Chien Tong
New member
- Xu
- 33
Chúng ta thường quen dùng đồ Nhật Bản là tốt nhất và nhầm nó thuộc dạng tốt nhất thế giới. Tuy nhiên chũng ta có sự nhầm lẫn. Theo Bút Nghiên công Nghệ " Made in Germany" mới là số 1 thế giới.
Công nghệ sản xuất xe hơi tại Đức với 5 hãng đứng đầu thế giới
Nước Đức là nước bắt đầu nền công nghiệp hóa rất muộn, khi mà các cuộc cách mạng công nghiệp của Anh và Pháp thành công, nước Đức lúc bấy giờ mới đang là nước nông nghiệp. Người dân Đức sau thời kì công nghiệp hóa cũng chỉ học theo các công nghệ của Anh, Pháp và làm đồ giả. Vì lí do đó, Quốc hội Anh chú trọng đặc biệt cải cách “luật thương hiệu” vào ngày 23/8/1887, yêu cầu tất cả những gì nhập khẩu từ Đức phải có mác “Made in Germany”. “Made in Germany” vào thời điểm bấy giờ là một nhãn mác bị mọi người khinh thường.
Các nghiên cứu khoa học của các trường đại học tại Đức trong thời kì đầu của thời đại công nghiệp hóa hoàn toàn không liên kết với các lĩnh vực sản xuất. Mặc dù nước lúc đó là Trung tâm khoa học của thế giới, nhưng người Mỹ lại thông minh hơn, những người Mỹ sau khi tốt nghiệp và lấy được bằng xong, họ đã không vùi đầu vào những nghiên cứu khoa học nữa, thay vào đó họ lăn mình vào đi làm với các doanh nghiệp luôn.
Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 19, các nhà khoa học người Đức sau khi sang Mỹ để mở mang tầm mắt, đã phát hiện các sản phảm công nghiệp của Mỹ có công nghệ rất cao, lúc này người Đức mới đưa ra phương châm mới của mình đó là lý thuyết phải đi đôi vs thực hành, bắt đầu thúc đẩy sự phát triển về khoa học ứng dụng. Do nước Đức có một nền tảng rất vững chắc về Khoa học, nên họ đã tiếp thu rất nhanh phương châm lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Đội ngũ các nhà khoa học người Đức đã đứng đầu trong thời gian nửa thế kỉ, những đội ngũ công nhân và kĩ sư làm việc rất ăn ý, họ đã lãnh đạo thành công “Cách mạng động cơ đốt trong và điện cơ hóa”, việc này đã khiến nền kinh tế công nghiệp Đức không ngừng phát triển.
Kể từ đó trở đi, các sản phẩm của Đức như cơ khí, hóa chất, điện, quang học, kể cả đồ dùng gia đình, dụng cụ thể thao đã được mệnh danh là những sản phẩm có chất lượng tốt nhất trên thế giới, “Made in Germany” lúc đó trở thành biểu tượng cho uy tín và chất lượng. Những công ty có tiếng nhất ở Đức đều được thành lập từ thời điểm này và vẫn giữ uy tín cho đến tận ngày hôm nay.
Nước Đức cùng câu chuyện “Thả con săn sắt bắt con cá rô”
Đức không phải một quốc gia “có mới nới cũ”, người Đức ưa thích những đồ vật có tính lịch sử, văn hóa lâu đời. Người Đức có thể dùng những đồ vật rất cũ từ thập kỉ 60 nhưng đối với họ những đồ vật đó mới thật sự đáng giá.
Một chiếc bút bi sản xuất tại Đức có thể rơi đến hơn chục lần mà vẫn có thể dùng được, những ngôi nhà của người Đức xây thì 120 năm cũng không sập vì người Đức còn lo sự phá hủy của chiến tranh, kể cả có sập thì người Đức cũng sẽ xây lại theo đúng hình dáng ban đầu.
Có một bức ảnh về kiến trúc ở Đức mang tên “Nước Đức không đổi thay”, bức ảnh này cho thấy những ngồi nhà người Đức xây lại sau thế chiến thứ hai đều vẫn mang phong cách của thời đại Baroque và Rococo. Vì sao ư? Sau thế chiến thứ 2, những ngôi nhà cổ ở Đức hầu như bị phá hủy hoàn toàn, nhưng người dân ở đây không muốn thay đổi, họ chỉ yêu văn hóa riêng của đất nước mình, do đó họ đã một mực xây lại nhà của mình theo đúng hình dáng ban đầu. Và để hôm nay những thực khách tới Đức đều được chiêm ngưỡng những kiến trúc từ thời đại Baroque và Rococo.
