Công xã Pa - ri

Chị Lan

New member
CÔNG XÃ PA - RI

Công xã Pa-ri mở cuộc họp các ủy viên công xã tại tòa Thị chính

Sau cuộc khởi nghĩa 18-3-1871, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên, ban chấp hành Trung ương Quốc dân quân tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng công xã- nhà nước kiểu mới - vào ngày 26-3-1871. Hội đồng công xã gồm nhiều Uỷ ban, đứng đầu mỗi Uỷ ban là một uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Mỗi uỷ ban gồm từ 5-8 người. Các cuộc họp của hội đồng công xã thường tiến hành ở toà thị chính rất trang nghiêm.

Toà thị chính được xây dựng vào thế kỉ XVI ở trung tâm một quảng trường rộng lớn, trước đó dùng làm nơi hành hình những tù phạm tội bị án xử tử. Toà nhà được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Đô-mê-ni-cô đa Coóc-tô-na. toà thị chính là nơi làm việc của cơ quan đầu não của chính quyền thành phố Pari. Toà nhà được kiến trúc theo phong cách thời kì Phục hưng.

Ngày 28-5-1871, quân đội chính phủ tư sản phản động, đứng đầu là Chi-e đã phá huỷ ngôi nhà này. toà thị chính được xây dựng lại như ngày nay, được hoàn thành vào năm 1882.

“Công trình kiến trúc liên hợp này thực sự uy nghiêm và độc đáo với những sảnh đường khác nhau được che bằng các mái vòm hình tháp cụt và một rừng tượng ở các góc tường. Chí ít ra thì cũng có tới 136 bức tượng nằm trên 4 mặt tiền của toà nhà; và trên dãy nhà còn có một bức tượng Etiênn Marcel. Đó là người cầm đầu các thương gia Pari thể kỉ XIV. Qua hàng thế kỉ, toà nhà đã trở thành nơi xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng. Sự kiện bi thảm nhất có lẽ đã xảy ra vào sáng ngày 27-7-1794 (tức ngày 9 tháng Tecmido, theo lịch sử của chính quyền cách mạng Gia cơ banh - chúng tôi chú, NNP). Robespierre, một người không dễ gì bị mua chuộc, cùng những người ủng hộ ông đã đóng cửa toà thị chính và ở sâu trong đó để tìm cách tránh sự đe doạ của cuộc nội chiến. Robespierre bị bắt và hành hình vào ngày hôm sau.

Cuộc cách mạng ngày 4-9-1870

Ngày 2-9-1870, hoàng đế Pháp Napôlêông III kéo cờ tráng đầu hàng quân phổ ở Xơđăng. chính phủ đế chế Pháp hết sức bưng bít, nhưng tin thất thủ Xơđăng đã lan truyền một cách khủng khiến đến thủ đô Pari. Tối ngày 3-9, hàng đoàn người kéo qua đại lộ Môngmác đến Quảng trường, hô khẩu hiệu: “Đánh đổ Đế chế!”, “Phế truất Napôlêông !”, “Nước pháp muôn năm”. Cảnh sát vũ trang cảu chính phủ Đế chế ra tay đàm áp, song không một lực lượng phản động nào có thể cản nổi dòng người đang bừng bừng khí thế cách mạng .

Ngày 4-9-1870 là ngày hội lớn của nhân dân lao động Pari. Những đoàn người tràn ra đương phố: họ bắc thang, lây rìu phá những tấm bảng vẽ loè loẹt những con phượng hoàng và những phù hiệu tượng trưng cho Đế chế. ảnh và tượng bán thân của Napôlêông III bị quẳng xuống đất. Đa số lính và cảnh sát của Đế chế , ngày hôm qua còn là công cụ đàn áp cảu chính phủ Đế Chế, hôm nay đã hoà vào khối quần chúng cách mạng . quân vệ quốc Pari tràn vào điện Buốcbông và tuyên bố nền Cộng hoà. Mọi người ngất ngây, hầu như choáng váng trước một hạnh phúc qua nhanh: người ta hướng về một tương lai đầy hứa hẹn.

