cho thiếu nhi bên cạnh những nền tảng giáo dục khác từ nhà trường, gia đình, xã hội… Đó là một hiện tượng văn hóa độc đáo ở Việt Nam. Trẻ em ai ai cũng đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng ta không thấy cụ thể những ảnh hưởng của văn chương Nguyễn Nhật Ánh lên sinh hoạt thường ngày của các em. Đó lại là điều đáng mừng. Vì những ảnh hưởng ấy có thể đã lắng sâu vào tâm hồn các em thành những nét đẹp tự nhiên, những cảm thức ban sơ về đạo đức, những quy luật cơ bản của tình yêu…
Đó là phương cách mà văn chương đích thực có thể ảnh hưởng lên tâm trí một con người. Nhưng mặt khác, việc các em xếp hàng mua sách của anh, xin chữ ký của anh cho cuốn sách của mình, coi đó như là báu vật, ngồi ngấu nghiến sách của anh, truyền tay nhau sách của anh, thảo luận về sách của anh chẳng phải đã là những nét đồng dạng tuổi thơ lành mạnh đáng yêu của xã hội ta đó sao?
Nguyễn Nhật Ánh là người cung cấp món ăn tinh thần bổ ích cho các bạn nhỏ tuổi, đưa các em vào thế giới kỳ diệu của chữ nghĩa và sự tưởng tượng, giúp các em hình thành thói quen đọc sách, hay nói cho to tát là nhờ anh mà các em sớm đặt chân lên chuyến du hành bất tận vào văn hóa đọc. Mà thứ văn hóa này, như chúng ta cũng đã biết, không có thói quen thì không thủ đắc được. Hơn nữa, thế giới kỳ ảo của văn chương Nguyễn Nhật Ánh nói riêng, văn học cho thiếu nhi và tuổi mới lớn nói chung, là rất cần thiết để bồi bổ tâm hồn đang còn hoang sơ thuần phác của các em. Khi lớn lên, từ giã thế giới đó, các em sẽ có cái nhìn điềm tĩnh hơn vào cuộc sống. Còn hơn là đến khi trưởng thành mới bắt đầu đọc sách, toàn những thứ sách khó, người ta dễ bị ảo tưởng về nhiều thứ, trong đó có ảo tưởng về văn học.
Nếu trong số độc giả nhỏ tuổi của Nguyễn Nhật Ánh có người có năng khiếu văn chương, thì đó là điều quý giá. Vì chắc chắn em đó sẽ sớm có một cảm quan văn chương qua sự cảm thụ trực tiếp một tác phẩm vừa tầm với kinh nghiệm, tâm hồn và đầu óc còn non nớt của mình. Cảm quan đó rất khó mất đi mà sẽ dần được vun bồi theo thời gian và sự thủ đắc tri thức của mình.
Tại sao chúng ta có ý coi nhẹ các nhà văn Việt Nam viết cho thiếu nhi, thiếu niên khi hễ nói đến gia tài văn học dành cho đối tượng này là chúng ta lại dẫn mấy ông vĩ đại như: H.C. Andersen, anh em nhà Grimm, Saint Éxupery… mà không nhắc đến các nhà văn gần gũi như Nguyễn Nhật Ánh?
Nếu áp đặt một viễn tượng như thế với văn học dành cho người lớn, thì một danh sách vô tận các nhà văn kinh điển của thế giới sẽ bày ra trước mắt chúng ta, và lúc ấy chúng ta sẽ không cần phải có các nhà văn Việt Nam làm gì.
Mai Sơn
Một câu chuyện hứa hẹn bùng nổ như thế lại bắt đầu bằng sự buồn chán kinh niên, sự buồn chán gần như không thuốc chữa của một thằng bé lên tám khi nó thốt lên như ông cụ non: “Cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá”. Tưởng như triết gia Đức Martin Heidegger sống lại trong nó với câu phát biểu: “Khi mới sinh ra người ta đã đủ già để chết”. Nhưng thằng cu Mùi không nói trong cơn bốc đồng mà đó là sự đúc kết suy tư sau bao nhiêu trải nghiệm ghê gớm và không thể não nề hơn: “Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ.” Diễn biến một ngày như mọi ngày, một ngày dài hơn thế kỷ của cu Mùi là như thế. Là bài kinh nhật tụng đầy những âm thanh ảm đạm khiến người đọc có cảm giác đang đọc một sáng thế ký mới mà thoạt kỳ thủy là sự buồn tẻ.
