Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Đôi khi, trong cuộc sống có rất nhiều ấn tượng, cả tốt và xấu đã diễn ra và ta phải suy nghĩ về nó. Con người lớn lên là vì vậy.
Tôi đã trải qua một Trung Thu nữa.
Ở Hàn Quốc, Trung Thu là một Tết rất ý nghĩa, và được ưu ái, quan tâm lớn hơn là Tết Nguyên Đán của họ nữa. Nhìn họ và ngẫm đến ta..
[h=1][h=2]Bên cạnh rước đèn, hát trống quân, múa sư tử,… ngắm trăng (thưởng nguyệt) là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp tết trung thu. Và hình tượng cây đa, chú Cuội, con trâu từ xa xưa gắn liền với trăng trung thu mang trong mình ý nghĩa văn hóa đặc biệt.[/h]Ở mỗi vùng văn hoá ( cộng đồng tộc người, vùng miền) trên thế giới, trăng luôn gắn kèm với một biểu tượng mang ý nghĩa khác biệt. Nhắc hay nhìn lên mặt Trăng, đến cung trăng ắt sẽ có chị Hằng Nga, Cung Quảng Hàn rồi Thỏ Ngọc theo quan niệm của người Trung Quốc, người Nga “mang lên” cung trăng con gấu trắng, người Ấn Độ lại gọi mặt trăng là con quỷ. Với người dân nước ta từ bao đời nay trăng luôn là bức tranh có hình tượng cây đa, chú cuội và con trâu. Gắn với những đặc điểm về địa lý, khí hậu và đặc thù sản xuất của người dân hình tượng này mang ý nghĩa phản ánh nét độc đáo riêng biệt chỉ Việt Nam mới có.
Theo bút tích trên bia chùa Đọi (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) 1121 ghi lại: “Là một nước nông nghiệp, tết trung thu ở nước ta theo thể thức nông nghiệp, tinh thần của lễ thức đó trước hết thể hiện ở ý thức của người nông dân dối với mùa vụ. Tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi là lúc “muôn vật thành thơi”. Dưới ánh trăng thu, các lão nông uống trà, nhắm rượu, ngắm trăng, chiêm nghiệm, dự đoán, tiên tri”. Như vậy ngắm trăng không chỉ là hoạt động văn hóa tinh thần mà trăng còn gắn liền với đời sống lao động sản xuất của cha ông ta. Tục ngữ có câu: “Muốn ăn lúa tháng năm, trông trăng rằm tháng Tám” hay “Tỏ trăng mười bốn được tằm, đục trăng hôm rằm thì được lúa chiêm”. Chứng tỏ người nông dân Việt Nam từ xưa đã quan sát vũ trụ rất kĩ lưỡng và tinh tế để phục vụ các hoạt động của đời sống. Chính từ đặc trưng riêng biệt ấy mới xuất hiện những hình tượng như trên.
Hàng năm, rằm tháng tháng là đêm trăng sáng nhất trong năm trẻ em cũng như người lớn sẽ thấy “Vầng trăng vằng vặc giữa trời” theo cách nói của cụ Nguyễn Du. Cha ông ta đã “đưa” hình tượng cây đa, chú Cuội, con trâu “lên” mặt trăng vào đêm rằm này.
Theo PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế (Trưởng bộ môn Văn hóa học – Trường Đại Học KHXH &NV): “Đây là bức tranh tổng thể có cây cối, con vật, đến con người là sản phẩm thuần hình thành trong trường kỳ lich sử văn hoá hôm qua. Mỗi hình tượng này mang một ý nghĩa biểu trưng khác biệt”.
Cây đa từ bao lâu nay, đã gắn liền và trở thành hình ảnh quen thuộc trong môi trường sống của nông dân Việt Nam, nhất là châu thổ Bắc bộ. Trong thực tế đa là loại cây cổ thụ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa làng xã Việt Nam. Lớp lớp nông dân Việt Nam đều coi hình ảnh này như nét riêng biệt chỉ thôn quê mới có đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cây đa thường được trồng ở sân đình cho bóng mát là nơi để người lớn nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt mỏi, trẻ em vui chơi. Đa là loài cây có sức sống trường tồn, bền vững.
Là nước thuần nông, người dân ta thấu hiểu rõ ràng và xếp “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Con trâu gắn bó với biết bao thế hệ trẻ em nông thôn: từ người anh hùng - cậu bé chăn trâu Đinh Bộ Lĩnh đến trò chơi dân gian con trâu bằng lá đa. Trong văn học đồng dao có câu “ chăn trâu thổi sáo” và thơ ca có “Mục đồng địch língưu quy tận” (Trẻ chăn thổi sáo, trâu về hết - thơ Trần Nhân Tông). Các loại hình nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ, múa rối nước cũng có hình ảnh chú bé chăn trâu.
