Để có được tấm bằng đại học, hơn 70% cử nhân đại học ở Hàn Quốc đang phải gánh những khoản nợ lớn. Tính trung bình, sinh viên mới tốt nghiệp đại học nợ tổng cộng 11,3 triệu won (khoảng 10.000 USD).
Đây là kết quả một cuộc khảo sát mới đây được trang web việc làm trực tuyến Job Korea công bố. Theo đó, khoản nợ của 1.179 sinh viên sẽ tốt nghiệp vào tháng tới đang tăng lên. Một cuộc thăm dò tương tự thực hiện trong năm ngoái cũng chỉ ra rằng trung bình cử nhân vừa ra trường đang đi tìm việc làm ở Hàn Quốc nợ tổng cộng 7,1 triệu won.
Báo cáo mới nhất của Job Korea cho thấy sinh viên đại học 4 năm phải trả món nợ lên đến 11,7 triệu won, trong khi những sinh viên cao đẳng 2 năm gánh món nợ ít hơn, 9,3 triệu won.
Kim Joo-hee, 22 tuổi, hiện là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học uy tín dành cho nữ sinh ở Seoul, đang nợ ngân hàng khoản tiền 4 triệu won.
Ngoài thời gian học trên lớp, Kim phải xoay xở với đủ thứ nghề như gia sư, bồi bàn và làm người đánh đàn cho nhà thờ để kiếm tiền. Kim kể rằng làm thêm 2 đến 3 công việc cùng một lúc trong khoảng nửa năm giúp cô kiếm được ít nhất 5 triệu won.
Bí bách vì tiền, hiện Kim đang phải tạm nghỉ một học kì ở trường để có thời gian đi làm thêm trả nợ. Đây là lần thứ hai Kim tạm nghỉ học để đi làm thêm.
Tuy nhiên, Kim vẫn may mắn hơn nhiều so với các bạn học chung cảnh ngộ vì món nợ của Kim vẫn còn “khiêm tốn” hơn họ rất nhiều.
“Các bạn của tôi cho tôi một lời khuyên rất phổ biến”, Kim kể. “Đó là tránh xa các khoản nợ càng nhiều càng tốt”.
Trong khảo sát của Job Korea, phần lớn những sinh viên được hỏi (84%) cho rằng học phí đại học là nguyên nhân dẫn đến tình cảnh nợ nần của họ. Trong khi đó, nhóm sinh viên thứ hai cho biết chi phí sinh hoạt đắt đỏ buộc họ phải vay tiền để sống.
“Học phí đang tiếp tục nhích dần lên, vì vậy, chỉ khi nào tốt nghiệp, sinh viên mới có thể trả hết các khoản nợ” - Chang Kyung-soo, cố vấn tài chính tại Hyundai Capital (công ty tài chính tiêu dùng đang cung cấp các khoản vay dành cho sinh viên) nhận định.
Một khi đã tốt nghiệp, những sinh viên đang phải gánh lên mình món nợ khổng lồ buộc phải chen chân vào thị trường việc làm khắc nghiệt bằng mọi giá. Tuy nhiên, những vấn đề tiền bạc đeo đẳng khiến tình cảnh của họ thậm chí còn bi đát hơn. Khoản nợ không nhỏ này khiến các tân cử nhân gặp khó khăn khi xin việc vì họ luôn bị stress và trầm cảm, thậm chí mất hướng đi mỗi khi nghĩ đến số tiền nợ nần ngày càng chồng chất.
Gần 39% những người được hỏi cho biết họ đang bị căng thẳng và trầm cảm nghiêm trọng và hơn 51% nói rằng họ đang đối phó với chứng stress trong khi vật lộn tìm kiếm việc làm.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng sinh viên cũng như cử nhân đại học nên nhìn vấn đề theo cách lạc quan, tươi sáng hơn.
“Nợ bao nhiêu tiền mới thực sự là quá nhiều?”, một quan chức thuộc Quỹ Hỗ trợ Sinh viên Hàn Quốc đặt câu hỏi. Quan chức này cho rằng các khoản vay sinh viên nên được nhìn nhận là “khoản nợ tốt” và tiền bạc chi cho việc học là một sự đầu tư thông minh và những người “ôm nợ”nên xem xét việc trả nợ như là một mục tiêu trong cuộc sống.