Chính phủ vệ quốc do tướng Tơrốuy (Trôcho) đứng đầu được thành lập.


Chính phủ vệ quốc lộ nguyên hình là “Chính phủ phản quốc”

Sau trận Xơđăng, quân Đức tiến về Pari, ngày 17-9-1870 vây chặt thủ đô Pháp. Trước nguy cơ xâm lược và sự đàn áp dã nam của quân Đức, phong trào yêu nước đã bùng lên trong đông đảo quần chúng nhân dân Pháp. Đáng lẽ chính phủ Vệ quốc phải triệt để vận độn quần chúng nhân dân quyếta sống mái với giặc thì giai cấo tư sản lại đạt quuyền lợi giai cấp kên trên quyền lợi dân tộc. Chúng sợ nhân dân Pháp đánh thắng quân Đức sẽ quay súng chống lại những kẻ bóc lột họ, nên chúng tìm cách phá hoại kháng chiến.

Chính phủ Vệ quốc hầu nhe gồm toàn những kẻ tư sản hiểm độc, ti tiện, luôn lưa dối nhân dân. Tơrôsuy, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quóc phòng, bề ngoài tuyên bố “sẽ không bao giờ đầu hàng” và “đã có kế hoạch bảo vệ Pari, một kế hoạch bí mật để cứu văn Pari ”... Song thực tế hắn đã bán nước. Nhân dân Pari đã nổi dậy “đả đảo” Tơrôsuy và buộc hắn phải từ chức. Hợp tác chặt chẽ với Tơrôsuy troang viêv phản bội tổ quốc là Giuyn Phavrơ (Jules Favre), Bộ trưởng Ngoại giao. Háng là hạng người “cấp tiến” cửa miệng. Trong thời Đế chws, háng thường đọc những bài diễn văn “Phản đối” Đế chế, thực ra lại bợ đỡ những chính sách phản động của Đế Chế II. Khi làn Bộ trưởng Ngoại giao của chín phủ Vệ quốc, Phavrơ thề sống thề chết “không nhường một tấc đấy của Tổ quốc” cho quân Đức. Nhưng hắn lại đã đến gặp Bixmacs ở Vùcai để xin ký “hoà ước” và phái Chie (Thiers) chaỵ vạy khắp châu Âu cầu xin đầu hành. Cũng như Tơrôsuy, sau cuộc phản động trắng trợn này, Phavrơ đã bị gạt ra khỏi vũ đài chính trị, trước sự lên án và áp lực của quần chúng nhân dân Pari. Ngoài ra còn Chie, tên “Quỷ lùn quái dị” (lời của Các mác), Giuyn Ximông, kẻ hám danh vọng không kém gì hàn vang, Guyn Phẻi, kẻ vô tài vô hạnh, Llêmăng Tôma, Vinoa, nhứng kẻ coi mạng của người nghèo như sâu bọ...Lũ bán nước, hại dân ấy đã giành lấy nhiệm vụ “Quốc phòng” và “Bảo vệ Pari”!
Ngày 28-1-1872, chính hủ Vệ quốc kí Hiêpj định đình chiến vơứi Chính phủ Vương quốc Phổ. Theo đòi hỏi của Bixmác, troang thời gian đình chiến (Ba tuần), nước Pháp phải bầy ra một Quốc hội để thông qua hoà ước với phổ. Phổ không thưa nhận chính phủ Vệ Quốc, mà muốn được danh nghĩa kí kết với một chính quyền do Quốc hội bầu ra, thì hoà ước có giá trin hpn. Cuộc bầu cử tiến hành ngày 8-2-1871, đại đa số người trủng cử Quốc hội là đại chả, tăng lữ và tư sản phái hữu (Trong sôa 750 đại biểu Quốc hội có đến 450 tên bảo hoàng).

