• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Cùng bàn luận về giáo lí nhà Phật

vô danh

New member
Xu
0
Đã là chân lí thì phải được mọi người công nhận,thống nhất với nhau,chân lí không có sự phân biệt giai cấp,Đảng phái tôn giáo cũng không thể có sự kì thị đẳng cấp sang hèn.Khi đánh giá vấn đề gì đó nếu cứ để cho tình cảm,hay định kiến chi phối thì sự đánh giá sẽ không còn khách quan trung thực,chân lí sẽ bị che lấp đi.Ví như theo quy luật thì thế hệ sau phải luôn có sự tiến xa hơn thế hệ trước bởi họ có sự kế thừa những gì của người đi trước để lại nên những quan điểm coi thường thế hệ trẻ,không muốn thế hệ sau qua mặt đều là mang tính phản tiến bộ và bảo thủ.
Khi viết bài này người viết không hề làm việc theo tình cảm,không mang định kiến và không đứng trên lập trường giai cấp hay tôn giáo đảng phái nào,không có ý định làm hộ pháp cho phật giáo hay muốn sát phạt một tư tưởng nào mà chỉ là nói lên suy nghĩ rất vô tư .

"Tính không" là triết lí của nhà Phật,đó là cái bản nguyên và cũng là cái đích cứu cánh cho vạn vật.Mọi thứ không thể tự có,sự vật là do kết tập các yếu tố bên ngoài mà thành ,gọi là nó nhưng chẳng có gì là của nó,nguyên bản chỉ là tính không.Tính không cũng giống như triết lí vô cực,đó chính là Phật,là chúa,là cái tuyệt đối.Chúa ở trong mỗi chúng ta và chúng ta lại về với chúa.Không là thứ có thể bao dung tất cả,1 bát nước đầy sẽ chẳng thể đựng thêm nhưng nếu luôn trống rỗng thì dung nạp được mọi thứ.Trong nghệ thuật quân sự có chiến thuật sơ tán làm cho "vườn không nhà trống" để đánh giặc Nguyên Mông của nhà Trần,trong võ thuật có thể dùng khoảng thinh không để hóa giải vô tận các đòn tấn công của đối thủ,đấm đá vào cái thinh không sẽ làm tiêu hao sinh lực,trong biểu tình có chiến thuật đình công ngồi dùng bất bạo động chống lại bạo động.
Tính không biểu hiện ra như là sự bình đẳng như nhau,hợp nhất thành 1 khối,không tranh đấu ,không phân hóa,dứt điểm mâu thuẫn,tĩnh tuyệt đối,giống như muôn sông bắt nguồn từ biển lại chảy về hội tụ ở biển,bản nguyên của nước là hơi nước ,trăm thứ nước lại bốc hơi thành hơi nước.
Bởi do có sự phân biệt tách rời mà không gian thời gian của vạn vật là riêng biệt là tương đối với nhau,nhưng nếu hợp nhất làm 1 thì sẽ có chung không gian thời gian,lúc đó không gian thời gian là tuyệt đối.triết lí tính không hướng tới xây dựng 1 xã hội hòa bình,bình đẳng,bức tượng Phật vốn thể hiện sự trung tính ,là sự hợp nhất vẻ đẹp của nam và nữ đã thể hiện ý tứ đó.
Đạo Phật là Đạo của người từng trải,phải là người trải nghiệm qua bon chen tranh chấp,tung hoành ngang dọc,chìm nổi mới hiểu rõ tư tướng của Phật.Giống như 1 lữ khách đi loanh quanh lắm rồi cũng có lúc mỏi chân muốn tìm chỗ ổn định,yên tĩnh mà ẩn cư.Phật Thích ca cũng là người đã vươn tới công danh quyền lực tột bực ,vinh hoa phú quý,cung vàng điện ngọc nhưng rồi thấy tất cả chỉ là tạm bợ phù phiếm nên ông đã đu tu và sáng lập ra Đạo Phật.Khi chúng ta ham muốn mà không đạt được thì khó chịu,còn khi thỏa mãn rồi thì lại muốn có hơn nữa,hôm nay là đúng nhưng mai lại sai ,sai thì phải sửa ,sửa thì sẽ có mới đúng đắn hơn nữa và lại tiếp tục thành cái sai...cái vòng luẩn quẩn chẳng bao giờ dừng.Âm dương cân bằng chỉ là trạng thái tạm thời,dương phù hợp với Âm thì tác động làm âm phát triển sinh ra mâu thuẫn,mất cân đối đấu tranh và lại hình thành sự cân bằng mới.Sự biến hóa đổi thay là vô tận,nếu con người bị hút vào cái bánh xe luân hồi ấy sẽ dẫn tới luẩn quẩn,nên cách giải thoát chỉ là thoát ra khỏi sự biến hóa,chuyển từ thái cực thành vô cực,chuyển hữu sang vô(Lão tử).
Người muốn đi tu để tìm tới sự yên tĩnh phải là người đã cống hiến làm tròn mọi bổn phận,nghĩa vụ với đời mới đúng với chân lí Phật giáo.Có người nghe thuyết giảng giác ngộ muốn vào chùa tu nhưng đại sư bảo anh ta chưa trả hết nợ đời,chưa dứt bỏ được duyên nợ nên phải ở lại trả cho xong hết mới nên đi tu.Điều này có nghĩa là không nên đốt cháy giai đoạn,mọi sự thái quá đều dẫn tới đổ vỡ,"Dương thịnh thì âm tàn"cái không mang tính quyết định vượt trội thái quá so với cái có tính quyết định,có tính tiên quyết sẽ làm cho sự phát triển đi xuống.