Vì tình yêu đất nước, tình yêu văn hóa của người Đức nên chúng ta mới có bức ảnh mang tên “Nước Đức không đổi thay”.
Do nên kinh tế của Đức không phụ thuộc vào thị trường bất động sản, vậy nên những kiến trúc sư ở Đức rất ít khi được thiết kế một công trình kiến trúc. Nên nếu được thiết kế, những vị kiến trúc sư sẽ bỏ hết sức lực của mình để tạo ra được những tòa nhà có tính nghệ thuật cao và phải mang tầm cỡ thế giới. Người dân Đức luôn luôn trân trọng những lợi ích về lâu về dài của đất nước mình.
Mỗi một doanh nghiệp chỉ kinh doanh một lĩnh vực duy nhất
Trong một cuộc họp báo, một phóng viên người nước ngoài đã hỏi Peter von Siemens:
- “Tại sao một đất nước chỉ có vỏn vẹn 80 triệu dân lại có thể có tới 2300 nhãn hiệu trên thế giới?”
Vị CEO của công ty Siemens trả lời:
- “Điều này là do ý thức làm việc của người Đức chúng tôi, người Đức chú tâm tới từng chi tiết sản xuất, các công nhân của các doanh nghiệp Đức phải có trách nhiệm sản xuất ra những sản phẩm đứng đầu thế giới, phải có trách nhiệm đảm bảo một dịch vụ tốt cho khách hàng.”
Lúc đó người phóng viên hỏi thêm: “Chẳng phải mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp đều là lợi nhuận sao?”. CEO của Siemens trả lời: “Không đúng, đó là triết lý kinh tế của Anh và Mỹ, chúng tôi có những triết lý kinh tế riêng. Triết lý kinh tế của chúng tôi theo đuổi theo hai điều sau:
1, Quá trình sản xuất phải an toàn và nhuần nhuyễn.
2, Giá trị sử dụng của các sản phẩm công nghệ cao.
Đây mới là cốt lõi của sản xuất, chứ không liên quan tới lợi nhuận cao hay thấp.
Vận hành một doanh nghiệp không chỉ là quan tâm tới lợi ích kinh tế, trên thực tế, các doanh nghiệp của nước chúng tôi có sứ mệnh và nhiệm vụ phải đảm bảo các đạo đức nghề nghiệp, tạo ra những sản phẩm công nghệ tinh xảo nhất cho người sử dụng.”
Công nghệ sản xuất xe hơi tại Đức với 5 hãng đứng đầu thế giới
Các nghiên cứu khoa học của các trường đại học tại Đức trong thời kì đầu của thời đại công nghiệp hóa hoàn toàn không liên kết với các lĩnh vực sản xuất. Mặc dù nước lúc đó là Trung tâm khoa học của thế giới, nhưng người Mỹ lại thông minh hơn, những người Mỹ sau khi tốt nghiệp và lấy được bằng xong, họ đã không vùi đầu vào những nghiên cứu khoa học nữa, thay vào đó họ lăn mình vào đi làm với các doanh nghiệp luôn.
Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 19, các nhà khoa học người Đức sau khi sang Mỹ để mở mang tầm mắt, đã phát hiện các sản phảm công nghiệp của Mỹ có công nghệ rất cao, lúc này người Đức mới đưa ra phương châm mới của mình đó là lý thuyết phải đi đôi vs thực hành, bắt đầu thúc đẩy sự phát triển về khoa học ứng dụng. Do nước Đức có một nền tảng rất vững chắc về Khoa học, nên họ đã tiếp thu rất nhanh phương châm lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Đội ngũ các nhà khoa học người Đức đã đứng đầu trong thời gian nửa thế kỉ, những đội ngũ công nhân và kĩ sư làm việc rất ăn ý, họ đã lãnh đạo thành công “Cách mạng động cơ đốt trong và điện cơ hóa”, việc này đã khiến nền kinh tế công nghiệp Đức không ngừng phát triển.
