Trong hệ thống ngôn ngữ, nhưng đơn vị nhỏ nhất rời rạc được tập hợp, sắp xếp lại thành những đoạn kết thúc. Ngữ học truyền thống cho là các từ kết hợp lại thành câu. Câu là đối tượng trung tâm của cú pháp học. Nhiều khuynh hướng mới cho rằng trước khi có câu, phải có tổ hợp từ, do đó xuất hiện một đơn vị khác trên từ, mang nhiều tên gọi: từ tố, cụm từ, nhóm từ, đoản ngữ.
Hệ thống các đơn vị cú pháp tùy thuộc trước hết ở việc xác lập đơn vị trực tiếp trên từ, đơn vị có tính chất “bản lề”. Vấn đề mấu chốt là cách nhìn nhận, giải quyết các mối quan hệ cú pháp. Giả sử có ba loại: chính phụ, liên hợp và đề thuyết. Tất có ba khả năng.
1. Cho đơn vị trực tiếp trên từ có tất cả các quan hệ cú pháp, nhiều người thường cho cụm từ bé nhất là hai từ, nhưng lớn nhất có thể bằng cả câu phức hợp. Câu chỉ là một biến thể của cụm từ. Và cụm từ là đối tượng chính của cú pháp học. Cụm từ và câu là những đơn vị thuộc những bình diện khác nhau. Một số cho câu là đơn vị của lời nói, mà cụm từ là “cấu trúc cốt lõi” của câu, được tách ra khỏi chức năng để nghiên cứu. Đây là luận điểm chính của lý luận cụm từ là trung tâm của ngữ pháp.
Nhưng cốt lõi của câu không còn là cụm từ khi câu chỉ có một từ. Giải quyết mâu thuẫn này có tác giả cho cụm từ có khi “trên thực tế không phải là tổ hợp từ, mà là đơn” (A. M. Peskovxki) như trường hợp câu một từ (Nokap Kyga), vò có “ngữ điệu luôn luôn tham gia vào hình thái cụm từ”. Có người giải thích cụm từ không phải là một đơn vị lớn hơn từ. Những cách giải quyết như thế không những làm phá vỡ hệ thống các đơn vị cú pháp, mà còn mâu thuẫn với chính cái quan niệm xuất phát cho cụm từ là một đơn vị cú pháp gồm hai hoặc nhiều từ tổ hợp lại theo một quan hệ nhất định.
Không phân biệt quan hệ đề thuyết với những quan hệ khác, lý luận cụm từ về thực chất đã đánh đồng mọi loại quan hệ cú pháp, nên vô tình đã xóa nhòa các cấp đơn vị ngữ pháp. Do không thấy rõ tầm quan trọng của tính thuyết ngữ trong cấu tạo câu, có người cho câu không có một đặc điểm riêng về cấu trúc so với thành phần câu. Quan niệm này đã làm lu mờ sự khác biệt giữa câu bình thường với câu đặc biệt, ít nhiều có ảnh hưởng không tốt đến việc xác lập chuẩn cho câu văn để tránh tình trạng viết câu què, câu cụt, sai ngữ pháp. Mặt khác, quan niệm cụm từ lại dựa vào quan hệ song song để phân biệt câu kép với câu đơn, cho câu đơn do một từ hay một cụm từ tạo thành, như bông, băng, cồn. Có người cho đây là câu ghép đặc biệt. Lý luận này dễ gây ra sự nhầm câu đơn với câu ghép, câu bình thường với câu đặc biệt.
2. Cho chủ vị trực tiếp trên từ chỉ có quan hệ chính phụ, nhiều người cho từ tổ chỉ mới là vật liệu xây dựng câu, do ít nhất hai thực từ tạo thành và tính thuyết ngữ là dấu hiệu cơ bản của câu, nên kết hợp đề thuyết thuộc về cấu tạo câu.
Đối với những người chủ trương nhóm từ cũng như đoản ngữ chỉ có quan hệ chính phụ thì kết hợp đẳng lập chỉ là kết hợp mở, gồm những thành phần đồng loại, trật tự tự do tùy tiện, không thể tạo nên đơn vị cú pháp. Do đó quan hệ liên hợp bị coi là phi ngữ đoạn tính và bị gạt ra ngoài các đơn vị cú pháp, hoặc chỉ được xét ở phần cú pháp phi ngữ đoạn tính ở từng đơn vị, hoặc được xếp riêng thành một mục “ghép từ, từ tổ và câu theo quan hệ đẳng lập”. Quan niệm này dẫn tới chỗ khó xác định khái niệm câu về lý luận cũng như thực hành.