Triết lí nhà Phật coi trọng con người lấy "con người làm trung tâm của tồn tại",phải có sự tác động con người thì mới phân biệt được đâu là lĩnh vực vật chất đâu là mặt tinh thần.Trong sự tác động của con người thì sự vật luôn mang 2 giá trị vật chất và tinh thần,cái bình có thể là để đựng nước đó là giá trị vật chất nhưng nếu dùng nó để làm cảnh,trang trí nghệ thuật thì nó mang giá trị tinh thần,cây cối vừa để làm sạch môi trường cũng vừa là để làm đẹp phong cảnh.Bên ngoài con người là vậy còn bên trong con người cũng có 2 mặt thể xác(quá trình lí hóa sinh) và tinh thần(cảm giác ,ý thức,tình cảm),Đạo Phật cho rằng thể xác và tinh thần cũng chỉ là tài sản bất li thân chứ chưa phải con người thật.Con người thật của chúng ta nó ẩn sâu,lúc thì nó bị mê hoặc theo cái vỏ bọc nhưng nó cũng có thể vươn lên chiến thắng làm chủ thể xác và tinh thần của mình.Người ta gọi đó là "tính toàn đồ",con người là thế giới thu nhỏ,thế giới bên ngoài phản ánh vào con người tạo ra thế giới bên trong nên thế giới có gì trong con người có đó.Người trình độ thấp thì phải nhờ vả ,phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh còn người có khả năng tự lực tự cường sẽ có thể sử dụng ngay những gì tạo hóa đã ban cho trên thân thể họ.Người thường cứ nói 10 thì biết 10,nhưng người khôn thì học 1, họ tự ý thức được rồi suy ra biết 10,nghĩa là có thể tự sử dụng ngay tri thức đã hình thành trong đầu mình để phát triển.
Chúng ta sinh ra từ cát bụi,là những chất hóa học vô cơ rồi tiến hóa thành các chất hữu cơ rồi thành tế bào có thể tự nhân đôi tự đổi mới.Từ việc chỉ là cộng gộp các tế bào về số lượng,đến liên kết về chất thành tổ chức cấp cao,từ cơ thể thực vật tiến hóa thành cơ thể động vật,từ khi là con vật bình thường đến khi thành con vượn có thể làm chủ điều khiển bàn tay khéo léo hơn,có khả năng cầm nắm các công cụ,và thậm chí là cải tạo công cụ từ chỗ chỉ biết ăn sẵn những gì đã có trong tự nhiên đến khi biết chủ động trồng trọt chăn nuôi đã chứng minh rằng quy luật tiến hóa của loài người là càng ngày càng tự chủ hơn trước hoàn cảnh.Chúng ta đang trong giai đoạn sắp cạn kiệt tài nguyên nên phải cần phải có sự tái tạo,sáng chế vì vậy sức lao động trở thành tài nguyên quý hơn tiền bạc,con người ngày càng được coi trọng.Trong quan hệ xã hội người lao động tranh đấu để được quyền làm chủ số phận mình,làm chủ thân thể mình.Theo quy luật ấy thì khả năng trong tương lại con người tiến hóa thành các yogi là dự báo của vài nhà khoa học về tiến hóa ,họ có thể làm chủ đối với cả hoàn cảnh lẫn thân thể mình.Dù đời sống vật chất hay tinh thần có cao nhưng con người lại bị tha hóa làm nô lệ cho chúng như:Sống hưởng thụ,vui chơi sa đà mất tự chủ kiểm soát thì vẫn chỉ là đau khổ.

Có một số nhà khoa học phương tây khi qua Ấn Độ tiếp xúc với các yogi thấy cái học của mình thật chẳng thấm tháp vào đâu so với các Đạo sư.Cái học của họ sáng tới tận cái tâm trí,hiểu vi tế mọi cái,trong khi chúng ta chỉ mới tiến tới cái ý thức,cảm xúc chưa hẳn đã vào đến tầng sâu nhất,thậm chí có khi phải làm nô lệ cho chính cái ý thức của mình.Cái tâm ta nếu tự kiểm soát được thì ta sống tốt trong mọi hoàn cảnh.Nhảy ra ngoài tranh đấu thì đúng sai,được mất,khẳng định hay phủ định dều không ảnh hưởng gì cả.Đã có lần kiêu ngạo với bạn bè rằng mình là đệ nhất cao thủ đại nội về sở trường phép biện chứng và các vấn đề triết học cơ bản nhưng sau khi gặp 1 đại sư mới thấy mình ngông cuồng kiêu ngạo chỉ là ếch ngồi đáy giếng,mặc dù có thể thấy và làm rõ mặt triết lí ủa những vấn đề rất cụ thể nhưng so với các Đạo sư thì họ vẫn hiểu vi tế hơn ,đúng là núi cao sẽ có núi khác cao hơn.Nền văn minh càng phát triển sẽ càng phải tìm và đánh giá lại những tư tưởng của Đức Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top