Quốc hội họp ở Boócđô ngày 12-2-1871 thành lập chính phủ mới, sau đó chuyển về Vecxai, do Ađôngphơ Chie (Adolphe Thiers) đướng đầu. A.Chie (1797-1877) nguyên là một luật sư, ký giả và sử giả. Trong cuộc đấu tranh cách mạng 1830, hắn trở thành tên phản động khét tiếng, đã từng đàn áp khởi nghĩa của công nhân. Sau cách mạng 4-9-1870, Chie có ảnh hưởng lớn tới chính sáh của Chính phủ Vệ quốc. Hắn là một ngườu giảo quyệt, tành nhẫn, tham lam, không từ một thủ đoạn nào để năm quyền lực, đồng thời là kẻ tử thù của cách mạng , cảu gia cấp công nhân. Ngày 26-2-1871, Chie đứng đầu Chính phủ pháp, ký Hiệp ước sơ bộ Vecxai, nhận những điều kiện hoà bình nhục nhã, đi tới ký hoà ước Phranphuốc (10-5-1871), troabg đó có nhữg điều khoản như: Pháp phải trả khoản bồi thưóng chiến tranh 5 tỉ phởăng, phải nhường tỉnh Andát và một phần tỉnh Loren cho Đác, một số pháo đào ở Pari bị quân Đức chiếm đóng. Thật là ô nhục, song bọn cầm đầu Chính phủ lại hí hửng vì được rảnh tay chuẩn bị tước vũ khí của Vệ quốc quân và tiêu diệt cách mạng.

Cuộc cách mạng vô sản ngày 18-3-1871

Sau khi rảnh tay với quân xâm lược Phổ, giai cấp tư sản Pháp liền quay lại tấn công giai cấp công nhân và vệ quốc quân Pari. Chính phủ Vecxai điều quân đến uy hiếp Pari. Theo hiệp định, quân đội chính quy bị tước vũ khí, song các tiểu đoàn Vệ Quốc Quân không phỉ giải giáp. Vì thế, Vệ quốc quân trở thành lực lượng vũ trang gần như duy nhất ở Pari. Trướ thái điih thù địch của chính phủ Vecxai, Vệ quốc quân bầu ra cơ quan lãnh đạo của mình là Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân vào trung tuần thánh 2-1871. Trong Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân có một số người xã hội chủ nghĩa, uỷ viên của quốc tế I nổ iến như Václanh (Varlin), Đuyvan (Duval) tham gia. Người ta coi nó như một chính quyền thứ hai ở Pari.

Ngày 26-3-1871, có tin quân đội Đức vào đóng tạm ở khu điện Êlidê, ở đó còn có hơn 200 khẩu đại bác do chính phủ cố ý bỏ lại. Nhân dân Pari hii vang: “Cứu lấy súng ống của chúng ta!”. Họ kéo nha đến khu điện Êlidê, cùng với Vệ quốc quân tay đeo băng đỏ, kéo một khẩu đại bác mới về khu công nhân Môngnác và Benvin. Ngoài ra, nhân dân và Vệ quốc quân cong đến các kho vũ khí, tịch thu được 450.000 súng trường và nhiều đạn dược.

Ngày 1-3-1871, quân đội Đức vào chiếm đóng một phần Pari do hiệp định quy định. Đường phố vắng tanh, các cánh cửa cảu các hiệu buôn đều đống, viết hàng chữ đen “Ngừng việc vì quốc nạn”. Cờ đeb ủ rũ trên nóc các công sở và trên cửa sổ nhà tư gia. Không một rạp hát nào mở cửa. Vệ quốc quân bao vây lại kẻ chiếm đóng. Họ canh phòng nghiêm ngặt không cho quân Đức đi quá một bước khỏi phạm vi quy định. Cuộc chiếm đióng của quân đội Đức chỉ kéo dài 62 giờ.

Giờ đây, Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân đã sẵn sàng chiến đấu nvứi chính phủ Vecxai. Chính phủ Vecxai cũng ráo riết đối phó. Ngày 15-3, Chie đích thân đến Pari, quyết định trước hết cướp lấu đại bác của Vệ quốc quân , dau bắt các Uỷ viên trung ương, tiến tới đè bẹp cách mạng. 3 giờ sáng ngày 18-3, Chie cho quân đội lẻn tới đánh úp đồi Mongmác (Bắc Pari), nơi tập truang 227 khẩu đại bác của Vệ quốc quân . Nhưng âm mưu của Chie bị thất bại, vì quần chúng kịp thời kéo đến hỗ trợ cho Vệ quốc quân. Nhiều binh kính địch ngả sang phía nhân dân. Binh kính bắn chết hai viên chỉ huy. Mười một khẩu đại bác bị kéo đi, lại được đạt nguyên vào vị trí cũ.