Để tránh rắc rối này, một số lại thừa nhận có câu ghép liên hợp cũng như từ liên hợp, nhưng vẫn cho đoản ngữ, đơn vị trực tiếp trên từ, không có quan hệ liên hợp (do ảnh hưởng lý luận ngữ đoạn cặp đôi của Ch. Bally). Đối với tổ hợp từ song song, họ buộc phải xác lập thành một đơn vị riêng, có tác giả gọi là đơn vị liên hợp. Có điều không ai xác định được vị trí của nó trong hệ thống các đơn vị. Giải quyết như thế không những làm cho hệ thống thêm cồng kềnh, mà còn khó giải thích hợp lý vì sao có đơn vị chỉ có quan hệ chính phụ, có đơn vị chỉ có quan hệ liên hợp, mâu thuẫn với chính cái luận điểm xuất phát, cho quan hệ liên hợp là phi ngữ đoạn tính.
3. Chủ trương đơn vị trực tiếp trên từ có cả quan hệ chính phụ lẫn liên hợp, nhưng đồng thời lại cho quan hệ đề thuyết chỉ là quan hệ chính phụ (theo quan điểm của L. Tesnière), thì về thực chất đơn vị này cũng bao gồm mọi quan hệ cú pháp. Quan niệm này tất sẽ khó tránh khỏi một số khó khăn, mâu thuẫn mà lý luận cụm từ là trung tâm của ngữ pháp đã vấp phải. Điều này chứng tỏ lý thuyết của L. Tesnière khó được áp dụng để xây dựng một hệ thống các đơn vị ngữ pháp cho nhất quán. Và quan hệ đề thuyết không phải là quan hệ chính phụ, mà là quan hệ tương hỗ trong đó thuyết ngữ là bộ phận quan trọng nhất không thể thiếu.
Đưa quan hệ đề thuyết lên cấp câu cũng có nhiều cách giải quyết khác nhau:
- Cho câu gồm cả cụm từ lẫn từ không tham gia cụm từ nào trong câu, cụm từ là thành tố không bắt buộc của câu.
- Cho giữa từ và câu phải có cấp đơn vị là cụm từ hay nhóm từ, hoặc đoản ngữ hay ngữ. Đơn vị này, dù chỉ có quan hệ chính phụ hay có cả quan hệ liên hợp, nếu ít nhất phải có hai từ, thì bắt buộc cũng như không, vẫn làm cho từ vừa là thành tố trực tiếp của nó, vừa là thành tố trực tiếp của câu.
Muốn khắc phục được điều không hợp lý này, phải thừa nhận đơn vị trực tiếp trên từ là ngữ, có dạng ngữ hạt nhân chỉ có một từ nòng cốt, khi từ phụ tạm vắng hết. Theo lý luận hạt nhân tầng bậc đây là trường hợp từ và ngữ trùng nhau ở cơ cấu bên ngoài. Ở cơ cấu bên trong thì từ là ngữ đoạn tĩnh nhỏ nhất, xét theo trục dọc mà ngữ nói chung là ngữ đoạn động nằm trên trục ngang. Ngữ khác từ ở chỗ nó đã được cú pháp chi phối, đã trở thành một thành tố cú pháp, mà từ không thể làm.
Phải chăng thành tố trực tiếp của câu là cụm từ hay nhóm từ, hoặc chủ ngữ hay vị ngữ ? Trái với lý luận cụm từ, có khuynh hướng chỉ xét quan hệ đề thuyết ở cấp câu, thừa nhận có hiện tượng câu nằm trong câu (thường gặp ở một số sách ngữ pháp tiếng Nga) hoặc cho đây là “dùng câu nhỏ làm thành phần câu lớn”. Đi theo hướng này, quả khó xác định khái niệm câu, nhất là đối với những ngôn ngữ không có biến hóa hình thái của từ. Lại có cách phân tích câu nói tới mệnh đề (theo truyền thống ngữ pháp tiếng Pháp, tiếng Anh) gần đây được thay bằng nhiều khái niệm như kết cấu chủ vị, cấu trúc thuyết tính, đơn vị thuyết tính, nhưng không được xác lập thành một cấp cú pháp.
Lý luận hạt nhân tầng bậc cho rằng kết hợp đề thuyết là bước phát triển nhảy vọt, lượng biến thành chất, tạo nên ngữ đoạn thuyết tính chưa kết thúc, gọi là cú, một đơn vị ở cấp chuyển tiếp, độ từ ngữ sang câu, nếu không có nó thì khó lòng phân biệt câu đơn với câu kép. Cú không chỉ có hình thức đơn, mà còn có hình thức kép, chứa trong lòng nó một hoặc nhiều cú con (như đề cú, thuyết cú, bồ cú, định cú…) ở những tầng khác nhau. Cú cũng như ngữ là những ngữ đoạn cấp giữa, nên có hiện tượng ngữ trong ngữ, cú trong cú, hoặc đơn vị này lồng vào đơn vị nọ. Trái lại, không thể có hiện tượng từ trong từ, câu trong câu, bởi từ là ngữ đoạn nhỏ nhất, câu là ngữ đoạn lớn nhất trên bình diện cú pháp.
Như vậy, trong khi lý luận cụm từ cũng như ngữ pháp truyền thống, lấy từ làm đơn vị cơ sở để tập hợp, thì những khuynh hướng mới chủ trương lấy hình vị (hoặc tiếng ở ngôn ngữ tách tiết tính) làm đơn vị gốc để tập hợp thành cấu trúc hay ngữ đoạn.
Do ảnh hưởng của học thuyết F. de. Sassure cho “câu thuộc về lời nói”, “thành ngữ có sẵn thuộc về ngôn ngữ…, nhiều nhà ngữ học đã chia các đơn vị ngữ pháp thành hai loại, một số thuộc diện ngữ ngôn, một số thuộc diện lời nói, hoặc cách khác, đơn vị thuộc cấp độ kết cấu, đơn vị thuộc cấp độ chuẩn, có người cố gắng xây dựng hai hệ thống nhỏ: đơn thuần tổ chức và nửa tổ chức nửa chức năng. Quan niệm này đã vấp phải nhiều mâu thuẫn nội bộ. Đây là chưa nói tới nhiều ý kiến trái ngược, cùng một đơn vị, người xếp vào diện này, kẻ đưa sang diện khác. Và kết quả nói chung, thường làm cho hệ thống, tưởng là đơn giản, nhưng xét cho cùng, là cồng kềnh, phức tạp. Thực tế đã chứng minh kết cấu và chức năng gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời máy móc như vậy. Theo lý thuyết hạt nhân tầng bậc thì hình vị (hoặc tiếng của ngôn ngữ tách tiết tính) cũng như ngữ đoạn các cấp khác nhau từ thấp đến cao từ, ngữ, cú, câu đều nằm ở cả hai mặt của ngôn ngữ: cơ cấu bên ngoài (cụ thể) và cơ cấu bên trong (trừu tượng). Do đó, khi gặp một đoạn văn, thậm chí một văn bản, chỉ một câu có một từ một tiếng, chúng ta có thể dễ dàng giải thích hiện tượng trùng nhau ở cơ cấu bên ngoài của tất cả các cấp từ đơn vị lớn ở bình diện thượng cú pháp đến đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất: đoạn >= câu >= cú >= ngữ >= từ >= tiếng.
Sở dĩ trong ngữ học thế giới có nhiều hệ thống ngữ pháp, chính là vì có nhiều quan niệm về đặc trưng cấu tạo, về thành tố, quan hệ giữa các thành tố, về ranh giới, chức năng, vị trí, cấp bậc từng đơn vị trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ. Hệ thống các đơn vị ngữ pháp có vô vàn. Nhưng chung quy cũng chỉ có mấy con đường chính, có thể tổng kết lại, căn cứ vào những điểm chốt sau đây:
1. Có tách rời và đối lập kết cấu với chức năng, ngữ ngôn với lời nói, để phân chia các đơn vị ngữ pháp ra làm hai loại thuộc hai bình diện như thế hay không ?
2. Chọn đơn vị nào (từ hay hình vị) làm đơn vị gốc để tập hợp lại thành những đơn vị lớn và phân thành cấp bậc lớn, bé, cao, thấp ra sao.
3. Nhìn nhận và giải quyết các mối quan hệ cú pháp như thế nào? Đánh đồng các mối quan hệ hoặc đối lập quan hệ liên hợp vớI những quan hệ khác hay phân biệt trước tiên quan hệ đề thuyết với những quan hệ khác.
Nhìn nhận đúng và giải quyết tốt các mối quan hệ chằng chịt trong đó, chúng ta sẽ tìm ra một hệ thống các đơn vị hợp lý. Mà hệ thóong tối ưu phải là một hệ thống không phức tạp, cồng kềnh nhưng điều quan trọng bậc nhất là phải nhất quán, tránh được những mâu thuẫn trong nội bộ của hệ thống, cả về mặt lý luận cũng như thực hành.
Tác giả: Lưu Vân Lăng
Hệ thống các đơn vị cú pháp tùy thuộc trước hết ở việc xác lập đơn vị trực tiếp trên từ, đơn vị có tính chất “bản lề”. Vấn đề mấu chốt là cách nhìn nhận, giải quyết các mối quan hệ cú pháp. Giả sử có ba loại: chính phụ, liên hợp và đề thuyết. Tất có ba khả năng.
1. Cho đơn vị trực tiếp trên từ có tất cả các quan hệ cú pháp, nhiều người thường cho cụm từ bé nhất là hai từ, nhưng lớn nhất có thể bằng cả câu phức hợp. Câu chỉ là một biến thể của cụm từ. Và cụm từ là đối tượng chính của cú pháp học. Cụm từ và câu là những đơn vị thuộc những bình diện khác nhau. Một số cho câu là đơn vị của lời nói, mà cụm từ là “cấu trúc cốt lõi” của câu, được tách ra khỏi chức năng để nghiên cứu. Đây là luận điểm chính của lý luận cụm từ là trung tâm của ngữ pháp.
Nhưng cốt lõi của câu không còn là cụm từ khi câu chỉ có một từ. Giải quyết mâu thuẫn này có tác giả cho cụm từ có khi “trên thực tế không phải là tổ hợp từ, mà là đơn” (A. M. Peskovxki) như trường hợp câu một từ (Nokap Kyga), vò có “ngữ điệu luôn luôn tham gia vào hình thái cụm từ”. Có người giải thích cụm từ không phải là một đơn vị lớn hơn từ. Những cách giải quyết như thế không những làm phá vỡ hệ thống các đơn vị cú pháp, mà còn mâu thuẫn với chính cái quan niệm xuất phát cho cụm từ là một đơn vị cú pháp gồm hai hoặc nhiều từ tổ hợp lại theo một quan hệ nhất định.
Không phân biệt quan hệ đề thuyết với những quan hệ khác, lý luận cụm từ về thực chất đã đánh đồng mọi loại quan hệ cú pháp, nên vô tình đã xóa nhòa các cấp đơn vị ngữ pháp. Do không thấy rõ tầm quan trọng của tính thuyết ngữ trong cấu tạo câu, có người cho câu không có một đặc điểm riêng về cấu trúc so với thành phần câu. Quan niệm này đã làm lu mờ sự khác biệt giữa câu bình thường với câu đặc biệt, ít nhiều có ảnh hưởng không tốt đến việc xác lập chuẩn cho câu văn để tránh tình trạng viết câu què, câu cụt, sai ngữ pháp. Mặt khác, quan niệm cụm từ lại dựa vào quan hệ song song để phân biệt câu kép với câu đơn, cho câu đơn do một từ hay một cụm từ tạo thành, như bông, băng, cồn. Có người cho đây là câu ghép đặc biệt. Lý luận này dễ gây ra sự nhầm câu đơn với câu ghép, câu bình thường với câu đặc biệt.
2. Cho chủ vị trực tiếp trên từ chỉ có quan hệ chính phụ, nhiều người cho từ tổ chỉ mới là vật liệu xây dựng câu, do ít nhất hai thực từ tạo thành và tính thuyết ngữ là dấu hiệu cơ bản của câu, nên kết hợp đề thuyết thuộc về cấu tạo câu.
Đối với những người chủ trương nhóm từ cũng như đoản ngữ chỉ có quan hệ chính phụ thì kết hợp đẳng lập chỉ là kết hợp mở, gồm những thành phần đồng loại, trật tự tự do tùy tiện, không thể tạo nên đơn vị cú pháp. Do đó quan hệ liên hợp bị coi là phi ngữ đoạn tính và bị gạt ra ngoài các đơn vị cú pháp, hoặc chỉ được xét ở phần cú pháp phi ngữ đoạn tính ở từng đơn vị, hoặc được xếp riêng thành một mục “ghép từ, từ tổ và câu theo quan hệ đẳng lập”. Quan niệm này dẫn tới chỗ khó xác định khái niệm câu về lý luận cũng như thực hành.
Để tránh rắc rối này, một số lại thừa nhận có câu ghép liên hợp cũng như từ liên hợp, nhưng vẫn cho đoản ngữ, đơn vị trực tiếp trên từ, không có quan hệ liên hợp (do ảnh hưởng lý luận ngữ đoạn cặp đôi của Ch. Bally). Đối với tổ hợp từ song song, họ buộc phải xác lập thành một đơn vị riêng, có tác giả gọi là đơn vị liên hợp. Có điều không ai xác định được vị trí của nó trong hệ thống các đơn vị. Giải quyết như thế không những làm cho hệ thống thêm cồng kềnh, mà còn khó giải thích hợp lý vì sao có đơn vị chỉ có quan hệ chính phụ, có đơn vị chỉ có quan hệ liên hợp, mâu thuẫn với chính cái luận điểm xuất phát, cho quan hệ liên hợp là phi ngữ đoạn tính.
3. Chủ trương đơn vị trực tiếp trên từ có cả quan hệ chính phụ lẫn liên hợp, nhưng đồng thời lại cho quan hệ đề thuyết chỉ là quan hệ chính phụ (theo quan điểm của L. Tesnière), thì về thực chất đơn vị này cũng bao gồm mọi quan hệ cú pháp. Quan niệm này tất sẽ khó tránh khỏi một số khó khăn, mâu thuẫn mà lý luận cụm từ là trung tâm của ngữ pháp đã vấp phải. Điều này chứng tỏ lý thuyết của L. Tesnière khó được áp dụng để xây dựng một hệ thống các đơn vị ngữ pháp cho nhất quán. Và quan hệ đề thuyết không phải là quan hệ chính phụ, mà là quan hệ tương hỗ trong đó thuyết ngữ là bộ phận quan trọng nhất không thể thiếu.
Đưa quan hệ đề thuyết lên cấp câu cũng có nhiều cách giải quyết khác nhau:
- Cho câu gồm cả cụm từ lẫn từ không tham gia cụm từ nào trong câu, cụm từ là thành tố không bắt buộc của câu.
- Cho giữa từ và câu phải có cấp đơn vị là cụm từ hay nhóm từ, hoặc đoản ngữ hay ngữ. Đơn vị này, dù chỉ có quan hệ chính phụ hay có cả quan hệ liên hợp, nếu ít nhất phải có hai từ, thì bắt buộc cũng như không, vẫn làm cho từ vừa là thành tố trực tiếp của nó, vừa là thành tố trực tiếp của câu.
Muốn khắc phục được điều không hợp lý này, phải thừa nhận đơn vị trực tiếp trên từ là ngữ, có dạng ngữ hạt nhân chỉ có một từ nòng cốt, khi từ phụ tạm vắng hết. Theo lý luận hạt nhân tầng bậc đây là trường hợp từ và ngữ trùng nhau ở cơ cấu bên ngoài. Ở cơ cấu bên trong thì từ là ngữ đoạn tĩnh nhỏ nhất, xét theo trục dọc mà ngữ nói chung là ngữ đoạn động nằm trên trục ngang. Ngữ khác từ ở chỗ nó đã được cú pháp chi phối, đã trở thành một thành tố cú pháp, mà từ không thể làm.
Phải chăng thành tố trực tiếp của câu là cụm từ hay nhóm từ, hoặc chủ ngữ hay vị ngữ ? Trái với lý luận cụm từ, có khuynh hướng chỉ xét quan hệ đề thuyết ở cấp câu, thừa nhận có hiện tượng câu nằm trong câu (thường gặp ở một số sách ngữ pháp tiếng Nga) hoặc cho đây là “dùng câu nhỏ làm thành phần câu lớn”. Đi theo hướng này, quả khó xác định khái niệm câu, nhất là đối với những ngôn ngữ không có biến hóa hình thái của từ. Lại có cách phân tích câu nói tới mệnh đề (theo truyền thống ngữ pháp tiếng Pháp, tiếng Anh) gần đây được thay bằng nhiều khái niệm như kết cấu chủ vị, cấu trúc thuyết tính, đơn vị thuyết tính, nhưng không được xác lập thành một cấp cú pháp.
Lý luận hạt nhân tầng bậc cho rằng kết hợp đề thuyết là bước phát triển nhảy vọt, lượng biến thành chất, tạo nên ngữ đoạn thuyết tính chưa kết thúc, gọi là cú, một đơn vị ở cấp chuyển tiếp, độ từ ngữ sang câu, nếu không có nó thì khó lòng phân biệt câu đơn với câu kép. Cú không chỉ có hình thức đơn, mà còn có hình thức kép, chứa trong lòng nó một hoặc nhiều cú con (như đề cú, thuyết cú, bồ cú, định cú…) ở những tầng khác nhau. Cú cũng như ngữ là những ngữ đoạn cấp giữa, nên có hiện tượng ngữ trong ngữ, cú trong cú, hoặc đơn vị này lồng vào đơn vị nọ. Trái lại, không thể có hiện tượng từ trong từ, câu trong câu, bởi từ là ngữ đoạn nhỏ nhất, câu là ngữ đoạn lớn nhất trên bình diện cú pháp.
Như vậy, trong khi lý luận cụm từ cũng như ngữ pháp truyền thống, lấy từ làm đơn vị cơ sở để tập hợp, thì những khuynh hướng mới chủ trương lấy hình vị (hoặc tiếng ở ngôn ngữ tách tiết tính) làm đơn vị gốc để tập hợp thành cấu trúc hay ngữ đoạn.
Do ảnh hưởng của học thuyết F. de. Sassure cho “câu thuộc về lời nói”, “thành ngữ có sẵn thuộc về ngôn ngữ…, nhiều nhà ngữ học đã chia các đơn vị ngữ pháp thành hai loại, một số thuộc diện ngữ ngôn, một số thuộc diện lời nói, hoặc cách khác, đơn vị thuộc cấp độ kết cấu, đơn vị thuộc cấp độ chuẩn, có người cố gắng xây dựng hai hệ thống nhỏ: đơn thuần tổ chức và nửa tổ chức nửa chức năng. Quan niệm này đã vấp phải nhiều mâu thuẫn nội bộ. Đây là chưa nói tới nhiều ý kiến trái ngược, cùng một đơn vị, người xếp vào diện này, kẻ đưa sang diện khác. Và kết quả nói chung, thường làm cho hệ thống, tưởng là đơn giản, nhưng xét cho cùng, là cồng kềnh, phức tạp. Thực tế đã chứng minh kết cấu và chức năng gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời máy móc như vậy. Theo lý thuyết hạt nhân tầng bậc thì hình vị (hoặc tiếng của ngôn ngữ tách tiết tính) cũng như ngữ đoạn các cấp khác nhau từ thấp đến cao từ, ngữ, cú, câu đều nằm ở cả hai mặt của ngôn ngữ: cơ cấu bên ngoài (cụ thể) và cơ cấu bên trong (trừu tượng). Do đó, khi gặp một đoạn văn, thậm chí một văn bản, chỉ một câu có một từ một tiếng, chúng ta có thể dễ dàng giải thích hiện tượng trùng nhau ở cơ cấu bên ngoài của tất cả các cấp từ đơn vị lớn ở bình diện thượng cú pháp đến đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất: đoạn >= câu >= cú >= ngữ >= từ >= tiếng.
Sở dĩ trong ngữ học thế giới có nhiều hệ thống ngữ pháp, chính là vì có nhiều quan niệm về đặc trưng cấu tạo, về thành tố, quan hệ giữa các thành tố, về ranh giới, chức năng, vị trí, cấp bậc từng đơn vị trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ. Hệ thống các đơn vị ngữ pháp có vô vàn. Nhưng chung quy cũng chỉ có mấy con đường chính, có thể tổng kết lại, căn cứ vào những điểm chốt sau đây:
1. Có tách rời và đối lập kết cấu với chức năng, ngữ ngôn với lời nói, để phân chia các đơn vị ngữ pháp ra làm hai loại thuộc hai bình diện như thế hay không ?
2. Chọn đơn vị nào (từ hay hình vị) làm đơn vị gốc để tập hợp lại thành những đơn vị lớn và phân thành cấp bậc lớn, bé, cao, thấp ra sao.
3. Nhìn nhận và giải quyết các mối quan hệ cú pháp như thế nào? Đánh đồng các mối quan hệ hoặc đối lập quan hệ liên hợp vớI những quan hệ khác hay phân biệt trước tiên quan hệ đề thuyết với những quan hệ khác.
Nhìn nhận đúng và giải quyết tốt các mối quan hệ chằng chịt trong đó, chúng ta sẽ tìm ra một hệ thống các đơn vị hợp lý. Mà hệ thóong tối ưu phải là một hệ thống không phức tạp, cồng kềnh nhưng điều quan trọng bậc nhất là phải nhất quán, tránh được những mâu thuẫn trong nội bộ của hệ thống, cả về mặt lý luận cũng như thực hành.
Tác giả: Lưu Vân Lăng