Cu Mùi thao thức nghĩ: “Nếu tôi là trái đất, đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, tôi sẽ không cam chịu sống một cuộc sống máy móc và đơn điệu như thế. Tôi sẽ không thèm quay nữa, hoặc là tôi sẽ tìm cách quay theo hướng khác. Mặc cho mọi thứ ra sao thì ra. Nhưng tôi không phải là trái đất. Tôi là thằng cu Mùi. Thằng cu Mùi không lái được trái đất theo ý mình nhưng nó có thể bắt cuộc sống của nó đi theo cái cách mà nó chợt nghĩ ra”.
Cu Mùi tủi thân và sầu muộn khi chợt thấy mình rơi vào hết cái bẫy thường nhật này đến cái nhà tù đơn điệu khác. Chợt liên tưởng đến thi sĩ Pháp Arthur Rimbaud từng cảm thấy nỗi buồn chán tương tự khi phát hiện ra cái thị trấn ông ở lúc còn nhỏ “hầu như không có lấy một tai nạn”. Nên không có gì ngạc nhiên, khi đến giữa cuốn sách thì Nguyễn Nhật Ánh nhắc đến thi sĩ này và bài thơ “Những nguyên âm” nổi tiếng.
Nhưng điều may mắn cho cu Mùi, thằng bé sớm mang nỗi sầu vạn cổ, và những đứa bạn giống như nó là chúng không thể thù ghét thế giới này lâu hơn mức mà chúng có thể chịu đựng. “Tôi nghĩ, nghĩ mãi, và nhờ thượng đế phù hộ, cuối cùng tôi cũng nghĩ ra lối thoát”.
Vậy đó, chúng có một cơ chế tự nhiên để sống sót. Đó là khả năng sáng tạo và tưởng tượng, nổi loạn và “làm cách mạng” để tạo ra giá trị riêng.
Chúng sáng tạo ra một thế giới khác, trước hết bằng nghệ thuật kịch, tương tự như nhân loại từ mấy trăm năm trước công nguyên đã sáng tạo ra kịch vì muốn có thêm một hiện thực khác trên sân khấu bên cạnh hiện thực hằng ngày. Nội dung kịch của thằng cu Mùi và đám bạn là nỗ lực đảo lộn những quy phạm, nghi thức, thiết chế của người lớn đang bủa vây chúng. Phải chống lại ngay cả những chân lý sắt đá của toán học, của bảng cửu chương, rằng 4 nhân 2 không phải là 8.
Chưa đủ. Để lạ hóa cái thế giới cũ kỹ nhàm chán đó, chúng đặt tên lại sự vật theo ý mình. “Kể từ hôm nay, tụi mình không gọi con gà là con gà, con chim là con chim, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết nữa… Chúng tôi muốn thay đổi một cách gọi, thậm chí nếu được thì đặt tên lại cho cả thế giới, chỉ với một mục đích hết sức tốt đẹp là làm cho thế giới mới mẻ, tinh khôi như được sinh ra lần nữa. Chúng tôi đâu có cách nào khác khi chúng tôi còn quá trẻ trong khi thế giới thì lại quá già”.
Nhưng việc đó không hề dễ dàng như Adam và Eva lần đầu tiên đặt tên cho các loài kỳ hoa dị thảo trong vườn địa đàng được Chúa ban cho mình. Ở trần gian này mọi thứ đã đâu vào đấy, đã quá già cỗi, đã dính mắc lưu cữu với chức năng thực dụng của chúng, như “ly dùng để uống nước, chai dùng để chứa nước, chén là để ăn cơm, thau là để đựng rau, đựng thịt cá…”.
Dẫu sao thì chúng cũng đã thực sự sống giữa cái thế giới được đặt tên lại đó, dù chỉ trong ngắn hạn.
Không nghi ngờ gì nữa, cái thế giới đã bị chức năng hóa kia đã bao trùm và đè nặng lên mọi cá thể, đặc biệt là những cá thể non trẻ. Một lần nữa cu Mùi và những người bạn phải vượt qua cửa ải này bằng trí tưởng tượng. Cái gối không còn để gối đầu mà đã trở thành con búp bê hay khóc nhè; cây chổi không phải để quét nhà mà có thể trở thành thứ phá nát cửa kính nhà hàng xóm hay phương tiện để một đứa trẻ cưỡi lên, bay đi như phù thủy… Nhưng trí tưởng tượng còn phải làm một việc khác xứng đáng với nó hơn, một việc vĩ đại: chỉ ra chỗ có kho báu.
Và cu Mùi và những người bạn sẽ khai quật khu vườn nhà bạn nó. Vì nó nghĩ: “Nếu không hì hục xới tung khu vườn lên để tìm kho báu thì cuộc sống của chúng tôi không biết sẽ buồn tẻ đến nhường nào”. Đến ngày thứ mười một của cuộc khai quật, toàn bộ khu vườn và cây cối tan nát, cu Mùi và những người bạn bị quát đuổi như lũ giết người.