Trưa 18-3, theo lệnh của Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đòng Vệ quốc quân tiến vào trung tâm thủ đô, chiếm một số quản trường và các cơ quan chính phủ. Nhân dân từ các ngả ngoại ô của kéo vào thành phố hỗ trợ cho Vệ quốc quân. Mọi sự kháng cự của quân đội Chie bị đè bẹp. Khoảng 3 giờ chiều, Chie cùng tàn dư của dư đoàn quân chính phủ vội vã rút về Vecxai trong cơn hoảng loạn. Chiều tối, các cơ quan chính phủ đều lọt vào tay quân khởi nghĩa. Cờ đỏ bay phất phới trên nóc Toà thị chính và Bộ chiến tranh.

Cuộc khởi nghĩ ngày 18-3-1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công trong lịch sử. Chính quyền giai cấp vô sản bị lật đổ , chính quyền vô sản được thành lập.Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân làm nhiệm vụ của một chính phủ cách mạng lâm thời.


Cuộc bầu cử hội đồng công xã và lễ tuyên bố thành lập công xã Pari

Cuộc bầu cử Hội đồng công xã theo lối phổ thông đầu phiếu thực sự đân chủ đã được tiến hành ngày 26-3-1871. Tuy bọn phản động đủ màu sắc tổ chức biểu tình (không quá 1000 người), bắn súng khiêu khích, giai cấp tư sản phỉ báng, thị trưởng và các khu trưởng phản kháng kịch liệt; nhưng cuộc bầu cử vẫn được tiến hành. Gần 300.000 công đan Pari đã đi bỏ phiếu. Mọi người mặc những bộ quần áo đựp nhất, nô nức kéo nhau đến các pòng bầu cử, chọn những người đại diện của mình, không bị đe doạ, mua chuộc, lừa phỉnh những cuộc bầu cử trước đây. Cuộc bầu cử Hội đồng cống xã Pari ngày 26-3-1871 thứcự là ngày hội lớn của nhân dân Pari. Trong 85 đại biểu trúng cử, có 28 công nhân, số đông còn lại là những trí thưc (thầy thuốc, thầy giáo, nhà báo...). Trong bầu cử Hội đồng công xã Pari có khoảng 30 uỷ viên của Quốc tế I. Như vậy, về cơ bản, Công xã bao gồm những đại biểu của quần chúng lao động thủ đô. Tuy công nhân không chiếm đa số, nhưng là lực lượng lãnh đạo, vì họ là giai cấp cách mạng và đường lối của hộ chi phối hoạt động của Công xã.

Ngày 28-3-1871, Công xã tuyên bố thành tập một cánh trang trọng ở quảng trường toà Thị chính, giữa một biển người bao la. Mặt trước của Toà Thị chính được trang hoàng lộng lẫ. Cờ đỏ bay phất phới khắp nơi. Vải đỏ phất phới khắp nơi. Vải đỏ cho lấp bức tượng oai nghiêm của vua Hăngri IV và trùm lên một cái bàn dài, nơi dùng làm lễ đài, các Uỷ viên Công xá sẽ ra mắt quốc dân trong bộ đồng phục Vệ quốc quân. Mười vạn Vệ quốc quân, động ngữ chỉnh tề, lưỡi gương tuất trần, biểu dương lực lượng trức lễ đài. Nhân đãn kéo đến quản trường từ sáng tinh mơ, chật kín hè phố. Sau khi Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân công bố danh sách các uỷ viên Công xã và trao quyền cho Công xã, các uỷ viên công xá đều quàng băng đỏ ra mắt quốc dân. Tiếng hoan hô vang dậy: “công xá muôn năm!”. Tiếng đại bác chào mừng rung chuyển đất trời. Các đoàn uqqn nhạc cử Quốc ca (Cài Macxâye). Hàng trăm nghìn người hát theo như sấm động.