Tuy nhiên độc đáo nhất trong trăng rằm tháng tám là hình tượng con người được chọn lựa ở đây là chú Cuội. PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế lưu ý rằng: “Cuội từ danh từ đến nhân vật rất gần gũi với người Việt Nam. Không nên quên rằng người Việt gọi những hòn đây hay mảnh vụn được mài tròn do gió, nước chảy, sóng biển mà thành. Kinh nghiệm người xưa cho đến tận hôm nay trong các loại vật liệu làm móng nhà, cấu kiện xây dựng đá cuội rất quý và bền vững. Nhân loại hầu như cùng chung một con đường chọn đá cuội làm công cụ lao đông ngay từ thủa nguyên thuỷ”. Trong tiềm thức, chú Cuội là chú bé nói dối nhưng rất thông minh, linh hoạt, nói dối để tồn tại trong xã hội khắc nghiệt. Từ đá cuội đến Cuội là cách thức để sinh tồn qua, giưa môi trường đầy thử thách, biến động.
Như vậy, từ cây (cây đa), con ( con trâu ) đến người ( chú Cuội) không chỉ là hình ảnh trong cổ tích, truyền thuyết mà thành câu chuyện văn hoá không chỉ cho trẻ em.
Ngắm trăng Trung Thu - ngày tết cổ truyền cuả trẻ em, của những ai quan tâm đến trẻ em để lắng đọng, đồng cảm với những giá trị văn hóa hôm qua và tiếp nhận, bồi đắp những giá trị mới của văn hoá Việt Nam.
Bài: Đinh Nha Trang
Tranh: Việt Phương
Nguồn: Dantri
[/h]
Tôi đã trải qua một Trung Thu nữa.
Ở Hàn Quốc, Trung Thu là một Tết rất ý nghĩa, và được ưu ái, quan tâm lớn hơn là Tết Nguyên Đán của họ nữa. Nhìn họ và ngẫm đến ta..
[h=1][h=2]Bên cạnh rước đèn, hát trống quân, múa sư tử,… ngắm trăng (thưởng nguyệt) là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp tết trung thu. Và hình tượng cây đa, chú Cuội, con trâu từ xa xưa gắn liền với trăng trung thu mang trong mình ý nghĩa văn hóa đặc biệt.[/h]Ở mỗi vùng văn hoá ( cộng đồng tộc người, vùng miền) trên thế giới, trăng luôn gắn kèm với một biểu tượng mang ý nghĩa khác biệt. Nhắc hay nhìn lên mặt Trăng, đến cung trăng ắt sẽ có chị Hằng Nga, Cung Quảng Hàn rồi Thỏ Ngọc theo quan niệm của người Trung Quốc, người Nga “mang lên” cung trăng con gấu trắng, người Ấn Độ lại gọi mặt trăng là con quỷ. Với người dân nước ta từ bao đời nay trăng luôn là bức tranh có hình tượng cây đa, chú cuội và con trâu. Gắn với những đặc điểm về địa lý, khí hậu và đặc thù sản xuất của người dân hình tượng này mang ý nghĩa phản ánh nét độc đáo riêng biệt chỉ Việt Nam mới có.
Hàng năm, rằm tháng tháng là đêm trăng sáng nhất trong năm trẻ em cũng như người lớn sẽ thấy “Vầng trăng vằng vặc giữa trời” theo cách nói của cụ Nguyễn Du. Cha ông ta đã “đưa” hình tượng cây đa, chú Cuội, con trâu “lên” mặt trăng vào đêm rằm này.
Cây đa từ bao lâu nay, đã gắn liền và trở thành hình ảnh quen thuộc trong môi trường sống của nông dân Việt Nam, nhất là châu thổ Bắc bộ. Trong thực tế đa là loại cây cổ thụ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa làng xã Việt Nam. Lớp lớp nông dân Việt Nam đều coi hình ảnh này như nét riêng biệt chỉ thôn quê mới có đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cây đa thường được trồng ở sân đình cho bóng mát là nơi để người lớn nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt mỏi, trẻ em vui chơi. Đa là loài cây có sức sống trường tồn, bền vững.
Là nước thuần nông, người dân ta thấu hiểu rõ ràng và xếp “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Con trâu gắn bó với biết bao thế hệ trẻ em nông thôn: từ người anh hùng - cậu bé chăn trâu Đinh Bộ Lĩnh đến trò chơi dân gian con trâu bằng lá đa. Trong văn học đồng dao có câu “ chăn trâu thổi sáo” và thơ ca có “Mục đồng địch língưu quy tận” (Trẻ chăn thổi sáo, trâu về hết - thơ Trần Nhân Tông). Các loại hình nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ, múa rối nước cũng có hình ảnh chú bé chăn trâu.
Như vậy, từ cây (cây đa), con ( con trâu ) đến người ( chú Cuội) không chỉ là hình ảnh trong cổ tích, truyền thuyết mà thành câu chuyện văn hoá không chỉ cho trẻ em.
Ngắm trăng Trung Thu - ngày tết cổ truyền cuả trẻ em, của những ai quan tâm đến trẻ em để lắng đọng, đồng cảm với những giá trị văn hóa hôm qua và tiếp nhận, bồi đắp những giá trị mới của văn hoá Việt Nam.
Bài: Đinh Nha Trang
Tranh: Việt Phương
Nguồn: Dantri
[/h]