Cuộc phiêu lưu hay cuộc nổi loạn để tồn tại của cu Mùi và những người bạn đến đây có thể coi là kết thúc. Mọi phương cách đều đã được đem ra sử dụng nhưng đều không thắng được cái thế giới logic mạnh mẽ của người lớn. Đó là một cuộc chiến bại của những đứa trẻ tám tuổi muốn khẳng định rằng ta khác với phần còn lại của thế giới. Cuộc chiến bại đó đã được tiền định, với cái gót Achilles “chết người” thấy rõ nhất ở cu Mùi. Trời ơi, đầu óc nó lơ mơ để tận đâu đâu khi người lớn đang ra sức truyền trao “kho báu tri thức” cho nó: “Bao giờ cũng vậy, tôi nhìn các con chữ một hồi thì con chữ không còn là con chữ nữa mà thay vào đó vô số hình ảnh không biết từ đâu hiện ra lấp đầy tâm trí tôi”.
Đây là chỗ tác giả để cho một người bạn ngoại quốc đồng bệnh tương lân của cu Mùi xuất hiện: Arthur Rimbaud, người đã bị trí tưởng tượng cầm tù. Cu Mùi bị trí tưởng tượng bay bổng của mình cầm tù đã đành, nó còn bị tâm hồn thơ thẩn của nó đánh thuốc mê, khiến nó làm ta hồi hộp vì không sao nắm bắt được nó, thấy nó mong manh, sợ nó sa ngã đâu đó, không khác gì nhìn một đứa bé đi bằng mũi chân trên gờ tường cheo leo.
Cu Mùi đang sống trong một thế giới phi thực do nó tự sáng nghĩ ra. Đọc đến đoạn này, ta bất giác muốn rời khỏi trang sách vì cảm động và ngây ngất. Cảm động và ngây ngất vì thấy có một cu Mùi, một Arthur Rimbaud, một Đinh Hùng [1] đang đứng lộng lẫy mà bơ vơ trên đỉnh cao chon von.
Cu Mùi là một nhân vật mới của văn học, cưu mang trong nó một chiều kích lớn của nhân loại, theo đó, mỗi người sinh ra với một khí quyển riêng để sống. Nó khiến ta, với tư cách độc giả, phải thắc mắc không thôi về số phận của nó. Làm sao nuôi dưỡng bầu sinh quyển đặc biệt này cho cu Mùi đây? Cu Mùi có hòa giải được với đời sống hay không? Và nếu hòa giải được thì nó có còn là nó như một con người độc đáo và có giá trị riêng hay không? Rất may là sau này cu Mùi đã trở thành nhà văn (cũng như Arthur Rimbaud sớm trở thành thi sĩ vĩ đại của nước Pháp), một nhà viết tiểu luận, một nhà bảo vệ quyền trẻ thơ trên các diễn đàn quốc tế.
"Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" là một mô tả tài tình về một thế giới kỳ lạ của tuổi thơ. Và tài năng của nhà văn là nhìn vào đôi mắt buồn bã của những đứa trẻ con mà thấy ra cả một hậu cảnh sâu thẳm, tưởng tượng ra cả một câu chuyện bi tráng.
Cuốn tiểu thuyết này thấm đẫm nỗi buồn. Dù ta có bị sự dí dỏm của tác giả (sự dí dỏm như một đặc điểm của tài năng văn chương hiện ra trên từng chữ, từng câu, trong mỗi tình tiết) lôi cuốn đi hết dễ dàng câu chuyện trầm trọng này, thì sau khi xếp sách lại, hình ảnh đứa trẻ con mỏng manh buộc phải từ giã vương quốc huy hoàng của nó để dấn bước vào thế giới đầy toan tính và cạm bẫy của người lớn vẫn sẽ ám ảnh ta không dứt.
Hai chương cuối của cuốn sách mô tả về cái khoảnh khắc cu Mùi và những người bạn bị sụp đổ hoàn toàn, khi từ bên này chúng bị “giải giáp” sang bên kia biên thùy của thế giới chức năng, thực dụng, bạo hành, luận lý, máy móc. Hôm đó, “[cả] bọn đã chạm đến đáy của sự chịu đựng. Cả bọn đều kiệt sức và đồng loạt lăn ra ốm một trận ra trò”. Phải cứng cỏi lắm chúng ta mới có thể đọc hết một mạch hai chương này.
Với nghệ thuật viết tiểu thuyết, tác giả làm ta say mê; bằng sự nghị luận sâu sắc, tác giả kéo chúng ta đến trước tấm gương lớn, để tự lục vấn; và nhờ sự lịch duyệt, tác giả hào phóng chia sẻ với chúng ta nhiều trái chín trong khu vườn trầm tư của mình.