Các uỷ viên Công xã anh hùng

Các uỷ viên Công xã mới được bầu lên, theo một nhà văn thời bấy giờ viết, là “những nhân vật vô cùng trung thực, chân thành, thông minh, tận tuỵ, trong sạch và “Cuồng tín ” hiểu theo nghia tốt của nghĩa này. Phusăng (Pustave Flouten, 1838-1871), con tai một nhà khoa học nổi tiếng, đã dấn thân vào tronag bão táp cách mạng từ ngày còn trẻ. Ông nhiều lần bị chính quyền Đế chế II kết án, lưu đầy và phải sống lưu vong ở khắp châu Âu, tham gia khởi nghĩa của nhân dân ở đảo Cretơ. Ông viết báo, viết sách cách mạng, mấy lần bị mật trở về Pháp, dưới bộ áo người thợ. Ông bị chính phủ vệ quốc bắt giam và được nhân dân giải phóng ngày 18-3-1971. Ông tham gia Uỷ ban Công xã và chiến đấu rất dũng cảm. Ông đã hi sinh oanh liệt ở (Satu) ngày 3-4-1871.

Václanh (Varlin, 1839 - 1871), thợ đóng sách, xuất thân tỏng một gia đình nông dân từ bỏ chủ nghĩa Pruđông, tích vực đấu tranh chống lại những tư tưởng sai lầm của Pruđông và trở thành một trong những người lãnh đạo xuất sắc của Chi nhánh Quốc tế I ở Pháp. Trong thời đế chế II, ông lãnh đạo nhiều cuộc bãi công, bị chính quyền đế chế truy nã hai lần, phải trốn sang Bỉ. Sau ngày 4-9-1870 trở về Pháp, ông kiên quyết vạch mặt Chính phủ vệ quốc. Từ ngày 18-3-14871, Vaclanh tham gia vệ quốc quân, lập nhiều chiến công. Với tài năng quân sự xuất chúng, Vaclanh là một vị tướng chỉ huy gang thép. Những ngày tháng 5-1871, ở đâu xung yếu là ở đấy có mặt ông. Ông trực tiếp chỉ huy trên nhiều chiến luỹ. Ngày 27-5 một ngày trước khi Công xã bị quân thù tiêu diệt, người ta thấy Vaclanh – người thay Đơlêcluydơ, chỉ huy quân đội vệ quốc – trên chiến luỹ Ramponno, nét mặt hốc hác, rét run trong chiếc áo varoi đãm máu, đang khích lệ các chiến sĩ vệ quốc. Ngày 28-5 Vaclanh bị bắt ở gần quảng trường Rosơpho, trong một quán cà phê. Bọn Vecxai vừa kéo lê ông, vừa đánh đập tàn nhẫn cho đến chết. Trước khi hi sinh, ông hô to nhiều lần : “Cộng hoà muôn năm! Công xã muôn năm!” ngày ấy cũng là ngày chiến luỹ cuối cùng của Công xã tan vỡ.

ĐờLêcluydơ (Delescuze) (1809 - 1871) là một nhà báo dạn dày kinh nghiệm chiến đấu, cả cuộc đời hi sinh cho cách mạng, là một trong những hình ảnh xúc động nhất của người anh hùng Công xã. Ông thuộc thế hệ những nhà cách mạng lão thành, tượng trưng cho tình thần cách mạng 1848. Ông bị kết án tù mấy lần, một lần bị đầy sang đảo Cayen (cayenne) ; được tự do, ông lại tiếp tục chiến đấu không mệt mỏi. Trong thời kì cách mạng Công xã, ông đã 62 tuổi. Ông được Công xã giao nhiều nhiệm vụ quan tọng ; cuối cùng, ông nhận trách nhiệm chỉ huy quân đội Vệ quốc vào tháng 5-1871. Ông hi sinh ngày 25-5-1871 trên chiến luỹ phố Vonte dưới bầu trời Pari rực lửa súng đạn. Lúc ấy ĐờLêcluydơ, lưng đã còng xuống vì tuổi già đau khổ, chống gậy leo lên chiến luỹ, thất vọng vafb uồn bã. Súng của quân thù tới tấp bắn vào ông và ông ngã xuống. Nhà thờ, nhạc sĩ của Công xã ƠgienPôchie ước mong thế hệ mai sau sẽ xây một Đài kỉ niệm Công xã Pari, trong đó bức tượng trung tâm là ĐờLêcluydơ, hình ảnh kiên cường của Công xã:

Trên đóng đá thô sơ phủ đầy hoa lá
ĐờLêcluydơ đi đến cái chết, hiên ngang.


Đômbrôxki (Dombrowski, 1836 - 1871), một chiến sĩ người Ba Lan, một nhà quân sự tài ba, người đã chiến đấu không mệt mỏi cho chính nghĩa, cho cách mạng trên nhiều chiến trường châu Âu. Xuất thân trong một gia đình quý tộc nghèo Ba Lan, Đômbrôxki đã sớm dời bỏ gia đình để tham gia cách mạng. ở Vacxava, ông liên lạc với các quan tiến bộ Ba Lan, thảo một kế hoạch khởi nghĩa chống đế quốc Nga đang thống trị nước ông. Việc bại lộ ông bị bắt và bị xử đày tại Xibia 15 năm. Nhờ bạn bè giúp sức, ông vượt ngục, trốn sang Pháp; đó là năm 1865. Đến Pari, ông sống bằng nghề vẽ và tiếp tục hoạt động cách mạng. Từ ngày 18-3, ông tham gia quân đội về quốc và giữ nhiều trọng trách trong việc tổ chức và huấn luyện quân đội Về quốc. Đầu tháng 4 ông được giao chỉ huy cuộc phòng ngự ở phía tây, tỏ ra có một tài năng quân sự phi thường và trung thành tuyệt đối với Công xã. Không chỉ phòng ngự, Đômbrôxki còn chuyển sang tấn công đánh cho địch những đòn rất nặng nề. Ngày 24-4 ông đã đánh chiếm được khu vực Nơii (Neuilly), nhưng đến ngày 17-5, lại phải rút lui, vì không được tiếp viện. Đầu tháng 5, ông giữ nhiệm vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của Công xã. Bọn gián điệp chui vào được cả Bộ tổng tham mưu, tìm cách mua chuộc Đômbrôxki nhưng vô ích. Khi quân Vecxai và Pari, ông chiến đấu rất anh dũng, đánh bại quân thù trên nhiều mặt trện Ngày 23-5, Đômbrôxki bị tử tương trên chiến luỹ Mira (Myrrha) và trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện. Nhà báo Công xã Vecmoren đã ca ngợi ông là “một bó đuốc và anh hùng của nền cộng hoà thế giới”.

Phranken (Frankel) vốn là thợ kim oàn người Hungari, sang Phá trong thập niên 60, rất thân với Vaclanh. Cũng như Vaclanh, Phranken là uỷ viên chấp hành của chi bộ Pari của Quốc tế I và gần gũi với Mác. Phranken được khu XII bầu vào Công xã và giữ chức vụ Bổ trưởng Bộ Lao động của Công xã, năm 27 tuổi. Ngày 30-3, Phranken viết thư thỉnh thị Mác về vấn đề “triệt để cải tạo quân hệ xã hội”. Từ đó tới ngày cuối cùng của Công xã, Mác liên tục thư từ cho Phranken và Vaclanh qua Êlidavêta Đimitriêva, một phụ nữ cách mạng Nga lưu vong. chính Êlidavêta Đimitriêva người tổ chức lao động cho phụ nữ Pari thời kì Công xã và chiến đấu trên chiến luỹ, đã cứu được Phranken bị thương thoát khỏi tay bọn khát máu Vecxai.