Theo Dân Trí.
Đây là kết quả một cuộc khảo sát mới đây được trang web việc làm trực tuyến Job Korea công bố. Theo đó, khoản nợ của 1.179 sinh viên sẽ tốt nghiệp vào tháng tới đang tăng lên. Một cuộc thăm dò tương tự thực hiện trong năm ngoái cũng chỉ ra rằng trung bình cử nhân vừa ra trường đang đi tìm việc làm ở Hàn Quốc nợ tổng cộng 7,1 triệu won.
Báo cáo mới nhất của Job Korea cho thấy sinh viên đại học 4 năm phải trả món nợ lên đến 11,7 triệu won, trong khi những sinh viên cao đẳng 2 năm gánh món nợ ít hơn, 9,3 triệu won.
Kim Joo-hee, 22 tuổi, hiện là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học uy tín dành cho nữ sinh ở Seoul, đang nợ ngân hàng khoản tiền 4 triệu won.
Ngoài thời gian học trên lớp, Kim phải xoay xở với đủ thứ nghề như gia sư, bồi bàn và làm người đánh đàn cho nhà thờ để kiếm tiền. Kim kể rằng làm thêm 2 đến 3 công việc cùng một lúc trong khoảng nửa năm giúp cô kiếm được ít nhất 5 triệu won.
Bí bách vì tiền, hiện Kim đang phải tạm nghỉ một học kì ở trường để có thời gian đi làm thêm trả nợ. Đây là lần thứ hai Kim tạm nghỉ học để đi làm thêm.
Tuy nhiên, Kim vẫn may mắn hơn nhiều so với các bạn học chung cảnh ngộ vì món nợ của Kim vẫn còn “khiêm tốn” hơn họ rất nhiều.
“Các bạn của tôi cho tôi một lời khuyên rất phổ biến”, Kim kể. “Đó là tránh xa các khoản nợ càng nhiều càng tốt”.
Trong khảo sát của Job Korea, phần lớn những sinh viên được hỏi (84%) cho rằng học phí đại học là nguyên nhân dẫn đến tình cảnh nợ nần của họ. Trong khi đó, nhóm sinh viên thứ hai cho biết chi phí sinh hoạt đắt đỏ buộc họ phải vay tiền để sống.
“Học phí đang tiếp tục nhích dần lên, vì vậy, chỉ khi nào tốt nghiệp, sinh viên mới có thể trả hết các khoản nợ” - Chang Kyung-soo, cố vấn tài chính tại Hyundai Capital (công ty tài chính tiêu dùng đang cung cấp các khoản vay dành cho sinh viên) nhận định.
Một khi đã tốt nghiệp, những sinh viên đang phải gánh lên mình món nợ khổng lồ buộc phải chen chân vào thị trường việc làm khắc nghiệt bằng mọi giá. Tuy nhiên, những vấn đề tiền bạc đeo đẳng khiến tình cảnh của họ thậm chí còn bi đát hơn. Khoản nợ không nhỏ này khiến các tân cử nhân gặp khó khăn khi xin việc vì họ luôn bị stress và trầm cảm, thậm chí mất hướng đi mỗi khi nghĩ đến số tiền nợ nần ngày càng chồng chất.
Gần 39% những người được hỏi cho biết họ đang bị căng thẳng và trầm cảm nghiêm trọng và hơn 51% nói rằng họ đang đối phó với chứng stress trong khi vật lộn tìm kiếm việc làm.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng sinh viên cũng như cử nhân đại học nên nhìn vấn đề theo cách lạc quan, tươi sáng hơn.
“Nợ bao nhiêu tiền mới thực sự là quá nhiều?”, một quan chức thuộc Quỹ Hỗ trợ Sinh viên Hàn Quốc đặt câu hỏi. Quan chức này cho rằng các khoản vay sinh viên nên được nhìn nhận là “khoản nợ tốt” và tiền bạc chi cho việc học là một sự đầu tư thông minh và những người “ôm nợ”nên xem xét việc trả nợ như là một mục tiêu trong cuộc sống.
Theo Dân Trí.