Một câu hỏi rốt cuộc cũng phải đặt ra: Không biết cuốn tiểu thuyết mà ngay cả người lớn đọc cũng bị quần thảo về trí óc như thế này có gây khó khăn cho bạn đọc tuổi nhỏ của tác giả hay không? Chắc hẳn là không khi ta biết rằng hơn 100.000 bản của cuốn tiểu thuyết đã được bán ra. Một con số nói lên nhiều sự thực.
Một trong những sự thực là, cho dẫu nhiều triết lý, nhiều nghị luận hơn nữa, các bạn nhỏ ấy cũng luôn tìm thấy trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh thế giới tâm hồn của mình. Các em say sưa với cách kể chuyện duyên dáng, giàu tưởng tượng, cách hành văn trong sáng, những hư cấu kỳ ảo và đối thoại thông minh, dí dỏm của tác giả. Chữ nghĩa mà có thể gây nên những hiệu ứng như thế trong tâm trí tuổi mới lớn thì chữ nghĩa đó là của văn chương.
Có thể nói văn chương Nguyễn Nhật Ánh đã là một thành tố trong cấu trúc giáo dục thẩm mỹ cho thiếu nhi bên cạnh những nền tảng giáo dục khác từ nhà trường, gia đình, xã hội… Đó là một hiện tượng văn hóa độc đáo ở Việt Nam. Trẻ em ai ai cũng đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng ta không thấy cụ thể những ảnh hưởng của văn chương Nguyễn Nhật Ánh lên sinh hoạt thường ngày của các em. Đó lại là điều đáng mừng. Vì những ảnh hưởng ấy có thể đã lắng sâu vào tâm hồn các em thành những nét đẹp tự nhiên, những cảm thức ban sơ về đạo đức, những quy luật cơ bản của tình yêu…
Đó là phương cách mà văn chương đích thực có thể ảnh hưởng lên tâm trí một con người. Nhưng mặt khác, việc các em xếp hàng mua sách của anh, xin chữ ký của anh cho cuốn sách của mình, coi đó như là báu vật, ngồi ngấu nghiến sách của anh, truyền tay nhau sách của anh, thảo luận về sách của anh chẳng phải đã là những nét đồng dạng tuổi thơ lành mạnh đáng yêu của xã hội ta đó sao?
Nguyễn Nhật Ánh là người cung cấp món ăn tinh thần bổ ích cho các bạn nhỏ tuổi, đưa các em vào thế giới kỳ diệu của chữ nghĩa và sự tưởng tượng, giúp các em hình thành thói quen đọc sách, hay nói cho to tát là nhờ anh mà các em sớm đặt chân lên chuyến du hành bất tận vào văn hóa đọc. Mà thứ văn hóa này, như chúng ta cũng đã biết, không có thói quen thì không thủ đắc được. Hơn nữa, thế giới kỳ ảo của văn chương Nguyễn Nhật Ánh nói riêng, văn học cho thiếu nhi và tuổi mới lớn nói chung, là rất cần thiết để bồi bổ tâm hồn đang còn hoang sơ thuần phác của các em. Khi lớn lên, từ giã thế giới đó, các em sẽ có cái nhìn điềm tĩnh hơn vào cuộc sống. Còn hơn là đến khi trưởng thành mới bắt đầu đọc sách, toàn những thứ sách khó, người ta dễ bị ảo tưởng về nhiều thứ, trong đó có ảo tưởng về văn học.
Nếu trong số độc giả nhỏ tuổi của Nguyễn Nhật Ánh có người có năng khiếu văn chương, thì đó là điều quý giá. Vì chắc chắn em đó sẽ sớm có một cảm quan văn chương qua sự cảm thụ trực tiếp một tác phẩm vừa tầm với kinh nghiệm, tâm hồn và đầu óc còn non nớt của mình. Cảm quan đó rất khó mất đi mà sẽ dần được vun bồi theo thời gian và sự thủ đắc tri thức của mình.
Tại sao chúng ta có ý coi nhẹ các nhà văn Việt Nam viết cho thiếu nhi, thiếu niên khi hễ nói đến gia tài văn học dành cho đối tượng này là chúng ta lại dẫn mấy ông vĩ đại như: H.C. Andersen, anh em nhà Grimm, Saint Éxupery… mà không nhắc đến các nhà văn gần gũi như Nguyễn Nhật Ánh?
Nếu áp đặt một viễn tượng như thế với văn học dành cho người lớn, thì một danh sách vô tận các nhà văn kinh điển của thế giới sẽ bày ra trước mắt chúng ta, và lúc ấy chúng ta sẽ không cần phải có các nhà văn Việt Nam làm gì.
Sưu t ầm