Giuốcđơ (Jourde), Bộ trưởng Tài chính, là một tấm gương liêm khiết hiếm có. Tuy nắm trong tay một kho tiền bạc của Công xã nhưng ông vẫn ăn cơm tháng ở một quán cơm xoàng xĩnh ở phố Luých xăm bua. Vợ ông vẫn hàng ngày đi giặt giũ ở máy nước công cộng và con ông học ở một trường học bình dân, không phải đóng tiền học.

CuốcBê (Gustave Courbet, 1819 - 1877) là một hoạ sĩ tiến bộ, có quan hệ bạn bè với nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa Pruđông và nhà tư tưởng này từng có mặt trong tranh của ông. Ông là tác giả của nhiều bức tranh nổi tiếng trên thế giới Người ngậm tẩu thuốc lá, Thợ đập đá, Đám tang ở Oócnăng. Ông là người làm rạng rỡ hội hoạ Pháp thế kỉ XIX.

Năm 1870, ông đã dũng cảm từ chối Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Napôlêông III, vì không muốn làm ô uế “30 năm đấu tranh, lao động và nguyền rủa” của mình. Trong thời kì Công xã Pari, ông được bầu làm Chủ tịch Hội các nghệ sĩ, làm việc tận tuỵ cho cách mạng. Ông đã để lại trên 50 phác thảo về Công xã Pari. Ông hết sức ca ngợi Công xã, ông viết : “ Trong Công xã tôi tìm thấy lí tưởng của việc xây dựng một quốc gia nhằm tiêu diệt đặc uyền, chiến tranh và dốt nát”. Sau thất bại của Công xã, ông bị kết án 6 tháng từ và bồi thương trên 320.000 phorăng, vì bị buộc tội tham gia phá đổ cột Văng đôm. Năm 1873, ông trốn sang Thuỵ sĩ, rồi sang Bỉ và mất năm 1877. Hiện nay ở thành phố quê hương Oócnăng, có một viện bảo tàng trưng bày những tác phẩm của Cuốcbê.
Ăng đrê Gin (André Gill) là họa sĩ vẽ tranh châm biếm nổi tiếng đã mang hết tài năng và nghị lực để phục vụ Công xã. Gin được giao nhiệm vụ quản lí Viện bảo tàng Luých xăm bua. Tự tay ông lau bụi cho từng bức tranh, từng bức tượng, tự tay ông đem tranh và tượng từ những kho đầy bóng tối ra tưng bầy trong những phòng lộng lẫy, làm sống lại biết bao tài năng, để quần chúng lao động được thưởng thức nghệ thuật của loài người. Gin say mê công việc, mỗi ngày làm việc không dưới 12 tiếng đồng hồ và ông chỉ dời vị trí của mình, khi quân Vacxai tiến đến góc phố Viện bảo tàng Luých xăm bua.


Cuộc chiến giữa công xã Pari và chính phủ Vecxai – “tuần lễ máu”

Sau cuộc cách mạng 18-3, Công xã Pari đã phạm một khuyết điểm nghiêm tọng là không tấn công Vecxai ngay lúc quân đội Chính phủ tan tác. Trong khi nhân dân và Vệ quốc quân Pari maire lo việc bầu cử Công xã và xây dựng cuộc sống mới, thì Chie tập hợp củng cố quân đội ở Vecxai. Quân đội Chính phủ, sau những thất bại nhục nhã trước quân phổ và trước nước Pari, trở thành một đội quân ô hợp, không có kỉ luật và mất tinh thần chiến đấu. Sau khi củng cố lực lượng, ngày 2-4, quân đội Vecxai bắt đầu tấn công Pari. Những tên bại tướng ở Xơ đăng như Mác Mahông nửa năm trước đã đầu hàng quân Đức một cách nhục nhac, nhưng nay khi chống lại đồng bào mình, lại tỏ ra rất hung hăng tàn nhẫn, các chiến sĩ Công xã chiến đấu rất anh dũng, nhưng do kém chuẩn bị, kế hoạch chiến đấu thiếu sót và chỉ huy non kém, phải rút dần khỏi những vị trí then chốt ở phía tây và phía nam. Vào thời điểm chiến sự đang diễn ra quyết liệt, Chie và đồng bọn đã kí kết với Bixmac một hoà ước nhục nhã tại Phranphuóc (10-5-1871) van xin Bixmac thả 100.000 tù binh Pháp ở biên giới trở về Vecxai với đầy đủ súng ống, để tăng cường lực lượng cho Chie.

Ngày 20-5, quân đội Vecxai bắt đầu tổng công kích, 3 giờ chiều ngày chủ nhật 21-5 bọn gián điệp trong khu tư sản ở phía tây Pari đã mở cửa thành Bình Minh (Point du Jour) ở khu Ôtơi, nơi không ai canh giữ, để quân Vecxai xông vào nội thành. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trên các đường phố, kéo dài trong một tuần lễ (từ 21 đến 28-5), lịch sử goi là “Tuần lễ máu” Quân Vecxai tiến dần vào trung tâm thành phố dọc theo bờ bắc sông Xen. Các chiến sĩ Công xã chặn đánh quân thù từng bước, bảo vệ dũng cảm từng căn nhà, khu phố. Chiến sự lan dần đến khu công nhân ở phía đông. Trong những khu công nhân, không chỉ thanh niên nam giới, mà cả người già, phụ nữ, trẻ em đều lên chiến luỹ. Thế giới phải ngạc nhiên và khâm phục về những tấm gương của phụ nữ và thiếu nhi Pari. Có những chiến luỹ hoàn toàn do phụ nữ xây dựng và chống giữ như ở Quảng trường trắng. hàng vạn nữ công nhân đã làm công tác cứu thương, đảm nhiệm những trạm y tế lưu động, cứu sống biết bao thương binh, hình ảnh của tiểu đoàn nữ chiến sĩ chiến đấu dưới sự chỉ huy của cô giáo Luidơ Misen mãi mãi tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của phụ nữ lao động Pháp. Mười bảy thiếu niên xây dựng lên một chiến luỹ và tự bảo vệ. Tiêbô (Thiebaud), mười bốn tuổi, vừa chở một thùng rượu đến chiến luỹ xanh Uen cho Vệ quốc quân, thì quân Vecxai ập đến. Em đã chọc thủng thùng rượu, giằng lấy khẩu súng của một chiến sĩ vừa ngã xuống, bắn chết một sĩ quan Vecxai, rồi trốn thoát. Băngđơrítte (banderitte) bắn nhau với quân thù suốt mười ngày đêm, cho đến khi bị thương không chiến đấu được nữa. Nhiều thiếu niên anh hùng vô danh khác đã hi sinh bên chiến luỹ.

Ngày 27-5, quân Vecxai chiếm khu công nhân Benvin. Gần hai trăm chiến sĩ Công xã rút vào nghĩa địa Cha Lase chiến đấu trên từng nấm mồ . Đến chiều, những người sống sót bị dồn đến trước tường nghĩa địa và bị bawnscheets hết. Bức tường này, sau trở thành nơi hằng năm nhân dân Pháp và nhân dân thế giới tới thăm viếng, tưởng nhớ, ngưỡng mộ sự hi sinh cao cả của những chiến sĩ Công xã.

10 giờ sáng chủ nhật 28-5, trung tâm kháng chiến cuối cùng của Công xã ở phố Răngponnô bị tấn công. Một nhóm chiến sĩ còn lại trên chiến luỹ tiếp tục chiến đấu chống lại quân thì đến 2 giờ chiều.

Cuộc tàn sát trong “Tuần lễ máu” và những ngày sau đó, do tên " quỷ lùn" Chie chỉ huy, kinh khủng không bút nào tả xiết. Cả Pari biến thành một lò sát sinh khổng lồ, ước tính có đến 30.000 chiến sĩ bị giết, trên 40.000 người bị tù hoặc đầy ra các thuộc địa xa xôi và chết mòn ở đấy. Trong số người bị bắt có hơn 1.000 phụ nữ và 650 trẻ em.

Mặc dầu Công xã chỉ tồn tại được 72 ngày và bị thất bại nhưng Công xã mãi là tấm gương sáng chói của giai cấp công nhân Pari dám “tấn công lên trời” và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho cách mạng vô sản trên thế giới.

(Sưu tầm)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top