Kể từ đó trở đi, các sản phẩm của Đức như cơ khí, hóa chất, điện, quang học, kể cả đồ dùng gia đình, dụng cụ thể thao đã được mệnh danh là những sản phẩm có chất lượng tốt nhất trên thế giới, “Made in Germany” lúc đó trở thành biểu tượng cho uy tín và chất lượng. Những công ty có tiếng nhất ở Đức đều được thành lập từ thời điểm này và vẫn giữ uy tín cho đến tận ngày hôm nay.
Nước Đức cùng câu chuyện “Thả con săn sắt bắt con cá rô”
Đức không phải một quốc gia “có mới nới cũ”, người Đức ưa thích những đồ vật có tính lịch sử, văn hóa lâu đời. Người Đức có thể dùng những đồ vật rất cũ từ thập kỉ 60 nhưng đối với họ những đồ vật đó mới thật sự đáng giá.
Một chiếc bút bi sản xuất tại Đức có thể rơi đến hơn chục lần mà vẫn có thể dùng được, những ngôi nhà của người Đức xây thì 120 năm cũng không sập vì người Đức còn lo sự phá hủy của chiến tranh, kể cả có sập thì người Đức cũng sẽ xây lại theo đúng hình dáng ban đầu.
Có một bức ảnh về kiến trúc ở Đức mang tên “Nước Đức không đổi thay”, bức ảnh này cho thấy những ngồi nhà người Đức xây lại sau thế chiến thứ hai đều vẫn mang phong cách của thời đại Baroque và Rococo. Vì sao ư? Sau thế chiến thứ 2, những ngôi nhà cổ ở Đức hầu như bị phá hủy hoàn toàn, nhưng người dân ở đây không muốn thay đổi, họ chỉ yêu văn hóa riêng của đất nước mình, do đó họ đã một mực xây lại nhà của mình theo đúng hình dáng ban đầu. Và để hôm nay những thực khách tới Đức đều được chiêm ngưỡng những kiến trúc từ thời đại Baroque và Rococo.
Vì tình yêu đất nước, tình yêu văn hóa của người Đức nên chúng ta mới có bức ảnh mang tên “Nước Đức không đổi thay”.
Do nên kinh tế của Đức không phụ thuộc vào thị trường bất động sản, vậy nên những kiến trúc sư ở Đức rất ít khi được thiết kế một công trình kiến trúc. Nên nếu được thiết kế, những vị kiến trúc sư sẽ bỏ hết sức lực của mình để tạo ra được những tòa nhà có tính nghệ thuật cao và phải mang tầm cỡ thế giới. Người dân Đức luôn luôn trân trọng những lợi ích về lâu về dài của đất nước mình.
Mỗi một doanh nghiệp chỉ kinh doanh một lĩnh vực duy nhất
Trong một cuộc họp báo, một phóng viên người nước ngoài đã hỏi Peter von Siemens:
- “Tại sao một đất nước chỉ có vỏn vẹn 80 triệu dân lại có thể có tới 2300 nhãn hiệu trên thế giới?”
Vị CEO của công ty Siemens trả lời:
- “Điều này là do ý thức làm việc của người Đức chúng tôi, người Đức chú tâm tới từng chi tiết sản xuất, các công nhân của các doanh nghiệp Đức phải có trách nhiệm sản xuất ra những sản phẩm đứng đầu thế giới, phải có trách nhiệm đảm bảo một dịch vụ tốt cho khách hàng.”
Lúc đó người phóng viên hỏi thêm: “Chẳng phải mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp đều là lợi nhuận sao?”. CEO của Siemens trả lời: “Không đúng, đó là triết lý kinh tế của Anh và Mỹ, chúng tôi có những triết lý kinh tế riêng. Triết lý kinh tế của chúng tôi theo đuổi theo hai điều sau:
1, Quá trình sản xuất phải an toàn và nhuần nhuyễn.
2, Giá trị sử dụng của các sản phẩm công nghệ cao.
Đây mới là cốt lõi của sản xuất, chứ không liên quan tới lợi nhuận cao hay thấp.
Vận hành một doanh nghiệp không chỉ là quan tâm tới lợi ích kinh tế, trên thực tế, các doanh nghiệp của nước chúng tôi có sứ mệnh và nhiệm vụ phải đảm bảo các đạo đức nghề nghiệp, tạo ra những sản phẩm công nghệ tinh xảo nhất cho người sử dụng.”
Sửa lần cuối: